fbpx
skip to Main Content
Vovinam Schools
Le Sang Library
Vovinam Home
Vovinam University International

Mục Lục

Chương 1: Thời niên thiếu

Chương 2: Đến với võ đạo

Chương 3: Theo Sáng Tổ vào Nam

Chương 4: Lãnh trách nhiệm Chưởng Môn

Chương 5: Từ iệt Võ Đạo đến Nhân Võ Đạo

***************************************************

Chapter 1 – Thời niên thiếu

Tôi ra đời vào mùa thu năm 1920 trong một gia đình nề nếp sinh sống cạnh hồ Trúc Bạch. Dạo đó nơi đây còn rất hoang vu, ven hồ toàn là đường đất cây cối um tùm rậm rạp nên người lớn thường thêu dệt những chuyện ma quái để dọa bọn trẻ con chúng tôi. Quê tôi là làng Yên Viên, một trong năm xã ngoại thành Hà Nội. Tương truyền rằng sau khi bình định được đất nước, vua Lê Lợi dời đô từ Lam Kinh (Thanh Hóa) về Thăng Long, những người thân cận nhà vua đã cùng kéo về định cư lập thành năm xã bao bọc ở ngoại thành để bảo vệ nhà vua. Đó là Yên Thành nằm sát cổng phía Bắc, Yên Ninh ở mé Đông, làng tôi Yên Viên nằm giữa, Yên Canh ở phía ngoài trấn giữ cửa Bắc và bên trên nữa là Yên Phụ. Tất cả vùng này về sau được gọi là khu Ngũ Xã là vì vậy.

Gia đình tôi gốc ở Thanh Hóa nhưng tôi chưa bao giờ có dịp về thăm nơi này. Cụ thân sinh của bố tôi tên Lê Văn Thành có bốn người con, gồm người con gái lớn mà bố tôi gọi là chị Cả rồi đến bác tôi tên Lê Văn Vinh, sau đó là bố tôi tên là Lê Văn Hiển (vì là con thứ ba nên được gọi là ông Ba) và một cô con gái em Út của bố tôi.

Khi tôi vừa lớn lên thì bác Cả và cô Út đều qua đời, do đó tôi không còn nhớ được tên của cả hai người.

Mẹ tôi tên Nguyễn Thị Mùi quê ở làng Ninh Tập, Hưng Yên. Bên họ ngoại tôi sinh sống tại Ô Đông Mác (khu Thanh Xuân bây giờ) thuộc ngoại ô Hà Nội.

Tôi là con trai lớn trong gia đình. Năm tôi lên chín mẹ tôi mới sinh thêm một cô con gái đặt tên là Lê Thị Xuất, rồi tám năm sau đó em út tôi là Lê Thị Dư mới ra đời, em nhỏ hơn tôi đến 17 tuổi.

Bố mẹ tôi sinh cùng năm (1887) nhưng không cùng tôn giáo. Gia đình bên nội tôi theo đạo gia tiên, còn bên ngoại tôi theo Công giáo. Thời bấy giờ khác tôn giáo mà lấy nhau thì khó lòng tránh các trở ngại, gặp phải nhiều khó khăn, nhưng mẹ tôi vì yêu quý cha tôi nên đã vượt qua tất cả và chu toàn nhiệm vụ đối với họ nhà chồng.

Tuy có đạo nhưng mẹ tôi không bao giờ quên việc cúng kiến trong những ngày giỗ Tết và ghi nhớ những ngày giỗ để báo cho bố tôi. Còn bố tôi thì khi còn bé tôi vẫn nghĩ rằng bố không bao giờ nhớ đến những kỳ giỗ chạp trong gia đình, nhưng thực ra không phải như thế, bằng chứng là bố tôi nhớ kỹ những ngày giỗ cả bên họ ngoại để nhắc nhở mẹ tôi. Mỗi khi có giỗ chạp tôi theo mẹ về bên ngoại từ sáng sớm, khoảng 12 giờ trưa mọi người trong gia tộc tề tựu về để đọc kinh và ăn uống thì bố tôi bao giờ cũng có mặt trước đó khoảng một tiếng đồng hồ.

Bố tôi theo Nho học nhưng không chọn con đường khoa bảng. Cụ sống thụ động như phần lớn người Việt Nam lúc bấy giờ, ai cũng bài Pháp nhưng ít người dám chống đối một cách công khai. Bố tôi bày tỏ thái độ bài Pháp tiêu cực bằng cách không chịu đóng thuế thân để có được tờ giấy chứng nhận có gía trị như chứng minh nhân dân hiện nay. Việc làm này có phần nguy hiểm, nếu bị tố cáo có thể đi tù như không.

Khi lên sáu, tôi được bố dạy chữ Nho trong hai năm, sau đó cụ cho tôi đi học chữ quốc ngữ ở lớp học tư vì nhận thấy chữ Nho không còn thông dụng. Mười bốn tuổi tôi học xong bậc tiểu học, muốn lên trung học phải xin vào trường Nhà nước. Bấy giờ ở gần nhà tôi có trường Yên Thành (nay là trường Việt Nam-Cuba), nhưng vì bố tôi không có giấy thuế thân nên tôi không được vào học ở nơi này. Thế là con đường chữ nghĩa của tôi xem như gián đoạn từ đây.

Trong khi đó bác Lê Văn Vinh của tôi có ba người con gồm một trai và hai người con gái. Anh Quang là con trai duy nhất học đến bậc trung học ở trường Yên Phụ thì bị ốm thình lình rồi chết. Trong dòng họ Lê chỉ còn mình tôi là con trai nên ai cũng qúy. Sau khi anh Quang mất bác Vinh muốn nhận tôi làm con nuôi và cho đi học vì bác có giấy thuế thân, nhưng bố mẹ tôi lại không đồng ý.

Lúc bé tôi rất to và khoẻ, một lần trong khi chơi giỡn với trẻ con hàng xóm, một đứa bé tưởng nhầm tôi đánh anh nó bèn chạy về kêu cả gia đình mang gậy gộc ra. Có người trông thấy đến báo cho nhà tôi hay, thế là bác Vinh và bố tôi chạy ra. Bác tôi vốn giỏi võ -–có thời đã sang Trung Quốc thượng đài tỉ thí – Nên hùng hổ xông vào hét: “Thằng nào dám đánh cháu tao, chấp cả gia đình nó ra đây.”

Trong khi đó bố tôi lại véo tai tôi bắt phải về nhà. Lúc đó tôi giận lắm, trong khi bác tôi hăng hái bênh vực tôi thì bố tôi lại chẳng có thái độ nào đứng về phía con cái. Nhưng dần dà tôi nhận thức đó là một đức tính của bố tôi luôn hoà nhả với mọi người cũng như với bà con chồm xóm, không baogiờ để xảy ra chuyện xích mích, nhờ vậy mà sau này tôi học hỏi và thừa hưởng được tính cách đó để xử sự trong cuộc sống.

Hàng ngày tôi được bố cho vài xu để ăn xôi hoặc quà bánh nhưng tôi chỉ dùng một trinh (tức 1/20 xu) là đủ no. Hồi ấy một tô phở lớn gía ba xu, tô bé chỉ có hai xu. Tôi tiết kiệm chỉ ăn xôi cònnợ nhưng nhờ tính hiếu hoà của bố truyền lại nên vẫn  tiền dư thì xâu thành một dây tiền xu buộc vào bụng. Bây giờ mà làm thế sẽ bị coi là lố bịch nhưng lúc đó tôi cho là oai lắm! Cạnh nhà tôi có một ông hàng xóm nhỏ tuổi hơn bố nên tôi gọi bằng chú, ông vốn nghiện thuốc hiện, thấy tôi có tiền nên hỏi vay. Tôi biết ông không có khả năng trả nợ nhưng nhờ tính hiếu hoà của bố truyền lại nên vẫn đưa. Tôi cũng không nói cho bố mẹ biết, coi như đã tiêu hết tiền thế thôi.

Bố tôi là người có tư tưởng phóng khoáng, không áp đặt con cái điều gì cả. Lúc bé tôi thường theo mẹ đi lễ nên thuộc nhiều kinh đạo đến độ bên ngoại cũng khen ngợi, ngồi nghe các cụ giảng kinh cho con cháu, thỉnh thoảng tôi còn bổ sung một vài điều bị bỏ qua.

Bên họ ngoại rất cưng chìu tôi vì thuở nhỏ tôi thuộc loại xinh trai mà tính tình lại hiền lành, không bao giờ nghịch ngợm, lại thường xuyên theo mẹ đi lễ nhà thờ. Việc bố tôi không theo đạo thường bị bên họ ngoại chê bai dè bỉu. Trước thái độ có phần quá khích đó bố tôi luôn giữ được bình tĩnh, không bao giờ phản ứng khiến tôi rất khâm phục. Chính thái độ đó của bên ngoại đã khiến tôi không thích theo đạo.

Tất cả mọi người bên họ ngoại đều quý tôi và mong muốn tôi theo công giáo nhưng tôi tìm cách thoái thác một cách nhẹ nhàng: “Đạo nào cũng dạy con người ăn theo lẽ phải. Cháu có điều gì sơ xuất xin các chú bác cô dì cứ dạy bảo, còn việc theo đạo xin cho cháu được từ từ…”

Các cụ cũng chinh phục tôi rất khéo léo: “Việc đưa cháu đến với đạo cũng giống như cô bác có một thức ăn ngon muốn chia cho các cháu. Tôn giáo là món ăn bổ dưỡng về tinh thần. Cô bác quý anh, nếu có món ăn ngon mà giữ ăn một mình thì anh nghĩ thế nào?”

Tôi thưa: “Các cô, các chú bác thương cháu, cháu rất biết ơn. Nhưng có điều người lớn thì thích những món cay, món đắng, mà trẻ con thì thích ngọt bùi, thích ăn chua, khẩu vị có khác nhau.”

Các cụ cười bảo: “Cái món ngon mà không biết tại sao cháu cứ bảo là cay đắng, ăn không được.”

May mắn là mọi người cũng thông cãm mà không ép, phần tôi thì luôn tuân thủ đầy đủ những lễ nghi của bên ngoại nên không ai có thể trách móc được gì. Tôi có được bài học đầu đời từ tính hiền hòa của bố tôi là như vậy. Đó là kinh nghiệm mà tôi vẫn áp dụng trong cuộc sống, một mặt phải thuận theo lẽ đời, sống phù hợp với hoàn cảnh để tồn tại nhưng một mặt cũng giữ vững lập trường của mình.

Do tôi không thể tiếp tục học chữ được nữa nên bố tôi cho đihọc nghề đóng giày rất phát triển, nhất là loại giày “mule” có gót cao, mặt giày thêu hình rồng phượng mỹ thuật. Ngày xưa thợ thủ công còn hiếm nên các hiệu đóng giày tân thời rất cần thợ biết kỹ thuật và trả lương hậu hĩnh.

Ở Hà Nội có ông Tác là thợ giỏi bậc nhất nhưng chỉ truyền nghề cho con cháu trong gia đình. Thật ra chẳng qua công việc này còn mới mẻ lúc bấy giờ mà chỉ có ông là người thông thạo cách làm chứ cũng chẳng phải tài năng hơn người. Ai nắm được kỹ thuật dần dà cũng sẽ giỏi như ông thôi. Ông Tác có người cháu là anh Lân được truyền nghề này về sau trở thành bạn rất thân của tôi.

Thấy không có hy vọng gì gởi con cho người này, bố tôi xin ông Khôi – cũng là thợ đóng giày giỏi nổi tiếng của Hà Nội, chỉ kém ông Tác – nhận tôi vào học nghề trong hai năm. Gia đình đóng tiền cơm cho tôi ăn ở luôn tại nhà thầy, vừa học nghề vừa làm mọi việc trong nhà, từ xách nước đến đun củi và làm việc vặt giống như đầy tớ.

Thế là từ năm 14tuổi tôi vâng lời bố đi học nghề. Tôi vốn hiền lành, tướng mạo trông cũng dễ coi nên ở đâu cũng được mọi người quý mến. Thợ ngày xưa tham công việc, mùa đông trời rét, ông chủ đi nghỉ sớm còn thợ phụ vẫn miệt màilàm thâu đêm. Ông chủ chỉ làm những công đoạn chính, còn các việc phụ giao hết cho đám thợ học việc, có khi làm đến ba bốn giờ sáng mới đi ngủ mà tám giờ sáng ông chủ thức dậy thì phải dậy theo.

Khi tôi mới đến học nghề, thầy Khôi có một thợ học việc gần hai mươi tuổi theo ông mấy năm sắp ra nghề. Ông thầy rất thương tôi nên dặn dò anh thợ phụ: “Mày thức khuya làm thêm, cho em đi ngủ sớm vì nó còn bé.”

Rồi ông nói riêng với tôi: “Nếu nó không cho con ngủ sớm thì ngày mai mách bác, bác cho nó một trận.”

Đáng nhẽ phải chỉ dẫn từ từ, đằng này anh lại đùn đẩy mọi việc cho tôi, bắt phải thức khuya làm thêm cho anh đi ngủ sớm. Tôi không phản ứng và cũng không mách lại với thầy mà cứ nhẫn nhục làm mọi chuyện anh sai bảo. Chính nhờ tính chịu đựng và cần mẫn đó mà tôi chống thạo việc.

Khi anh thợ ra nghề thì tôi cũng đã thạo việc. Hàng đêm thầy Khôi đi ngủ lúc tám giờ tối, tôi tiếp tục làm việc đến một hai giờ sáng. Trong khi ó anh Lân làm việc bên ông Tác, anh vốn chậm chạp nên công việc luôn bị ứ động, vì thế thỉnh thoảng tôi thường ghé qua làm giúp anh vào buổi sáng sớm. Khi ông Tác bắt đầu làm việc tôi vẫn còn tiếp tục phụ cho Lân thêm mươi, mười lăm phút nữa. Nếu nhận thấy tôi cố tình tìm cách học lớm nghề thì có lẽ ông đã không đồng ý cho tôi được có mặt ở bàn làm việc riêng của ông, nhưng lúc nào cũng thấy tôi chỉ cậm cụi làm xong việc rồi ra về nên ông không chú ý, điềm nhiên làm việc trước mặt tôi. Do vậy dù không cố tình tôi vẫn biết được một vài bí quyết kỹ thuật của ông rồi về áp dụng thử. Khi thấy tôi thực hiện được những kỹ thuật mới này, thầy tôi hết sức ngạc nhiên.

Tôi học nghề trong mấy năm được thầy Khôi rất thương. Tôi cũng quí thầy và nhận xét thấy phương pháp của thầy áp dụng là không hợp lý nhưng dù thế tôi vẫn không chê bai thầy. Tôi nghĩ sau này khi ra nghề tôi sẽ áp dụng cách làm của tôi.

Sau bốn năm học nghề, đến năm 18 tuổi tôi đã trở thành một trong những thợ giỏi nhất. Tôi làm việc cho tiệm giày Quận Chúa, một cửa hiệu nổi tiếng ở phố Hàng Ngang lúc bấy giờ, bình thường lương thợ giày chỉ khoảng 20 đồng một tháng nhưng riêng tôi được trả đến gần 50 đồng. Gia đình người chủ tiệm đối với tôi rất tốt. Những người thợ khác cùng làm chung cóngười ngang tuổi với bố tôi nhưng vẫn gọi tôi là bác để bày tỏ lòng tôn trọng vì tôi luôn tận tình chỉ dẫn cho họ.

Mặc dù kiếm được nhiều tiền nhưng do ngày xưa không chú ý đến chuyện bồi dưỡng tẩm bổ nên côngviệc mệt nhọc cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đầu năm 1939, một hôm đang ngồi làm việc tôi bị trúng gío, khi đứng lên đột nhiên bị ngã qụy xuống. Lúc tỉnh dậy, đầu óc tôi vẫn minh mẫn nhưng lại bị tê liệt cả người, sau đó không thể đi đứng bình thường được nữa, tay chân dần dần co lại.

Gia đình tôi nghèo nhưng cũng cố gắng chạy chữa thuốc men cả Đông y lẫn Tây y, ai bày gì đều nghe theo nấy. Cả họ chỉ có tôi là con trai nên mọi người xúm vào lolắng, người này mua cho mấy thang thuốc, uống được một thang lại có người mách thốc khác. Thuốc ta còn dễ mua, còn khi cần hai loại thuốc âu dược đặc trị cho bệnh của tôi thì không sao tìm thấy ở thị trường.

Ông chủ tiệm giày Quận Chúa bèn nhờ người thân trong gia đình làm bác sĩ tại bệnh viện Phủ Doãn mua iúp cho tôi, nhờ uống thuốc này mà bệnh tình tôi thuyên giảm nhiều.

Trong cả năm trời bị bệnh phải nằm một chổ, tôi tranh thủ đọc rất nhiều sách để học hỏi têm. Tôi mê nhất những bộ truyện Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc Chí, Thủy Hử, đặc biệt những anh hùng hảo hán trong Thủy Hử lôi cuốn tôi nhất.

Tôi nghiệm ra rằng những nhân vật giang hồ trong bộ truyện này không có ai xuất chúng, nhưng nhờ cùng hợp lực với nhau theo đuổi mục đích chung “tế thiên hành đạo” nên đạt được thành công. Kể cả nhân vật Tống Giang tuy là người hào hiệp nhưng cũng không có gì nổi bật, xuất thân làm Huyện Lại sau đó phạm tội rồi trốn đi. Ông cũng không phải là người tài giỏi, chẳng qua vì đảm nhận trách nhiệm của người đứng đầu nên được tôn xưng là Minh Công. Ông thành công trong việc chỉ huy nhờ sự sáng suốt và thu phục được nhân tâm hơn là tài năng thật sự.

Tôi đi đến kết luận rằng một cá nhân chẳng là gì cả, dù giỏi đến đâu cũng chỉ làm được một phần công việc, cái chính là phải biết sử dụng năng lực của những tài năng chung quanh, cho dù trong số đó không có ai phi thường nhưng nếu cùng chung sức chung lòng theo đuổi một mục đích thì sẽ thành công. Bộ sách Thủy Hử đã cho tôi một ý niệm rất tốt để áp dụng trong công việc về sau này.

Tôi cũng thuộc làu bộ Đông Chu Liệt Quốc đến độ về saucó nhà phê bình sách khi trao đổi bàn luận cũng phải ngạc nhiên về trí nhớ của tôi. Pho truyện này phản ảnh đầy đủ tất cả mọi sự việc cũng như mọi cảnh ngộ trong đời sống. Và tôi cũng đã rút ra nhiều bài học về việc ứng xử cũng như cách giải quyết nhiều tình huống từ quyển sách này. Tuy nhiên mỗi thời đại tâm lý xã hội có khác nhau do đó việc áp dụng phương cách giải quyết không phải cứ rập khuôn là được mà phải linh động theo từng thời, những sự việc trong sách chỉ gợi cho mình một hướng để giải quyết.

Suốt thời gian nằm dưỡng bệnh, đầu tiên tôi đọc sách võ hiệp, trinh thám, tiểu thuyết rồi dần dần đọc các loại sách về tư tưởng.

Những năm này chiến tranh bắt đầu căng thẳng, cuộc sống trở nên khó khăn, mọi người cũng bớt chưng diện mua sắm. Lúc bấy giờ vật gía đắt đỏ hơn nên nếu trước đó mỗi tháng chỉ cần khoảng hai ba chục đồng là đủ sống thì nay chừng ấy tiền lại không sống nổi với gía cả ngày càng leo thang.

Mấy người thợ cùng làm chung tới hỏi ý kiến tôi về việc xin tăng lương. Tôi đề nghị họ cân nhắc kỹ xem mức tăng tối thiểu là bao nhiêu để có thể sống được thì xin đúng chừng ấy, đừng nên đưa lên cao để chủ hạ xuống rồi cũng phải chấp nhận. Đó là nguyên tắc xử sự của tôi. Thế nhưng các ông ấy không nghe theo, một mực yêu cầu tăng lương 30%, đến khi chủ thương lượng chỉ tăng 20% họ cũng chấp thuận. Khi nghe nói lại tôi rất bất bình. Những người thợ vẫn có thói quennhư thế, chẳng hạn khi túng thiếu cần vay mười đồng họ phải hỏi mượn 30 đồng để chủ bớt lại là vừa. Riêng tôi không bao giờ xử sự như vậy mà luôn cân nhắc thận trọng trong từng việc, cần bao nhiêu nói bấy nhiêu. Nếu tôi hỏi vay 30 đồng mà chủ chỉ đưa 10 đồng thì tôi không nhận vì không đủ khoản tiền tôi thực sự cần.

Ông chủ tiệm đã tìm cách chạy vạy lo mua thuốc men, giúp đỡ tôi tận tình, tôi mang ơn ông đồng thời nợ ông tiền thuốc. Nhưng tính tôi luôn muốn rạch ròi mọi chuyện, tiền nợ tôi hứa sẽ trả ngay khi tôi đi làm nhưng ngược lại tôi xin tăng lương đủ 30% thì mới làm việc.

Tôi chưa khoẻ hẳn, còn đi tập tễnh nên xin chỉ làm một buổi, ông chủ đồng ý mọi điều kiện của tôi, vì lúc bấy giờ thợ giỏi rất quí và hiếm. Do thời cuộc khiến công việc làm ăn bị khó khăn, chứ hồi đó người chủ nào cũng nể nang và quí trọng thợ kỹ thuật, thậm chí có người thợ còn đòi hỏi ông chủ phải ngồi tiếp cơm họ mới chịu làm.

Nghe theo lời khuyên của gia đình, tôi tìm thầy học võ với mục đích tập luyện để phục hồi sức khoẻ và đi đứng bình thường trở lại. Kinh nghiệm cho thấy thuốc men chỉ điều trị khỏi bệnh chứ không làm cho khoẻ hẳn được. Duyên may đưa tới, tôi đến với lớp Vovinam tại Trường Sư Phạm (Ecole Normale) do võ sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc giảng dạy.

Chapter 2 – Đến với Việt Võ Đạo

Dáng người dong dỏng cao, mắt sáng, trán rộng, cầm nở, nét mặt cương nghị, nụ cười hiền hòa biểu thị cho một tính cách cởi mở và khoan dung: đó là hình ảnh của thầy Nguyễn Lộc đã gây ấn tượng tốt đẹp trong tôi ngay lần đầu gặp gỡ.

Ông sinh ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Tý (24-5-1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây), con truởng trong một gia đình năm anh chị em (ba trai và hai gái). Thân phụ ông là cụ Nguyễn Đình Xuyến và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hòa.

Gia tộc cụ ông sinh sống làm ăn lâu đời tại làng Hữu Bằng, sau đó vì sinh kế và muốn tiếp xúc với đời sống văn minh thành thị, cụ chuyển gia đình về Hà Nội ngụ tại đường Harmand Rousseau (phía sau chợ Hôm).

Khi con trai đầu lòng đến tuổi đi học, cụ ông về tận làng cũ đón một vị lão võ sư lên Hà Nội khai tâm cho con mình những thế võ và vật dân tộc để rèn luyện sức khoẻ và phòng thân.

Sinh ra và lớn lên dưới thời đất nước bị thực dân thống trị, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của người thanh niên đối với dân tộc, ông Nguyễn Lộc nung nấu ý tưởng rèn luyện một đội ngũ thanh niên khoẻ mạnh, có khả năng dụng võ, với tâm hồn yêu nước và mang tâm nguyện giúp ích cho xã hội.

Nhờ sự khuyến khích của thân phụ lại có năng khiếu về võ thuật cộng thêm tư chất thông minh, ông đã nỗ lực tự rèn luyện. Ông thường xuyên đến tham quan các võ đường, mạn đàm cùng một số võ sư thời danh để tìm hiểu thêm về mọi môn võ thuật. Ngoài việc trau giồi học vấn và đạo đức, ông còn chịu khó sưu tầm, nghiên cứu và luyện tập hầu hết các môn võ lúc bấy giờ. Nhận thấy mỗi môn võ đều có ưu điểm, đặc điểm riêng, song ông cho rằng chưa có môn nào hoàn toàn phù hợp với thể tạng mảnh khảnh nhỏ bé của người Việt. Ý thức được rằng trong mọi cuộc chiến đấu thì tinh thần và danh dự vẫn là hai yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại, do đóông muốn tìm ra một phương pháp tự vệ của người Việt Nam tiêu biểu cho tinh thần tự chủ bất khuất, để khi chiến đấu phát huy được hùng khí và lòng tự hào dân tộc.

Cuối cùng Sáng Tổ tìm ra con đường riêng, hình thành ý niệm Cách Mạng Tâm Thân, tức làcon đường đào tạo những con người khoẻ mạnh cả về Tâm và Thân, gầy dựng ý thức vươn lên tự hoàn thiện bản thân về cả Tâm-Trí-Thể để có đầy đủ khảnăng, đức độ, sẵn sàng phục vụ xã hội.

Về Võ thuật thì ông lấy nền tảng từ môn võ và vật cổ truyền dân tộc đồng thời rút tỉa những ưu điểm, gạn lọc tinh hoa các môn võ trên thế giới, hệ thống hoá để sáng tạo ra một môn phái riêng đặt tên là Vovinam (Võ Việt Nam rút gọn), một danh xưngViệt Nam được quốc tế hoá.

Tên Vovinam có hai nghĩa: (1) Võ Thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật) và (2) Võ Đạo Việt Nam (Việt Võ Đạo). Trước hết phải trải qua trình độ “Thuật” về chuyên môn, thực dụng, sau đó tiến đến trình độ “Đạo” Tổng quát và toàn diện, trong đó có cả chuyên môn, thực dụng ở cấp cao.

Cuộc nghiên cứu hoàn tất vào năm 1938, với kỹ thuật võ rất đơn giản, hữu hiệu mà dễ tập, dễ áp dụng nhưng rất cương mãnh dữ dội, đặt nặng tính tốc chiến tốc thắng. Phương pháp huấn luyện chú trọng nhiều về ngoại công thân thép, tốc lực, sức chịu đựng và sức bền.

Người học trò đầu tiên của sáng tổ Nguyễn Lộc là nhà khoa học nổi tiếng Tạ Quang Bửu (sau năm 1954 là Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp, nay đã qua đời). Nhà ông Lộc bán củi nên hàng ngày khi bổ củi ông chọn một khúc cây thật to rồi cầm rìu bổ một nhát tét làm đôi. Ông Tạ Quang Bửu đi ngang qua thấy một cậu trẻ tuổi có sức khoẻ lạ thường thì rất thích. Đến khi trò chuyện lại biết thêm cậu này chẳng những am tường võ thuật lại nghiên cứu cả về cơ thể học. Sáng Tổ tuy nghiên cứu và luyện tập thấu đáo võ thuật nhưng chưa hề dạy ai, ông Bửu bèn xung phong làm môn sinh đầu tiên: “Thôi bây giờ cậu dạy cho tôi đi.” Ông Bửu chỉ theo học một thời gian ngắn nhưng luôn khuyến khích Sáng Tổ phổ biến môn võ này cho thanh niên. Nhờ đó mà Sáng Tổ có được tự tin nên bắt đầu dạy cho bạn bè đồng môn ở trường Bưởi và một số thân hữu trong gia đình.

Hơn một năm sau, vào mùa thu 1939, lớp võ sinh đầu tiên chính thức ra mắt công chúng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Cuộc biểu diễn thành công rực rỡ nên Sáng Tổ được bác sĩ Đặng Vũ Hỷ, Chủ tịch Hội Thân Hữu Thể dục Thể thao mời cộng tác, tổ chức những lớp võ đầu tiên công khai cho thanh niên Hà Nội.

Đầu năm 1940, ba lớp dạy võ thuật cùng được tổ chức gồm lớp võ Vovinam của thầy Nguyễn Lộc, gậy (baton) và ghế do võ sư Cung Quang Nhâm dạy, còn lớp dạy quyền Anh do võ sư Nguyễn Đình Quỳnh, vô địch môn nàychủ trì.

Tôi cùng hai người bạn thân là Đặng Bỉnh và Đặng Bảy cùng đến ghi tên, dự định mỗi người học một môn: tôi học Vovinam, hai anh bạn một người học quyền Anh, một người học gậy và ghế. Nhưng rồi hai lớp kia không có học trò, chỉ có lớp Vovinam qui tụ nhiều môn sinh nên cuối cùng ba chúng tôi đều học môn võ này.

Khi bắt đầu học võ tôi chỉ cân nặng 35 ký, vậy mà sau sáu tháng tôi tăng lên được 50 ký, sức khoẻ hồi phục rất nhanh. Trong tặp luyện, tôi là người rất gan lì và riêng thế ngã thì tôi rất giỏi. Chỉ sau sáu tháng tôi đã được thầy cho biểu diễn lần đầu tiên. Đến với môn võ Vovinam tôi rất hào hứng lại vinh dự được thầy chỉ định biểu diễn, đó là điều bất ngờ với tôi, vì khi học võ tôi chỉ nhắm đến việc chữa bệnh.

Trong thời gian học võ tôi tìm ra bí quyết luyện tập và sau này đem áp dụng vào bất kỳ công việc nào khác trên đời. Khi tập môn tấn tay, dùng sức tấn tập cho tay cứng cáp, tôi luyện đấu với một anh lớn tuổi và khoẻ hơn mình nhiều nên luôn luôn bị thua, dù cố mấy cũng không thắng được anh. Tôi rất tự ái vì mang tiếng có ông bác giỏi võ mà cứ thua hoài nên phải ráng thắng được một lần danh dự. Hôm đó tôi quyết tâm cố gắng hết sức mình để chiến thắng. Chúng tôi tấn tay cho đến lúc tôi đau quá sắp phải chịu thua nhưng rồi tôi tập trung sức lực cố chịu đựng thêm chút nữa, quả nhiên lần ấy tôi thắng.

Từ đó tôi tìm ra bí quyết, biết rằng sứclực anhnày tuy có hơn tôi nhưng không nhiều, chỉ cần tôi nổ lực vượt chính mình một chút là được. Cũng giống như trước đây trong khi học nghề, tôi đã khám phá ra chính phương pháp làm việc là quan trọng và mang tính quyết định, nay việc tập võ cũng quan trọng ở phương pháp, dù tập nhiều mà không có phương pháp thì cũng không đi đến đâu cả.

Từ sau lần đó tôi luôn luôn thắng trong những cuộc thi đấu, dù đau đến mấy cũng cố sức thêm, hễ khi sắp thua thì tôi tập trung sức lực cố lên một chút là thắng được. Thêm một điểm nữa là tôi biết cách ngã rất khéo, người ta quật một cái là tôi tung người theo ngay. Nói về chuyên môn trong nghề võ, nhìn người ta đi thế võ đẹp quá nhưng khi họ vừa tóm lấy tay mình mà mình tung người lên ngay thì có khi ngã đè chết người ta. Đánh là đánh giả, đòn cũng là đòn giả, cho nên cái ngã đẹp là biết canh đúng lúc đúng thế chứ không phải chỉ biết dùng sức mạnh. Người té giỏi là người biết té đúng cách. Tôi canh đúng lúc người ta kéo lên thì mới tung người, kéo mạnh tôi tung mạnh, kéo nhẹ tung nhẹ, chưa kéo thì tôi không tung. Đó không chỉ là phương pháp tập võ mà còn là cả một quan điểm xử thế của tôi trong suốt cuộc đời.

Lớp học võ tổ chức ở sân Trường Sư Phạm, trước khi vào học huấn luyện viên và học viên chạy xung quanh sân bãi vài vònglàm nóng rồi tập 10 thế thể dục. Đầu tiên thầy Sáng Tổ đứng làm mẫu, sau đó chọn vài học viên dáng vẻ cao lớn và tiếng hô tốt đứng ra trước để thầy sửa cho mọi người xem.

Lúc bấy giờ lớp võ chưa có huấn luyện viên nên phải chọn những người ở lớp thể dục thẩm mỹ, tuy họ mới học võ vài tháng nhưng nhờ có dáng ẻ dễ coi nên được học viên tinh tưởng. Thế là lớp võ Vovinam có mấy võ sinh tướng mạo rất đẹp và tiếng hô oai dũng, nhất là một anh tên Khải (sau này đổi tên là Phạm Cương, chỉ huy phó Công Binh tuyến đường Trường Sơn, nay là Đại Tá hồi hưu). Tiếng hô của anh Khải lanh lảnh vang dội cả hội trường.

Những buổi trình diễn của Vovinam thường tổ chức ngoài sân, quan khách lẫn khán gỉa đều làm lễ trước khi bắt đầu. Một hôm có ông Ducoroy, một quan chức người Pháp đến chủ tọa buổi biểu diễn. Ông này là người chịu trách nhiệm điều khiển các hoạt động thể tao, cho đến nay nhiều người vẫn còn nhắc đến những cuộc đua xe đạp vòng quanh Đông Dương do ông tổ chức thời đó.

Hôm ấy trời mưa lại có quan chức người Pháp đến dự nên Sáng Tổ không cho môn sinh “nghiêm lễ” ngoài sân như thường lệ mà cho đặt bàn thờ Tổ quốc bên trong hậu trường, sau khi lễ xong mới ra ngoài biểu diễn. Ngày nay việc làm lễ trước bàn thờ Tổ quốc là chuyện bình thường nên khó hình dung được cảm giác của chúng tôi lúc đó, việc này tác động rất mạnh vào tinh thần dân tộc và quốc gia trong môn sinh.

Thời bấy giờ thanh niên chúng tôi đi ra đường gặp người Pháp là đã e dè rồi chứ không có được sự bình đẳng như hiện nay. Cho nên ai dám tỏ thái độ coi thường người Pháp đều được mọi người khâm phục, vì vậy bản thân tôi cũng rất nể trọng thầy qua sự việc này.

Mục đích đầu tiên của tôi khi đến với võ thuật là để chữa bệnh. Sau một thời gian sức khoẻ được cải thiện rõ rệt, tôi càng say mê học võ, rồi dần dà ngày càng thấy mình gắn bó với môn võ này hơn. Kể từ đó mỗi năm tôi chỉ làm sáu tháng, thấy đã đủ tiền chi tiêu cho cả năm thì không làm nữa, thời gian còn lại tôi dành để trau giồi võ thuật và đọc thêm sách vỡ.

Để học võ cho giỏi, tôi cho rằng chẳng cần bí quyết gì mà chỉ cố gắng vượt hơn bản thân thì sẽ chẳng thua ai cả. Không chỉ chuyên học võ, trong đời tôi dù làm việc gì cũng đầu tư hết khả năng tâm trí vào, lúc đầu làm chưa thành công thì vận dụng suy nghĩ, nếu có trở ngại cứ tạm ngừng rồi tiếp tục làm vào lúc xét thấy thuận tiện. Tôi chỉ là người bình thường, thậm chí còn thua kém nhiều người về mọi mặt từ sức khoẻ đến tri thức, chỉ nhờ ý chí và quyết tâm cao mà luôn đạt được kết quả tốt trong công việc.

Tôi bắt đầu học võ vào năm 1940 khi được 20 tuổi. Thời ấy thanh niên ở độ tuổi này đều đã lập gia đình, riêng tôi quá say mê võ thuật nên không nghĩ ngợi gì đến chuyện ấy.

Vào năm 1942, phong trào chống Pháp công khai phát triển bắt đầu từ vụ đụng độ giữa sinh viên Pháp với sinh viên Việt Nam tại trường Đại Học Hà Nội cũng như với công chức tại Sở Canh Nông. Trong các cuộc đụng độ này thì sinh viên và viên chức cùng với môn sinh Vovinam là lực lượng chủ xướng. Vì thế thực dân Pháp ra lệnh đình chỉ các lớp võ thuật tại trường Sư Phạm và cấm ông Nguyễn Lộc hoạt động. Lúc này người Pháp ra đường bắt đầu e sợ người Việt vì lơ mơ có thể bị ăn đòn.

Tuy vậy Sáng Tổ vẫn bí mật dạy một số môn đệ tâm huyết ở nhà riêng và phát động phong trào công khai chống Pháp trong quảng đại quần chúng.

Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Bảo Đại uỷ nhiệm cho Trần Trọng Kim thành lập Chính Phủ, cử Tổng Đốc Phan Kế Toại làm Khâm Sai Bắc Bộ, Nguyễn Văn Sâm làm Khâm Sai Nam Bộ và bác sĩ Trần Văn Lai làm Đốc Lý Hà Nội.

Thời kỳ này lực lượng viên chức Nhà Nước chịu trách nhiệm giữ trật tự an ninh cho thành phố Hà Nội nhưng trên thực tế còn có cả sinhviên hướng đạo sinh, môn sinh Vovinam cũng như các tầng lớp thanh niên và quần chúng. Nhưng trong việc điều khiển trật tự thì nhóm Vovinam luôn nổi trội hơn cả, chuyên đứng ra điều động mọi người.

Tháng 8 năm 1945, các môn sinh Vovinam cùng với các lực lượng quần chúng tổ chức cuộc biểu tình khổng lồ tuần hành qua các đường phố lớn để bày tỏ ý chíbảo vệ độc lập đất nước. Sau đó cuộc biểu tình biến thành mít tinh ủng hộ Mật trận Cứu Quốc Việt Minh. Bài “Tiếng gọi sinh viên” của Lưu Hữu Phước được thường xuyên sử dụng để hát mở đầu trong những dịp này, sau đó Chính Phủ Trần Trọng Kim đổi tên là “Tiếng Gọi Thanh Niên” và được dùng làm quốc ca chế độ cũ.

Khi tình hình bớt căng thẳng thầy Nguyễn Lộc tiếp tục mở lớp dạy võ cho thanh niên để gây dựng lại phong trào Vovinam. Tinh thần anh em lúc bấy giờrất cao. Thầy yêu cầu làm gì chúng tôi cũng đều hăng hái xung phong. Sau Sáng Tổ thì các bậc đàn anh như các anh Nguyễn Xuân Mỹ, Nguyễn Khảivà nguyễn Bích – những người theo học võ Vovinam trước tôi vài tháng- hướng dẫn điều gì chúng tôi cũng nghe theo răm rắp không hề thắc mắc.

Võ sinh Vovinam chuyên phụ trách đi dẹp những nhóm cờ bạc và trộm cướp trong thành phố Hà Nội. Sau đó ít lâu nạn đói hoành hành, hàng triệu người dân miền Bắc lâm vào cảnh thiếu ăn, chúng tôi lại tham gia cứu đói. Chính quyền yêu cầu các rạp chiếu bóng mở ra cho đồng bào đến xem không mất tiền, giữa buổi chiếu phim thanh niên chúng tôi gồm Vovinam, Hướng Đạo sinh, thanh niên và sinh viên mang những chiếc thùng nhỏ đến từng khán giả để quyên tiền và thu được kết quả rất tốt.

Rồi cũng với danh nghĩa viên chức, chúng tôi tổ chức Lễ Kỷ Niệm Hai Bà Trưng. Đó là lần đầu tiên người Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm HaiBà trong thời kỳ Pháp thuộc, trước đó chỉ có những ngày lễ của mẫu quốc Pháp, như ngày Quốc Khánh Pháp 14 tháng 7 hàng năm chẳng hạn, mới được coi trọng và tổ chức rình rang. Chúng tôi lại tổ chức Giổ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3, kêu gọi đồng bào nấu bánh dầy, bánh chưng để khơi gợi lại truyền thống ông cha ngày xưa. Những buổi lễ này diễn ra tại vùng đất rộng của Đông Dương Học Xá (sau gọi là Việt Nam Học Xá), đại học xá duy nhất của cả Đông Dương dành cho sinh viên cả ba nước Việt Nam- Campuchia – Lào.

Cũng trong tháng 8 năm 1945 một số thanh niên trí thức nhóm họp tại Đại Học Xá Hà Nội và biểu quyết gửi điện văn yêucầu vua Bảo Đại thoái vị. Tôi được dự buổi nói chuyện quan trọng này, dù chỉ được ngồi nghe nhưng cũng cảm thấy rất tự hào.

Vovinam cũng tổ chức những lớp võ tự vệ đại chúng thu hút hàng nghìn người luyện tập những thế kiếm, gậy (côn) và mã tấu cơ bản trên bãi cỏ của Đông Dương Học Xá.

Một trong những nhân vật đặc biệt tham gia lớp võ là thi sĩ Xuân Diệu, ông là người nổi tiếng và nhất là có mái tóc đẹp nên được mọi người chú ý. Lớp võ tổ chức vào sáng chủ nhật hàng tuần, cứ bốn giờ sáng hàng đoàn người từ các nơi lũ lượt cầm gậy gộc kéo đến bãi tập. Một người đứng trên bục cao làm mẫu, bên dưới mấy chục huấn luyện viên trải đều ra hướng dẫn cho cả ngàn người tập theo.

Lúc bấy giờ lực lượng viên chức thành lập lớp võ sĩ trẻ cảm tử và lớp “Anh Hùng Ngày Mai”. Vovinam cùng với tổ chức Hướng Đạo và các đoàn thể sinh viên chịu trách nhiệm tuyển mộ và huấn luyện. Đặng Hùng Nhân – vô địch Đông Dương môn bơi lội – đứng ra điều khiển nhóm Anh Hùng Ngày Mai.

Chúng tôi lại nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong buổi lễ bàn giao chính quyền cho đại diện Mặt Trận Việt Minh. Tôi tham gia phong trào toàn dân theo cách mạng với nhiệm vụ là dạy võ, chúng tôi huấn luyện sử dụng gậy gộc, trên tinh thần dùng gậy gộc chống Pháp.

Ngày 23 tháng 8 Chính Phủ Lâm Thời được thành lập tại Hà Nội do Bác Hồ làm Chủ Tịch. Nhóm Vovinam chúng tôi hợp tác với chính quyền dạy võ cho lực lượng Công An Xung Phong cũng như cho phong trào thanh niên. Chúng tôi phải chia nhau dạy, tôi phụ tráchlớp của Công An Xung Phong ở sân Bắc Qua, rồi dạy tự vệ chiến đấu cho đơn vị Tự Vệ Thành tại Nhà Đấu Xảo (nay là Cung Văn Hóa Việt Xô). Tôi cũng dạy võ ở sân Quần Ngựa, sân Hàng Đẫy cho thanh niên, có lần Bác Hồ đã đến đây xem biểu diễn và rất khen ngợi.

Lúc bấy giờ ông Dương Đức Hiền làm Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên, do có theo học Vovinam nên ông thường tổ chức những lớp dạy võ, mời Thầy Lộc và tôi phụ trách .

Các lớp võ công khai lúc bấy giờ thường chỉ kéo dài ba tháng với những đòn cận chiến đơn giản. Chương trình huấn luyện cấp tốc thời đó có hai phần: Võ lực gồm 10 thế thể dục, luyện tấn, bay người, trườn mình bằng khuỷu tay và đầu gối cùng các lối nhào lộn, tập ngã không đau. Võ thuật thì dạy các đòn phản thế cơ bản, các thế khóa gỡ, bài song luyện (đòn thế được ghép theo nhu cầu biểu diễn), đòn chân cũng đã dạy, song ít người được tập đầy đủ và chỉ ghép vào các bài song luyện chứ không biểu diễn riêng lẻ, đa dạng như hiện nay. Khi tập cũng như biểu diễn đều ở trần, mặc quần đùi.

Năm 1945 Mặt Trận Việt Minh hoạt động mạnh, tinh thần chống Pháp của người dân sôi sục, hào khí lên cao. Đặc biệt thời gian này tôi ở khu Hàng Hành cạnh nhà thủy tạ hồ Hoàn Kiếm là nơi tập trung nhiều dân anh chị. Người dân tại đây bầu tôi làm Chủ Tịch Ủy Ban Kháng Chiến, Phó Chủ Tịch là người của Mặt Trận Việt Minh. Chúng tôi tham gia phá những tượng đồng của Pháp đặt ở Hà Nội như tượng Paubert, tượng Đầm Xoè ở cửa Nam, Đài Kỷ Niệm lính Khố Xanh Khố Đỏ…, phải huy động mấy tay ở lò rèn cùng với dân có võ mới phá nổi.

Thời kỳ này mọi người không còn nghĩ đến chuyện chưng diện nên nghề đóng giày không còn thịnh hành, tôi phải chuyển sang làm những công việc lặt vặt khác để kiếm sống. Việc dạy võ hễ có nơi nào mời thì dạy chứ cũng chưa phải là công việc chính.

Trong năm 1945 thầy Nguyễn Lộc lập gia đình cùng cô Nguyễn Thị Minh là con của cụ ông Nguyễn Ngọc Hoán và cụ bà Bùi Thị Ngọ.

Cuối năm đó Thầy được mời dạy võ ở Hải Phòng, tôi cũng đi theo thầy. Tôi được giới thiệu với anh Hải, Chủ Tịch Lực Lượng Thanh Niên đồng thời là chủ tiệm ăn Hải Sinh ở đường Bonard (bấy giờ là đường Nguyễn Thái Học) ở Hải Phòng.

Anh Hải có người em tên Sinh cùng với một người bạn mở tiệm giày lớn nên muốn mời tôi về hợp tác. Anh đề nghị tôisẽ là một trong ba người chủ cửa hiệu, phụ trách việc điều khiển thợ vì tay nghề tôi cao hơn cả.

Cuộc sống của tôi lúc bấy giờ rất khó khăn, nay bỗng nhiên được mời làm chủ là một cơ may không dễ có được. Ngoài ra anh Hải cũng thuyết phục tôi ở lại vì anh cần người phụ trách mảng Võ Thuật tại Hải Phòng, lo tổ chức việc rèn luyện cho thanh niên, điều kiện tiền bạc do chính tôi đề xuất.

Gía như thầy Lộc còn dạy võ ở Hải Phòng thì tôi đã ở lại, nhưng vì thầy có việc phải trở về Hà Nội, thế là tôi từ chối rồi khăn gói theo thầy. Hai ngày sau khi tôi rời Hải Phòng thì nơi này xảy ra đánh nhau rất lớn giữa quân Tàu và quân Pháp, rồi sau đó là giữa quân Pháp và lực lượng tự vệ Việt Minh.

Vào giữa năm 1946 Pháp lật lọng sau khi ký Hiệp Ứơc Fontainebleau thừa nhận nền độc lập của Việt Nam. Tại Hà Nội, vào tháng 10 năm 1946, quốc hội ủy nhiệm cho Bác Hồ đứng ra thành lậpChính Phủ mới, cuối năm đó các đoàn thể kêu gọi ủng hộ Chính Phủ Việt Minh, chuẩn bị kháng chiến, tản cư khỏi các thành phố.

Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đặc biệt ở khu Hàng Bún nơi gia đình tôi ở xảy ra những trận đánh nhau ác liệt giữa quân tự vệ ta và lính Pháp trước đó haingày. Khi mọi người đang đào giao thông hào thì bị lính Pháp tấn công. Lúc đó tôi vừa rời khỏi giao thông hào đang đi vào một ngôi chùa, bọn Pháp ở phía bên kia đường tấn công dồn người dân lại. Tôi vội vã băng qua con đường tắt phía sau chùa rời khỏi nơinày, nhờ đó mà thoát chết.

Thời kỳ này hàng ngày đều có tin người Pháp bị đánh ở khu phố này, bị giết ở khu phố khác, dân chúng Hà ội bắt đầu tản cư về các vùng ngoại ô. Gia Đình tôi cũng theo dòng người tản cư ra đi với hai bàn tay trắng, bao nhiêu tài sản bỏ cả lại Hà Nội, đến Thường Tín tá túc tại nhà người chị ruột của mẹ tôi.

Huyện Thường Tín nghe tôi có nghề võ nên ngỏ ý mời dạy cho tổ chức thanh niên tại đây, sẵn sàng chấp nhận đài thọ ăn ở cho cả gia đình tôi. Ngoài ranếu ai muốn học riêng tôi có thể lãnh dạy để có thêm t tiền bạc, nhưng tôitừ chối vì phải chờ bắt được liên lạc với Sáng Tổ. Dù rất say mê nghề võ nhưng tôi chỉ dạy khi có sự điều động của chính thầy Nguyễn Lộc. Lúc bấy giờ chúng tôi tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh cũng như sự chỉ định của Sáng Tổ, muốn dạy ở nơinào phải được phép của Thầy.

Khi nghe tin thầy Lộc đưa cả gia đình gồm ông bà thân sinh, vợ và các em (ông chưa có con) tản cư về làng Cự Đà, Quang Minh (tỉnh Hà Đông) thì tôi từ biệt gia đình đi theo thầy. Một số bạn bè đồng môn cũng tụ tập về đây.

Ngay từ đầu tôi theo học võ cốt luyện tập cho khoẻ chứ không có ý định theo nghề này. Cơ duyên đưa đẩy tôi trở thành võ sư, thời gian đầu việc dạy võ tuy phải cố gắng rất nhiều nhưng vẫn có mặt hạn chế, không bằng một số bạn bè khác. Nhất là phần giảng về lý thuyết, đầu lưỡi tôi to nên giọng nói hơi bị ngọng. Do vậy trong những buổi khai giảng lớp dạy võ, đến phần thuyết trình cho môn sinh về nguồn góc, mục đích và tôn chỉ của môn phái tôi luôn phải nhờ người khác nói gìum.

Chúng tôi đang dạy võ ở làng Hữu Bằng gần Hà Nội thì ông Dương Đức Hiền, lúc bấy giờ là chỉ huy trưởng dân quân du kích và là chổ thân tình với Sáng Tổ, nhân đi ngang qua báo cho biết: “Mặt trận sắp mở ra rồi, anh nên lên mạn ngược chứ đừng ở lại đây nữa.”

Do đó Sáng Tổ phải đưa gia đình chuyển lên Phú Thọ, mở lớp dạy võ chừng ba tháng cho dân quân du kích, rồi trôi giạt lên Ấm Thượng, Đan Hà, Thanh Hương dạy cho thanh niên ưu tú ở Hà Nội lúc ấy tập trung về nơi đây, sau trở về Vĩnh Yên, Me Đồi…

Các môn sinh chia nhau đi khắp mọi nơi để quảng bá môn võ, một số về vùng xuôi Nam Định, Thanh Hóa, một số đi theo các lực lượng kháng chiến, một số vào tận miền Trung, vào trong Nam.

Những bạn đồng môn xuất sắc hơn đã phân tán các nơi, tôi bỗng nhiên trở thành người giỏi nhất trong số các môn sinh còn ở bên Thầy lúc đó.

Nhận thức rõ mặt hạn chế của mình nên tôi phải có phương pháp luyện tập riêng, nói năng thận trọng, chuẩn bị bài nói chuyện chu đáo nên dần dần thành công. Các bạn tôi trước đây giỏi hơn vì vậy mà có phần chủ quan, khi phát biểu cứ tùy hứng chứ không được bài bản như tôi. Như anh Quý chẳng hạn. Anh là người luôn nói giúp tôi mỗi khi khai giảng lớp mới, sau đó anh đi dạy ở mạn xuôi. Khi tôi dạy võ ở trại Thanh Hương cho thanh niên ưu tú từ các nơi qui tụ về đây, vào ngày khai giảng lớp mới, như thông lệ anh bảo tôi: “Sáng nói được không, hay để tôi lên nói giúp cho?” “Nhờ Quý nói giúp hộ.” Thế là anh thuyết trình trong buổi đầu tiên và tôi nhận ra rằng anh nói tùy hứng không có bài bản nên thiếu mạch lạc và không chính xác. Trại này có ba lớp khác nhau, mỗi ngày khai giảng một lớp. Sang ngày thứ hai tôi nói với anh: “Anh cứ để Sáng tập nói cho quen.” Sau khi ngồi nghe, thấy tôi nói năng chững chạc, anh tự động bảo: “Thôi từ nay Quý phải nhường Sáng rồi.”

Thời gian này võ thuật được truyền dạy cho tất cả thanh niên và được chính phủ kháng chiến thừa nhận là một môn rèn luyện thân thể. Tôi sử dụng giấy chứng nhận của ông Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên Dương Đức Hiền ký, lại thêm chữ ký của Sáng Tổ chỉ định công tác nên rất có gía trị có thể đi lại khắp nơi một cách dễ dàng, không bị dân quân du kích gây khó khăn.

Do hoàn cảnh không được học lên cao, nhưng tôithuộc loại người tháo vát nên làm được nhiều việc mà những người khác có trình độ hơn phải thúc thủ. Vì vậy đôi khi tôi cũng bị mĩa mai là “thằng dốt làm liều”. Điều này khiến tôi tự ái nên cố gắng trau giồi kiến thức, đọc nhiều sách báo, học ngoại ngữ… nhờ vậy mà trình độ ngày càng khá hơn.

Tôi may mắn được theo Sáng Tổ đi suốt vùng Việt Bắc, ngang dọc khắp nơi để dạy võ cho thanh niên. Chính trong thời gian vô cùng thú vị này ý chí của tôi được rèn luyện thêm già dặn, tinh thần tôi được gạn lọc và vững vàng.

Ngoài nghĩa thầy trò, tôi còn được Sáng Tổ đối xử như anh em, đồng lao cộng khổ. Tuy là nhà võ nhưng ông có cốt cách, dáng vẻ của một văn nhân, giọng nói ấm áp chân tình, nụ cười hiền hoà cởi mở. Thường ngày luyện tập khắc khổ nhưng ông vẫn là người có tâm hồn nghệ sĩ. Ông thường mải mê ngồi đàm luận văn thơ, hội họa, nhiếp ảnh suốt buổi hoặc qua đêm với môn sinh, bạn bè. Ông thân mật, hoà đồng, cư xử giản dị với tất cả mọi người. Những môn sinh sống cận kề ông đều được hưởng sự chăm lo chu đáo tận tình. Tuy vậy, khi bắt tay vào công việc hoặc khi luyện tập, ông lại rất nghiêm túc, cẩn trọng, đặt yêu cầu cao đối với bản thân cũng như với các cộng sự. Giao lưu rộng rãi, tính tình hào hiệp, ông đã gây được một ảnh hưởng lớn lao và được mọi người chung quanh tin yêu, quí trọng.

Tôi gắn bó với Sáng Tổ nên được ông tin cậy tâm sự cả những chuyện riêng tư mà ông không bao giờ thổ lộ với ai. Có thể nói tình thân của Sáng Tổ và tôi chẳng khác anh em ruột thịt, ông bà thân sinh của Thầy cũng xem tôi như con cái trong nhà.

Thời kỳ này tôi được Sáng Tổ giao trách nhiệm dạy chính, Thầy chỉ ngồi quan sát và hướng dẫn thêm khi cần. Về sau tôi cũng áp dụng phương pháp của Sáng Tổ, giao cho những môn sinh giỏi dạy học trò mới nhập môn chứ tôi không đích thân truyền võ nữa.

Điểm đặc biệt cần ghi nhận là môn phái Vovinam dưới sự lãnh đạo của Sáng Tổ Nguyễn Lộc đã cương quyết không tham gia chính trị, mặc dù đã góp công đào tạo rất nhiều cấp chỉ huy kháng chiến qua các lớp huấn luyện cấp đại đội trưởng, trung đội trưởng dân quân du kích tại Chế Lưu, Ấm Thượng, Thanh Hương, Đan Hà, Đan Phú; các lớp huấn luyện võ thuật cho bộ đội Nhà Chung, Phát Diệm vào năm 1948 do ông Tần Thiện làm Tổng Chỉ Huy. Chúng tôi chỉ thuần dạy võ, nơi nào mời thì đến dạy.

Tình hình mặt trận lúc bấy giờ căng thẳng, quân Pháp tiến đánh khắp nơi, trên mạn ngược không còn ổn định nữa nên Sáng Tổ có ý định đưa gia đình về xuôi.

Tuy say mê nghề võ và quyết một lòng theo Sáng Tổ nhưng phải rời bỏ gia đình tôi cũng rất buồn nhớ. Sáng Tổ nặng gánh phải lo cho gia đình, còn tôi may nhờ mẹ tôi tháo vát xoay sở buôn bán lặt vặt để nuôi cả nhà nên tôi mới có thể yên lòng mà toàn tâm toàn ý theo Sáng Tổ.

Năm 1947 Sáng Tổ đưa cả gia đình về Me Đồi, hễ nơi nào mời thì chúng tôi dạy võ, bù lại được trợ cấp gạo và thực phẩm. Nhân dịp này tôi về Thường Tín thăm gia đình. Sau hơn một năm xa cách, gặp lại tôi ai cũng mừng rỡ, tôi yên lòng thấy mẹ tôi đảm đang lo được cho cả nhà tương đối ổn định. Sau đó tôi trở lại Vĩnh Phú với Sáng Tổ và được tin gia đình tôi bị quân Pháp lùa về Hà Nội.

Vào cuối năm 1948, thấy tình hình Hà Nội yên tĩnh nên Sáng Tổ quyết định trở về đây, tất nhiên tôi cũng đi theo. Lúc này đời sống vật chất vô cùng khó khăn, gia đình Sáng Tổ đông người mà lại không quen buôn bán làm ăn, hơn nữa chúng tôi mới về cũng chưa ai biết để mời dạy võ.

Thời gian đầu gia đình các anh Bỉnh và Bảy giúp đỡ tôi chút ít, sau đó tôi quyết định trở lại nghề làm giày cũ. Lương bấy giờ cao hơn trước đây nhiều, chỉ một năm sau tôi đủ vốn để tách ra tự làm chủ.

Năm 1950 tôi cùng với anh Đặng Bảy hợp tác mở tiệm giày Phi Điệp ở số 14-18 phố Hàng Quạt, thu nhận học trò để phát triển cơ ngơi. Hồi ấy thợ học nghề vẫn còn bị đối xử như đầy tớ khôngcông, nhưng riêng tôi coi họ như em, lại nuôi cơm chứ không bắt đóng tiền, đến khi tay nghề khá thì tôi trả lương. Trước đây những người thợ giỏi thường giấu nghề, còn tôi thấy ai làm sai luôn tận tình chỉ dẫn.

Tôi không có trình độ học vấn cao cũng không được học về quản lý mà chỉ tự mày mò cách làm. Đặc biệt ngay từ lúc đó tôi đã có phương pháp riêng trong việc tổ chức công việc. Về sau tôi mới biết rằng ngẫu nhiên tôi cũng áp dụng theo như phương pháp Taylor đã có từ lâu lắm rồi. Khi tôi làm một mình năng suất cũng chỉ ngang bằng với một người thợ khác chứ không hơn, nhưng nếu cả hai bên đều có thêm một người thợ phụ thì năng suất bên tôi lại tăng hơn hẳn. Đầu tiên tôi hướng dẫn cho học trò chỉ làm một việc cho đến khi thật thạo, mỗi người làm giỏi một việc, người làm khâu này, người làm khâu kia, chứ không chỉ dẫn lung tung. Đến khi có bốn năm người thợ giúp việc thì công việc của tôi làm rất trôi chảy ăn ý với nhau. Tôi tổ chức công việc hợp lý nên năng suất cao và trả lương cho thợ hậu hĩ. Không bao lâu, tiệm giày của tôi trở thành một trong những tiệm lớn và nổi tiếng nhất tại Hà Nội trong thời kỳ từ năm 1950 đến năm 1954.

Riêng Sáng Tổ tiếp tục dạy võ vì ông đã có tiếng tăm, mặc dù dạy võ chẳng được nhiều tiền. Thời gian cùng với Sáng Tổ lên mạn ngược tôi là người dạy chính, nhưng giờ đây tôi tập trung làm ăn hầu có điều kiện lo cho gia đình và phụ giúp kinh tế cho Sáng Tổ để ông yên tâm tiếp tục hoạt động nghề võ. Tôi cùng hai anh Bỉnh vàBảy tự ý hỗ trợ Sáng Tổ mà không cho ai biết kể cả gia đình.

Năm 1951, cộng tác với một số nhân sĩ, Sáng Tổ thành lập Việt Nam Võ Sĩ Đoàn, tổ chức nhiều lớp võ đại chúng tại sân trường Hàng Than, Hà Nội.

Tuy tôi không dạy võ nhưng mỗi khi có cuộc biểu diễn lớn Sáng Tổ đều cho gọi tôi tham dự vì Thầy tin tưởng vào khả năng của tôi. Tôi quen việc điều khiển những buổi biểu diễn, không phải do tài giỏi gì mà chẳng qua nhờ làm mãi rồi quen. Thầy Lộc luôn nhắc nhở về tôi với môn sinh nên tuy chưa gặp mặt mà học trò mới của Thầy đều biết tên tôi.

Một lần có anhVoong Bang Fu, một đại lực sĩ người Trung Hoa sang Hà Nội biểu diễn. Những người tổ chức muốn thu hút quần chúng đến xem nên quảng cáo rầm rộ anh này là vô địch ở Trung Hoa sang đây thách đấu với toàn bộ võ sĩ Việt Nam, lại còn tung tin rằng anh này đã đánh chết nhiều võ sĩ Việt Nam nữa.

Thầy Lộc nghe như vậy cho là lố bịch nên gọi tôi lại bảo thách đấu với anh này, nếu anh ta không nhận lời đấu trên võ đài thì sẽ đấu ngay ngoài đường để bảo vệ danh dự người Việt Nam. Lúc đó tôi còn trẻ nên nghe vậy bèn đánh tiếng đòi thách đấu. Cùng lúc đó cũng có một lực sĩ người Việt gốc Hoa học Vovinamkhoảng ba năm là anh Phan Dương Bình cũng đứng chung danh sách thách đấu.

Nghe thế Voong Bang Fu hoảng sợ và đến xin Sở Công An Hà Nội bảo vệ cho mình, do đó mà cả anh Bình và tôi cùng bị bắt.

Khi chúng tôi được dẫn lên gặp ông Phó Tổng Giám Đốc Công An tên Phúc, ông này đập bàn quát tháo ầm ỉ. Tôi bèn nói: – Xin ông nói năng ôn tồn, còn nếu ông đập bàn ghế tôi không trả lời.

Ông này bèn quay sang dọa dẫm Phan Dương Bình: – Anh có biết việc này quan hệ đến ngoại giao quốc tế hay không? Sao anh dám làm chuyện côn đồ đòi đón đường đánh người ta?

Cậu Bình nói tiếng Việt rất giỏi nhưng e ngại nên đứng im chưa trả lời thì tôi nói thay: – Chú này là người Trung Hoa nói tiếng Việt không được rõ, xin ông cứ hỏi tôi. Việc tôi làm là để bảo vệ danh dự người Việt Nam.

  • Danh dự gì?
  • Việc tôi làm được rất nhiều người tán đồng, kể cả những người trong Sở Cảnh Sát này. Khi tôi mới đến đây, ông Phó Tổng Giám Đốc chưa đến làm việc, mọi người xúm lại hỏi và sau khi nghe tôi nói ai nấy đều tán đồng và thích thú.
  • Ai thích thú?
  • Tôi không muốn nói ra. Người ta yêu nước, thấy việc tôi làm nhầm bảovệ danh dự cho dân tộc thì có ý bênh vực tôi, bây giờ tôi nói ra để ông lại bắt người ta thì vô lý quá.
  • Anh biết tôi được quyền giam anh không?
  • Vâng, tôi biết, ông có quyền giam tôi, tôi không phản đối, nhưng nếu muốn hỏi chuyện tôi thì xin ông phải nói cho ôn tồn.

Thế là Phan Dương Bình và tôi bị giam, người cai ngục rất tử tế đem trà bánh ra mời chúng tôi, lại còn yêu cầu tôi biểu diễn cho xem nhưng tôi từ chối. Đến hôm sau Thầy Lộc can thiệp nên chúng tôi được thả ra.

Đến năm 1953, tôi giao tiệm giày lại cho anh Bảy -–vừa là đồng nghiệp mà cũng là người tôi coi như anh em ruột thịt- rồi cùng với anh Bỉnh mở Nhà Xuất Bản. Trước đây, mở tiệm giày không tốn tiền bao nhiêu còn nay mở nhà in thì đòi hỏi vốn rất lớn, tôi chỉ có ít tiền vậy mà lại làm được, đây là cả một câu chuyện lý thú.

Số là gần nhà tôi có một ông tên Phương, ít tuổi hơn bố tôi nên tôi gọi là chú. Chú Phương bị thọt, sống nhờ vào mẹ vốn là “bà đồng” trong nom hương khói một cái đền. Bà cụ nhiều tuổi nên sắp phải rời khỏi đền, nhường công việc lại cho người khác. Khi mới trở về Hà Nội, tôi sang chơi nghe chú than thở về việc này và lo lắng không biết những ngày sắp tới mẹ con phải xoay sở ra sao. Chú hỏi tôi có thể giúp chút ít vốn để chú góp phần buôn bán với bạn, hàng tháng lấy lãi nuôi mẹ. Biết được tình cảnh mẹ con chú tôi xúc động nhưng lúc đó chưa có nhiều tiền, tôi về nhà gom góp cũng chỉ được 30 đồng bèn đi vay thêm 20 đồng rồi đem qua cho chú. Cầm 50 đồng trên tay chú bàng hoàng cảm động bảo rằng: “Anh giúp chú số tiền này, chú rất mừng vì hai lẽ, một là số tiền quá lớn, hai là mừng cho anh, vừa mới về mà đã giàu quá. Chắc hẳn anh phải có nhiều gấp trăm nghìn lần số tiền này nên mới giúp chú như vậy chứ”.

Tôi đính chính thế nào chú cũng không tin. Tôi không hề nghĩ ngợi gì, chỉ vì xúc động trước hoàn cảnh của chú mà giúp đỡ, lại còn phải vay thêm tiền của bạn. Thế mà sau sự việc này, tôi mang tiếng là người giàu nhất vùng Yên Viên.

Quan niệm của tôi từ trước đến nay là nếu có thể giúp ai được gì thì làm và không bao giờ nghĩ việc đó sẽ mang lợi lộc gì cho mình hay không, đó cũng là điều mà sau này tôi luôn nhắc nhở các môn sinh. Tôi có nhiều bạn bè và luôn đối xử với họ hết lòng, có thể giúp đỡ việc gì thì làm ngay không chờ đợi một sự đáp trả nào, nếu đó là người tốt và có ý chí. Tính cách này do tôi thừa hưởng từ sự giáo dục của gia đình. Bố tôi tuy nghèo nhưng luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. (Tôi còn nhớ có lần một người bà con nghèo bên họ ngoại bị lao phổi, từ Hưng Yên ra Hà Nội chữa bệnh, đến tá túc nhà nào người ta cũng sợ, ngay cả chị em ruột cũng không muốn chứa chấp. Thế là bố tôi đón về nhà, ông cụ bảo rằng nhà vốn ít người ai cũng khoẻ mạnh cả, chỉ cần giữ gìn, ăn bát đĩa riêng, mà người bệnh cũng đã tự giữ, mình không phải lo).

Tôi ít dạy võ nhưng vì được thầy thương, lại thêm một vài việc làm vô tình khiến tôi bỗng nhiên nổi tiếng, do đó cũng có nhiều người ganh tị. Tôi có một vài người bạn trong giới làm báo, có lần anh Nguyễn Cống, Tổng Thư Ký tờ báo Thời Luận phát hiện ra một bài viết ác ý phê bình tôi trên trang thể thao là trang mà bài vở đưa muộn nhất, anh ra lệnh bỏ bài đó nên phải in lại toàn bộ. Từ việc đó mà chúng tôi thân nhau. Tôi cũng viết bài, làm thơ đăng trên các báo Giang Sơn và Tia Sáng. Một người làm báo khác thân thiết với tôi là anh Nguyễn Thạch Kiên vốn là anh em họ của tôi. Từ mối quan hệ này mà anh Bỉnh và tôi nảy ra ý định mở một Nhà Xuất Bản.

Thời gian này tôi đang kiêm nhiệm chức vụ thủ quỹ trong làng, vì vùng tôi có nhiều nhà cho thuê nên trong làng bầu ra Ban Quản Trị gồm những người trẻ để lo việc quản lý. Chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch hay thư ký không quan trọng, riêng thủ qũy phải là người tin cậy và nhất là phải khá giả. Do mọi người đinh ninh rằng tôi rất giàu nên nhất trí bầu tôi làm thủ quỹ giữ một số tiền rất lớn. Người kiểm soát có một chìa khóa riêng và được quyền kiểm soát quỹ bất cứ lúc nào, nhưng ông tuyệt đối tin cậy tôi nên không kiểm soát, hoặc nếu cần thì luôn báo cho tôi biết trước. Do đó, tôi có thể sử dụng tiền quỹ để góp vốn mở nhà in.

Anh Bỉnh góp vốn hai phần, tôi góp một phần vốn luân chuyển lập ra Nhà Xuất Bản Nguồn Sống do tôi đứng tên Chúng tôi làm cả hai phần việc in và xuất bản sách báo trong nước. Tôi mua ba máy in của Đức, lãnh in sách báo, danh thiếp, xuất bản loạt sách truyện thiếu nhi lấy tên “Vui Sống”. Công việc làm ăn phát triển tốt đẹp nhưng chỉ mới hoạt động được sáu tháng thì ngưng vì năm 1954 tôi theo Sáng Tổ vào miền Nam. Tôi giao Nhà Xuất Bản lại cho anh Bỉnh nhưng anh không biết nghề nên đề nghị gởi toàn bộ máy móc vào Nam cho tôi. Tôi từ chối vì việc này quá phức tạp. Nhà xuất bản do tôi đứng tên, khi đi tôi không để lại giấy tờ gì, thế nhưng anh Bỉnh vẫn xoay sở bán được và chia tiền cho em kế tôi ở lại miền Bắc là cô Xuất. Em tôi rất cảm động trước nghĩa cử này của anh Bỉnh.

Chapter 3: Theo Sáng Tổ vào Nam

Tháng 7 năm 1954 Sáng Tổ đưa gia đình vào miền Nam, lúc đó uy tín của ông đã khá lớn. Nghe tin ông vào đến Sài Gòn, các nhà văn có tiếng lúc bấy giờ trong số đó có Hồ Hữu Tường, Lê Văn Trương là ký giả của báo Đông Phương đón tiếp niềm nở. Ông Hồ Hữu Tường hỗ trợ choThầy Lộc dạy võ ngay tại Tòa Soạn báo Đông Phương ở đường Thủ Khoa Huân vào ban đêm.

Tháng 8 năm 1954 theo chân Sáng Tổ tôi đưa bố mẹ và cô em út vào Nam, thế là một lần nữa gia đình tôi phải làm lại từ đầu. Vừa bước chân xuống máy bay, gia đình tôi đã được nhiều người mời tới ở nhà họ nhưng tôi từ chối. Nguyên do vì tôi đi cùng với gia đình hai người bạn, tuy không thân nhau lắm nhưng đã cùng đi với nhau từ ngoài Bắc vào đây, họ nghèo hơn tôi, lại không quen ai nên tôi không muốn tách riêng.

Sau đó không bao lâu, một người quen của tôi muacăn nhà ởsố 141 đường Minh Mạng (nay là Ngô Gia Tự) với gía rẻ là 70 ngàn đồng, anh mời gia đình tôi về ở chung không đòi điều kiện gì cả, ngược lại anh nhờ bố mẹ tôi trông nom hộ các con của anh. Còn nếu tôi ngại, muốn chung tiền mua nhà thì trả cho anh một nửa, gia đình tôi sở hữu một nửa căn nhà.

Nếu chỉ có gia đình tôi thì không thành vấn đề, nhưng vì có thêm cả hai gia đình kia nên tôi đề nghị anh bạn cho chúng tôi thuê, lấy tiền sồng phẳng với gía như người chủ cũ cho thuê trước đây là 500 đồng một tháng.Tôi ứng ngay tiền thuê sáu tháng là 3000 đồng, sau đó xin đóng từng tháng. Anh bạn tưởng tôi đùa nhưng tôi nhất định không chịu ở nhờ, sau cùng anh đồng ý nhưng đề nghị khi nào tôi đưa cho anh đủ 35ngàn đồng thì sẽ chia đôi căn nhà cho gia đình tôi.

Thế là chúng tôi dọn về nhà đường Minh Mạng, tôi mở hiệu sách tại đây lấy tên là Nguồn Sống do mẹ tôi trông nom. Hai gia đình kia một thời gian làm ăn khấm khá, lại được tôi phụ giúp thêm nên họ mua được nhà trước cả tôi. Gia đình tôi sống tại đây đến năm 1968, khi đó số tiền thuê nhà vượt xa con số mà bạn tôi yêu cầu, nhưng tôi không nhận phân nửa căn nhà như anh đề nghị. Tính tôi trước nay vẫn thế. Mãi đến khi cô em út của tôi tốt nghiệp và đi dạy học, cô dành dụm được ít tiền rồi tôi phụ thêm vào một phần mới mua đất ở đường Sư Vạn Hạnh cất nhà và chuyển về ở tại nơi này cho đến nay. Căn nhà số 31 đường Sư Vạn Hạnh, quận 10 trước đây chỉ có hai tầng, đến năm 1992 được các võ sư miền Tây đóng góp tiền xây dựng thêm thành bốn tầng lầu và nay được sử dụng làm Tổ Đường của môn phái Vovinam.

Ngay từ khi mới vào Sài Gòn, Sáng Tổ đã đứng lớp dạy võ và tôi làm trợ giáo, chủ yếu dạy cho một số thanh niên. Năm 1955 lần đầu tiên Vovinam biểu diễn tại nhà hát Norodom ở đường Thống Nhứt (nay là Công Ty Xỏ Số Kiến Thiết trên đường Lê Duẩn) do tôi điều khiển. Lúc đó chưa có nhiều học trò giỏi, do vậy tôi điều khiển chương trình đến màn cuối cùng xong phải lập tức vào thay võ phục để ra biểu diễn với Phan Dương Bình. Đấy là lần biểu diễn cuối cùng của tôi, sau đó tôi nhận nhiệm vụ lãnh đạo môn phái nên theo qui định không được biểu diễn nữa.

Thời gian ở miền Bắc, tôi và hai người bạn chí cốt tuy say mê võ thuật nhưng lúc bấy giờ dạy võ không sống nổi, việc phát triển môn phái rất khó khăn vì không có cơ sở, nên chúng tôi tập trung lo buôn bán làm ăn để hỗ trợ cho Sáng Tổ toàn tâm toàn ý lo cho môn phái. Tuy vậy chúng tôi vẫn ôm mộng chờ dịp thuận tiện đứng ra thành lập võ đường riêng.

Đến khi Sáng Tổ vào Nam chỉ có mình tôi đi theo. Lúc bấy giờ Sáng Tổ tuy có uy tín, bắt đầu có nhiều môn sinh nhưng hoàn cảnh vật chất còn khó khăn nên chưa có Tổ Đình hay võ đường riêng đành phải dạy lưu động hết nơi này đến nơi khác. Đặc biệt Sáng Tổ có tính nghệ sĩ, ít chú ý đến việc tổ chức qui củ lại thích bầu bạn đàm đạo với các nhà văn, nhà báo, nhà thơ thâu đêm suốt sáng. Còn tôi giống như người nội tướng, chuyên lo chuyện nội bộ.

Thời gian đầu mới vào Sài Gòn, thu nhập từ việc dạy võ của tôi chưa được nhiều, có nơi còn dạy giúp không lấy tiền, thành ra đời sống gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Tôi vốn giỏi xoay sở, có khiếu buôn bán, nên đến lúc túng bèn tính cách làm ăn.

Thời đó vùng Xóm Mới, Gò Vấp phát triển nghề làm pháo, mỗi dịp Tết đến người dân thành phố tiêu thụ pháo rất nhiều. Tôi muốn đi buôn pháo nhưng vì không có vốn nên phải nghĩ ra một c ách là sử dụng căn nhà mặt tiền đường Minh Mạng làm đại lý buôn sỉ và nhờ những người bạn làm ở các tờ báo đăng quảng cáo dùm. Thông thường đến gần Tết, khoảng tháng Chạp thị trường phạo mới bắt đầu sôi động. Tôi có cơ ngơi nhà cửa đàng hoàng nên được bạn hàng tin cậy hơn. Mặt khác họ ngại đến mua trực tiếp ở Xóm Mới vì đây là xóm lao động, nếu ứng tiền trước mà lỡ người sản xuất thình lình dọn đi nơi khác thì không biết tìm họ ở đâu.

Tôi lại tính gía rẻ, lúc bấy giờ một bánh pháo gía mua vào độ 30 đồng cho 100 cây, tôi bán sỉ chỉ có 29 đồng nghĩa là chấp nhận lỗ vốn nhưng cũng nhờ vậy mà tôi yêu cầu bạn hàng đặt cọc trước phân nữa số tiền vào tháng Tám, đến cuối năm tôi mới giao hàng. Có được số tiền kha khá rồi tôi đến Xóm Mới tìm người làm pháo giỏi để hợp tác. Tôi đến gặp anh Nguyên là một người sản xuất pháo rất có uy tín, pháo đẹp và tiếng nổ giòn dã. Tôi đề nghị làm đại lý phân phối pháo và ứng trước cho anh một số tiền.

Thời đó nghề làm ăn buôn bán nào cũng phải chờ đến cuối năm khi công việc mua bán nhiều mới có tiền ra tiền vào, chứ còn khoảng giữa năm thì hầu như ai cũng khó khăn. Tôi biết điều này nên lựa đúng vào tháng 8 tới đề nghị ứng vốn thì được anh Nguyên sốt sắng đồng ý ngay. Nhưng không ngờ một tuần lễ sau đó khu Xóm Mới bị một trận hỏa hoạn lớn, toàn bộ nhà cửa tại khu vực dân làm pháo bị cháy ra tro. Tôi nghe tin dữ vội đến xem tình hình thì thấy nhà anh Nguyên bị cháy hết không còn gì. Khi đó tôi mới biết không phải anh chỉ nhận tiền của mình tôi mà còn của vài người khác nữa. Chủ nợ đến đòi tiền, anh ta nói liều: “Bây giờ các ông có bỏ tù thì tôi đành chịu chứ tôi không có tiền trả cho các ông đâu.”

Chờ cho mọi người về hết, tôi nói với anh: “Anh đừng ngại, tôi chỉ đến thăm anh thôi. Tôi không đòi lại số tiền đã ứng, coi như giúp đỡ anh trong cơn hoạn nạn”. Anh Nguyên vô cùng mừng rỡ, tôi nói thêm: “Anh có muốn làm tiếp không thì tôi giúp vốn”. Anh lại càng cảm động hơn. Trước đây anh làm pháo có tiếng tăm, hỏi tiền ai cũng dễ, nhưng nay chẳng ai chịu đưa tiền cho anh vì người ta không tin nữa.

“Ông giúp được thì cháu đội ơn, cháu muốn làm lại nhưng bây giờ ai mà chịu đưa tiền cho cháu”. Tôi hứa tuần sau sẽ mang tiền lên cho anh. Sau vụ cháy, mặt hàng pháo lên gía, tăng đến 40 đồng thay vì 30 như trước đây. Tôi nhờ bạn bè đăng báo quảng cáo lần nữa, gía pháo lên 40 đồng thì tôi chỉ bán 38, 39 đồng. Bạn hàng đổ xô đến đặt cọc được mấy chục ngàn, vậy là tôi có tiền đưa cho anh Nguyên.

Cũng như lần trước tôi giúp cho ông chú hàng xóm một số tiền lớn, lần này tôi cũng lại nổi tiếng trong giới làm pháo. Lúc bấy giờ cả làng pháo ở Xóm Mới nhiều người không còn vốn để sản xuất, cung ít cầu nhiều nên tôi lợi to, lấy lại cả vốn và còn được lãi nhiều. Anh Nguyên cảm động về cách cư xử của tôi nên giao cho tôi độc quyền. Đặc biệt lúc này những người bên họ ngoại tôi ngoài Bắc mới vào phần đông còn nghèo, tôi biếu pháo cho vài cụ bán lẻ cũng có chút đỉnh tiền tiêu nên càng quý tôi.

Thật ra trong việc này cũng nhờ may mắn một phần, chứ hồi đó mà thêm một đám cháy nữa thì có lẽ bản thân tôi cũng khốn đốn theo. Sau đợt này tôi mua được chiếc xe Lambretta đầu tiên kể từ ngày vào Sài Gòn. Về phần Sáng Tổ, từ khi vào Nam dạy võ ở Tòa Soạn báo Phương Đông cho đến khi ông Hồ Hữu Tường bị bắt, tờ báo đóng cửa. Trước đó ông Tường cho mượn chỗ dạy không phải trả tiền, nay nếu tiếp tục dạy phải trả tiền thuê nhà rất cao, đúng lúc đó Sáng Tổ lâm bệnh nên nghỉ dạy. Sáng Tổ có người em trai rất giàu, sở hữu một đồn điền trà lớn ở Blao, có khách sạn sang trọng ở Long Hải và toà nhà cao ốc “Everest” ở đường Nguyễn Văn Tráng, nên sẵn lòng cưu mang anh mình.

Riêng tôi trước nay theo Sáng Tổ vì tình nghĩa thầy trò, cố gắng đỡ đần thầy trong khả năng của mình chứ không hề nhận sự giúp đỡ nào về tiền bạc. Vì thế nay tôi cũng muốn tự lực cánh sinh chứ không nhờ vả đến người em của Sáng Tổ dù ông sẵn lòng. Đó là một trong những niềm tự hào của tôi từ trước đến nay.

Sang năm 1957 Thầy Lộc mệt nhiều nên ủy nhiệm cho tôi điều khiển môn phái. Nếu tiếp tục buôn pháo có lẽ tôi sẽ làm giàu nhanh chóng. Năm trước đang tay trắng mà tôi còn làm được, nay đã có uy tín thì chắc càng dễ hơn. Nhưng tôi quyết tâm hướng về con đường võ thuật nên bỏ hết chuyện làm ăn. Trước đây chỉ dạy phụ Thầy, tôi có thể buôn bán thêm được, bây giờ phải thay ông điều hành môn phái nên tôi không còn thì giờ nữa. Khi Thầy còn khoẻ, tôi làm phụ tá nên có thể đi học thêm Anh văn ở Hội Việt Mỹ, nay tôi thay Thầy thì đành phải dẹp chuyện học hành, đó là điều tôi tiếc nhất.

Những năm trước Sáng Tổ có tiếng tăm nên được nhiều tổ chức mời dạy võ, nhân sĩ miền Nam nghe tiếng đến xin thụ gíao rất đông, dần dần họ giới thiệu dạy cho nhiều nơi. Khi sức khoẻ Sáng Tổ bắt đầu sa sút, các lớp dạy võ cho quân đội đều giao cho tôi đảm trách. Tại Sài Gòn, tôi dạy võ cho lớp sĩ quan Hiến Binh thuộc Bộ Tư Lệnh Hiến Binh ở đường Lý Thái Tổ, còn tại Thủ Đức tôi dạy cho tân binh ở Trung Tâm Huấn Luyện Hiến Binh. Tại đây tôi quen với Đại Tá Hiến Binh Trần Văn Thoàn, ông này cũng là Phó Chủ Tịch Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam (quyền Anh). Lúc bấy giờ trong miền Nam có một tổng cuộc duy nhất, tổng cuộc này do người Pháp điều khiển, Chủ Tịch và Tổng Thư Ký đều là người Pháp.

Năm 1956, khi Tổng Cuộc Quyền Thuật chuyển sang phía Việt Nam, ông Trần Văn Thoàn được cử làm Chủ Tịch. Ông giới thiệu tôi với các võ sư trong Nam và anh em tín nhiệm dồn phiếu bầu tôi làm Tổng Thư Ký đầu tiên. Thực ra Tổng Cuộc Quyền Thuật chỉ phụ trách các môn võ thượng đài như quyền Anh hay võ Cổ Truyền (võ tự do), nhưng vì đây là tổ chức võ thuật duy nhất có tính cách pháp lý, do vậy những môn võ khác muốn mở lớp dạy chính thức và công khai không biết phải xin ai nên đành phải gõ cửa nơi này. Tôi cấp Giấy Chứng Nhận cho các võ sư bằng cách dùng chữ trong văn bản rất khéo: “Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam công nhận võ sư này có thể điều khiển phòng tập võ với những điều kiện dưới đây: phải xin phép chính quyền địa phương, bảo đảm điều kiện vệ sinh…”.

Có được giấy chứng nhận này, các nơi dạy võ thuật mới có thể xin giấy phép để hoạt động. Trước đây điều lệ của Pháp rất khó, muốn mở lớp dạy võ phải hội đủ nhiều điều kiện như phòng ốc phải thoáng mát, qui định diện tích tối thiểu là bao nhiêu, trong nhà phải có mấy phòng vệ sinh, phòng tấm… Phòng tập của người Việt Nam khó đáp ứng được những điều kiện đó nên không bao giờ xin được giấy phép cả.

Lấy tư cách Tổng Thư Ký, tôi can thiệp với các giới chức thể thao, đến gặp cả ông Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Đô Trưởng Sài Gòn trình bày rằng bây giờ Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam thường xuyên tổ chức võ đài thì các võ sĩ phải có nơi tập luyện, khi tập xong họ về nhà tắm rửa sau, không cần phải ràng buộc điều kiện vệ sinh gắt gao đối với các phòng tập. Tôi cho rằng nên tạo điều kiện dễ dãi cho họ vì nếu không cho phép mở võ đường thì họ vẫn lén lút dạy riêng, khi đó thì nhà chức trách càng không kiểm soát được. Kể từ đó Vovinam cũng như các môn võ khác như Judo, Taekwondo mới bắt đầu phát triển.

Lúc mới nhận nhiệm vụ Tổng Thư Ký, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm về việc điều hành nên phải tự học hỏi mà làm. Tôi nhận thấy các võ sư nổi tiếng đều nghèo vì thường chỉ chú trọng đến chuyên môn mà không biết cách khai thác tài năng của mình để phát triển sự nghiệp, chưa kể nhiều người có cách sống thoải mái, chi tiêu bừa bãi. Do đó việc đầu tiên tôi chú trọng là tìm cách giúp cho một số võ sư sống được bằng chính nghề võ. Chẳng hạn như trường hợp ông Kid Dempsey Nguyễn Văn Phát là người Việt Nam trước đây đi lính bên Pháp, từng thượng đài và đoạt  giải nhì ở Pháp về quyền Anh; ông Ngọc Thôi (người miền Nam), ông Văn Hoán là võ sư từ ngoài Bắc vào. Ba ông này rất giỏi nhưng lại nghèo, tôi giúp đỡ họ bằng cách kêu gọi các Mạnh Thường Quân bỏ tiền ra tổ chức võ đài quyền Anh. Nhờ vậy mà họ có được thu nhập, đời sống vững vàng để chuyên tâm vào việc đào tạo lớp kế thừa, việc này phải do chính họ đảm đương chứ tôi không trực tiếp làm được. Bên Võ Thuật Cổ Truyền có ông Lư Hòa Phát rất giỏi mà lại nghèo cũng được tôi giúp.

Mặc dù thời gian này cuộc sống của bản thân và gia đình tôi rất khó khăn nhưng trong cương vị mới tôi thấy mình có trách nhiệm phải lo cho đời sống các anh em trước và sẵn sàng chịu thiệt nhiều mặt. Chẳng hạn thời gian này vì mới vào Nam chưa được bao lâu, tôi cần tổ chức những buổi biểu diễn, vừa được tiền vừa thu hút thêm học trò. Trên cương vị Tổng Thư Ký điều này đối với tôi thật dễ dàng nhưng tôi luôn từ chối để nhường cho các anh em khác. Tôi cũng thèm được tổ chức biểu diễn lắm, nên những khi có ai thật tình quí mình mà ngỏ lời mời thì tôi nhận lời ngay, như có lần tôi đã nhận lời võ sĩ Huỳnh Tiền (là một võ sĩ quyền Anh nhưng về sau lại cho con theo học Vovinam). Còn những nơi mời tôi chỉ vì vị nể tôi là Tổng Thư Ký thì tôi từ chối thẳng thừng. Anh Huỳnh Tiền thường tự hào khoe với mọi người: “Không ai mời ông Sáng cho biểu diễn Vovinam được ngoài tôi”.

Trong việc điều hành tôi xử sự linh động tùy từng trường hợp nên các võ sư nổi tiếng thời ấy đều rất nể trọng và xem tôi là bậc đàn anh. Thật ra tôi chỉ giỏi môn võ Vovinam nhờ đó mà có uy tín chứ ngoài ra không rành về các môn võ khác, nhưng tôi biết rõ khả năng từng người và sử dụng đúng chổ, phát huy được ưu điểm của họ nên họ nghe theo. Do đó mà những chuyên viên chưa hẳn là người lãnh đạo tốt, nếu chỉ dựa vào cái giỏi của mình thì không chắc sẽ thành công mà quan trọng là phải biết sử dụng tài năng của người khác.

Năm 1960 tôi lại là Tổng Thủ Quỹ của Uỷ Hội Thế Vận Việt Nam (còn gọi là Uỷ Hội Olympic). Có một điều rất lạ là tôi tuy nghèo nhưng làm việc ở đâu cũng được chỉ định giữ tiền, có lúc tiền quỹ lên đến gần mười triệu là số tiền rất lớn lúc bấy giờ. Làm Tổng Thư Ký Tổng Cuộc Quyền Thuật trong suốt sáu nhiệm kỳ, từ năm 1958 đến năm 1970 thì tôi xin từ nhiệm do bận bịu nhiều việc trong môn phái Vovinam.

Riêng về các lớp võ Vovinam, năm 1957, anh Hóa – một người bạn quen biết từ ngoài bắc – mời tôi dạy võ tại trường của anh vào buổi tối, có trương bảng hiệu “Võ đường Vovinam” đàng hoàng. Sở dĩ anh mời tôi là vì trước đó tôi đã can thiệp giúp anh giải quyết một việc rắc rối. Lúc bấy giờ chưa có luật lệ rõ ràng, ai đến chiếm khu đất nào thì cứ việc xây cất nhà cửa rồi tìm cách hợp thức hóa là xong. Anh Hóa chiếm một khu đất xây dựng mở trường dạy học ở đường Trần Khánh Dư, Tân Định, khi bắt đầu hoạt động thì bị địa phương làm khó dễ. Thời gian này tôi đang dạy võ cho Bộ Tư Lệnh Hiến Binh nên có quan hệ tốt với các cấp chức trách, tôi đã nhờ ông Đô Trưởng Sài Gòn can thiệp thành công.

Ngoài ra một thầy Đông Y Sĩ có nhà tại đường Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang cũng mời tôi mở lớp dạy võ tại đây. Sang năm 1958, một người bạn của tôi tên là Lý Trung Hòa – người Việt lai Trung Hoa – vốn là ký gỉa ở Hà Nội, khi vào Sài Gòn cũng tiếp tục làm báo, mời tôi phụ trách lớp võ dạy cho các nhà văn nhà báo cũng như rất nhiều người Hoa. Anh giúp đở tôi bằng cách giới thiệu cổ động trên báo. Anh cũng liên hệ với các ngân hàng của người Hoa để họ mời tôi dạy võ cho toàn bộ nhân viên của ngân hàng. Sau đó anh Hòa còn thuê giúp cho tôi một gian phòng lớn – trước đây là một vũ trường rất đẹp tại tầng lầu hai của một ngôi nhà trên đường Trần Hưng Đạo – của người bà con để làm võ đường.

Năm 1959 bố tôi qua đời, gia đình tôi chỉ còn ba mẹ con sống đạm bạc theo kiểu con nhà võ. Mẹ tôi rất khéoxoay sở trong gia đình, mùa nào thức ấy, đi chợ luôn chọn mua những thứ đúng mùa, vừa rẻ lại ngon và bổ. Tôi học theo lối sống của bà cụ, ăn theo mùa, cuộc sống thoải mái mà không tốn kém. Thời kỳ này chính quyền Ngô Đình Diệm cấm mọi hoạt động võ thuật nhưng tôi vẫn tìm cách xoay sở mở được võ đài nên các võ sĩ rất quý tôi. Tất nhiên tôi không tổ chức ởSài Gòn vì nơi đây gần các cơ quan Chính Phủ mà chuyển xuống các tỉnh, riêng việc này đã chiếm nhiều thì giờ của tôi rồi.

Tôi nhân danh Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam cấp giấy chứng nhận các võ sư có khả năng tổ chức võ đài với điều kiện phải xin phép chính quyền địa phương, phải đóng thuế đầy đủ. Rồi tôi liên hệ với các địa phương, lúc bấy giờ viên tỉnhtrưởng thường là người của quân đội, mang cấp bậc đại tá hoặc trung tá, rất có thế lực ở địa phương nên mạnh dạn ký giấy cho phép. Tôi lại dặn dò những bạn bè ký gỉa thể thao khoan đề cập tới những trận đấu này trên mặt báo, đợi sau khi tổ chức xong rồi muốn nói gì thì nói. Nhờ vậy mà các võ sư còn phương cách sống để có thể tiếp tục duy trì môn phái.

Năm 1960 môn phái Vovinam chịu một cái tang lớn: vào ngày 30-4-1960 (nhằm này mồng 4 tháng 4 năm Canh Tý) Sáng Tổ qua đời, hưởng dương 49 tuổi, để lại vợ và chín người con gồm ba trai và sáu gái. Chúng tôi an táng Sáng Tổ tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Ngày tiễn đưa Thầy đến nơi an nghỉ cuối cùng, tôi đã thay mặt toàn thể môn sinh đọc lời vĩnh biệt:

“Anh Nguyễn Lộc!

Tử sinh ai cũng một lần, nhưng chúng em cũng như toàn thể các môn sinh Vovinam thật không ngờ lại sớm có cái giờ phút đau đớn này.

Nhớ thuở xưa, khi nước nhà còn trong vòng nô lệ, nặng mang bầu máu nóng sục sôi, anh đã tách ra khỏi lứa bạn đời mê mải để riêng mình dấn thân vào hướng đường cao đẹp.

Với trí óc suy tư siêu việt, anh đã dung hòa tinh túy của các nền võ thuật cổ kim Âu-Á để sáng tạo cho nước nhà một môn võ hợp thời riêng biệt.

Rồi qua bao thời gian biến đổi, anh đã quảng bá môn võ thuật do anh sáng tạo, truyền sức sống quật cường mảnh liệt cho bao thế hệ thanh thiếu niên để gây thành phong trào khoẻ của những lớp người biết hãnh diện với dòng máu anh dũng chảy trong huyết quản mà tin tưởng yêu đời, trau giồi nhân cách.

Tổ quốc bởi anh mà thêm phần rạng rỡ.

Thanh niên vì có anh mà khỏi ngơ ngác, bơ vơ.

Và do đó, danh anh đã lừng vang khắp đất nước, suốt từ Bắc vào Nam có tới hàng triệu môn sinh.

Thời Pháp, thực dân đã phải e dè anh, tìm đủ mọi cách cũng không thể mua chuộc nổi anh; thời Nhật, phát xít cũng không lung lạc được anh bằng tiền tài hay bằng danh vọng. Và trong suốt thời gian đất nước chuyển mình, anh đã hiến cho dân tộc một khí giới sắc bén nhất để tin tưởng trong công cuộc chiến đấu bảo vệ non sông gấm vóc. Nhưng bao giờ cũng vậy, anh vẫn đứng ngoài vòng kiềm tỏa với đời sống hiên ngang tự lập và mục đích duy nhất: đào tạo từng thế hệ thanh thiếu niên khoẻ mạnh hoàn toàn về tinh thần và thể xác.

Thế mà trời xanh kia sao nỡ oái ăm, sớm vội cất anh đi cho bao người mến tiếc!

Hỡi ơi! Anh Nguyễn Lộc!

Điếu anh không khỏi nghẹn lời, naỳ thân quyến anh đây, nghẹn ngào nhỏ lệ. Nọ học trò anh đó, đau lòng tử biệt sinh ly.

Chúng em khóc anh, cảm vì nghĩa thầy trò thắm thiết; chúng em khóc anh, cảm vì ơn tri ngộ sâu xa, anh đã coi chúng em như những nghĩa đệ, đối xử với chúng em như tình máu mủ ruột rà.

Giờ đây, thực anh không còn ở nơi trần thế, thể xác anh đã mất, song tinh thần anh vẫn còn, và sẽ còn mãi mãi trong các em, trong các thế hệ mai sau, trong lòng người và trong lịch sử.

Trước thế nào, sau thế ấy, chúng em nguyện sẽ noi gương anh, không phụ lòng anh ủy thác, tiếp tục xây đắp nền võ đạo cho dân tộc.

Anh Nguyễn Lộc!

Cái sống của anh đã làm vẻ vang cho đất nước thì cái chết của anh cũng chỉ có nghĩa là đã truyền hết sinh lực cho các em, rồi đến lượt các em lại kế tiếp truyền sinh lực cho giống nòi, cho lớp người mai hậu.

Cùng với hồn thiêng sông núi, các em tin rằng anh sẽ còn mãi đứng bên lũ các em để dìu dắt, nhắc nhở các em làm tròn phận sự.

Hỡi ơi! Anh Nguyễn Lộc!

Giờ phút này, quây quần quanh đây, một thiểu số các em xin nghiêng mình trước linh cữu anh để bái biệt và cầu nguyện cho anh, hồn anh được thảnh thơi nơi Non Bồng Nước Nhược.

Chapter 4: Lãnh Trách Nhiệm Chưởng Môn

Được Sáng tổ ủy thác thay người tiếp tục sự nghiệp của môn phái, tôi quy tụ lớp môn đệ theo Sáng Tổ từ năm 1955, bồi dưỡng thành lớp võ sư cốt cán để cùng góp sức phát triển môn phái. Sau này chính các vị đó đã trở thành lớp võ sư ưu tú cùng tôi phát triển Vovinam rộng rãi khắp các tỉnh thành miền Nam.

Ngày 1-11-1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi, lúc đó là Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù cùng một số sĩ quan quân đội đem quân vây Dinh Độc Lập đòi ông Ngô Đình Diệm từ chức nhưng bị dẹp tan. Sau cuộc chính biến này, chế độ Ngô Đình Diệm cấm tất cả các hoạt động võ thuật, do đó tôi phải tạm nghỉ dạy võ.

Một thời gian sau, ông Hải -–em trai của Sáng Tổ – gặp khó khăn trong việc khai khẩn đồn điền trồng cao su và ra cây khai thác gỗ ở Ban Mê Thuột và Quảng Đức nên nhờ tôi lên trông coi giúp ông. Tôi nhận lời rời Saì Gòn cho mãi đến năm 1963, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các võ phái được phép hoạt động lại tôi mới trở về.

Sau mấy năm ngưng hoạt động, vừa về tới Sài Gòn tôi bắt tay ngay vào việc củng cố, xây dựng và phát triển môn phái Vovinam. Kể từ lúc đó, danh xưng Vovinam được nối thêm là Vovinam- Việt Võ Đạo.

Tôi mở Trung Tâm Huấn Luyện Vovinam ở số 61 đường Vĩnh Viễn tại Chợ Lớn, thành lập Ban Chấp Hành môn phái với hai cơ cấu:

  • Tổng Cục Huấn Luyện
  • Tổng Đoàn Thanh Niên

Tổng Cục Huấn Luyện chuyên trách đào tạo võ sư, huấn luyện viên cốt cán, thường xuyên tổ chức các lớp đặc huấn trau giồi kiến thức tổng quát cho các huấn luyện viên cao cấp và võ sư chuẩn hồng đai. Tổng Đoàn Thanh Niên đảm trách phần tổ chức sinh hoạt thanh niên, văn nghệ và cứu tế xã hội.

Tự lượng sức không thể đảm đương trọng trách một mình vì khả năng của tôi chỉ ở mức trung bình về mọi mặt, tôi lựa chọn những môn sinh giỏi đã theo Sáng Tổ từ năm 1955 phụ giúp. Trong số này có hai người nổi bật là Trần Huy Phong và Nguyễn Văn Thư.

Võ sư Phong là người giao thiệp rộng, có nhiều bạn bè tuy không phải là người của môn phái nhưng rất nhiệt tình trong việc tình nguyện tiếp tay với chúng tôi để tạo thế cho Vovinam. Về phần dạy võ, thời kỳ này chỉ có hai người đủ khả năng đứng lớp là tôi và võ sư Phong, bình thường tôi giao cho Phong dạy, sau đó khi ông đi quân dịch thì tôi phải đảm nhiệm.

Hai ông Phong và Thư có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau: Võ sư Thư chỉ chuyên tâm vào công việc chuyên môn trong nội bộ, còn ông Phong thì năng nổ chú trọng đến việc tạo thế bên ngoài. Nếu phô trương mà không làm thì không được việc, nhưng nếu làm mà không có phô trương để gây thanh thế thì không có thế mà làm. Tôi dung hòa và phát huy mặt mạnh của cả hai người, bổ sung cho nhau trong công việc nên rất thành công.

Hai ngườinày mà tách ra thì việc làm của từng người không có hiệu quả, tuy nhiên khi họ hợp tác với nhau thì thanh thế ông Phong nổi bật hơn ông Thư nhiều. Các hoạt động bên ngoài như tổ chứcchương trình văn nghệ, ca nhạc, đi cứu trợ các nơi đều do Tổng Đoàn Thanh Niên phụ trách nhưng lực lượng chủ yếu là lực lượng võ sinh của Tổng Cục Huấn Luyện đào tạo. Chính vì vậy mọi người thường tưởng lầm đó là nhân sự của Tổng Đoàn Thanh Niên do ông Phong phụ trách.

Năm 1973, tôi ban hành tiêu chuẩn tuyển chọn người kế nhiệm, theo đó mười võ sư cao cấp trong môn phái sẽ luân phiên đảm nhận nhiệm vụ Tổng Cục Trưởng – Tổng Cục Huấn Luyện (mỗi người một năm).

Võ sư Trần Huy Phong là người đầu tiên được giao phó trọng trách này vào năm 1974, đồng thời kiêm nhiệm Giám Đốc – Văn Phòng Phát Triển Việt Võ Đạo Quốc Tế.

Khi ban hành tiêu chuẩn này tôi đã đặt kế hoạch xây dựng choba miền là miền Đông, miền Tây, miền Trung, mỗi nơicó một trụ sở và võ đường lớn làm Cục Huấn Luyện Miền.

Cục Huấn Luyện Miền Đông được xây cất xong vào cuối năm 1974 tại Biên Hoà. Đây là đất rừng cao su của ông Võ Thành Tây, tôi chọn một khu đất rộng 75.000 m2 được khoanh vùng, dự kiến xây dựng một làng Vovinam. Do không đủ kinh phí nên tôi đề nghị ông Tây ưu tiên cho trả dần, mỗi lần 1.000 m2, do rất quý mến tôi nên ông Tây đồng ý. Vậy là Cục Huấn Luyện Miền Đông hình thành trên một khuôn viên 20X50 mét nằm ngay trên Quốc Lộ 1 trên đường vào thành phố Biên Hòa. Việc xây dựng kéo dài hai năm, với võ đường bề thế bề ngang 12 mét, bề sâu 30 mét, thêm một dãy năm căn nhà làm văn phòng trụ sở rất khang trang, có cả bãi đậu xe và vườn hoa xinh xắn. Nhưng rất tiếc chúng tôi chưa kịp làm lễ khánh thành thì tới ngày giải phóng, sau đó khu nhà này thuộc về nhà nước quản lý.

Trước đây Sáng Tổ chỉ giảng dạy lý thuyết truyền khẩu chứ không soạn thành văn bản tài liệu. Về đai đẳng và võ phục cũng chưa có qui định. Khi dạy võ nơi nào thì nơi đó ăn mặc theođơn vị của mình, dạy cho thanh niên bên ngoài thì ở trần mặc quần đùi, một thời gian sau khá hơn sẽ mặc quần đùi màu vàng, khi được lên dạy võ thì mặc quần màu đỏ. Đến năm 1964, Hội Đồng Võ Sư chúng tôi họp bàn đưa ra qui định về cách ăn mặc, màu đai. Các môn võ khác phần nhiều chọn võ phục màu trắng còn chúng tôi chọn màu xanh đại dương, tượng trưng cho sự phóng khoáng bao  la như biển cả.

Từ đó, môn sinh được mang võ phục màu xanh với hệ thống đai đẳng:

  • Xanh (Sơ đẳng: ba cấp)
  • Vàng (Trung đẳng : ba cấp)
  • Đỏ (Cao đẳng: bảy cấp)
  • Trắng (Thượng đẳng: dành riêng cho Chưởng môn).

Trong thời kỳ đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký – Tổng Cục Quyền Thuật Việt Nam, tôi nghiên cứu tìm hiểu sâu về các môn võ cổ truyền, rút ra những tinh túy và tìm cách bổ túc đồng thời chỉnh lại phần phân thế thất truyền của những bài võ xưa. Từ đó mà lập ra hệ thống mới “một phát triển thành ba” cho Vovinam – Việt Võ Đạo sau này. Các kỹ thuật và bài bản mới gồm:

  • 30 thế chiến lược (nguyên tắc lấy công làm thủ)
  • 28 thế vật căn bản với ba bài song đấu vật
  • Song luyện dao găm
  • Các bài quyền và khí giới: Thập Tự quyền, Long Hổ quyền, Việt Võ Đạo quyền, Xà quyền, Hạc quyền, Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm Pháp, Tứ Tượng Côn Pháp, Nhật Nguyệt Đại Đao Pháp, Bài Mộc Bản, Bài súng gắn lưỡi lê, Song đấu búa rìu, Song đấu mã tấu.
  • Phân thế haibài võ cổ truyền Lão Mai và Ngọc Trản.

Thực hiện di huấn của Sáng Tổ, nhờ sự phụ giúp đáng kể của hai võ sư Trần Huy Phong và Nguyễn Văn Thư tôi cũng hệ thống hóa kỹ thuật võ học và lý thuyết võ đạo để Vovinam tiến kịp thời đại.

Điều lệ, nội qui được soạn thảo ấn định mọi giềng mối, kỷ cương, luật lệ thi cử, phân công phân nhiệmrõ ràng, tuân thủ theo ba mục đích và năm tôn chỉ vốn là mục tiêu duy nhất của Vovinam từ khi mới thành lập đến nay.

Ba mục đích đó là:

  • Bảo tồn, phát triển và quảng bá võ học Việt Nam.
  • Thâu thập, nghiên cứu, phát minh các bài võ mới.
  • Huấn luyện môn sinh về ba phương diện võ lực, võ thuật và tinh thần võ đạo.

Cùng với năm tôn chỉ:

  • Mọi hoạt động của môn phái đều xây dựng trên nền tảng lấy con người làm cứu cánh, lấy đạo hạnh làm phương châm, lấy kỹ thuật và ý chí quật cường làm phương tiện.
  • Môn phái Vovinam là một đại gia đình trong đó mọi người yêu thương, kính trọng, đùm bọc lẫn nhau.
  • Môn phái Vovinam luôn tích cực góp phần vào mọi công cuộc giáo dục thanh thiếu niên.
  • Mọi hoạt động của môn phái Vovinam đều không có tính cách chính trị và tôn giáo.
  • Môn phái Vovinam luôn tôn trọng các võ phái khác để cùng xây dựng một nền võ học Việt Nam với tinh thần võ hữu thật sự.

Ba mục đích và năm tôn chỉ này không bao giờ thay đổi và chính điều qui định này cũng không được phép đổi thay.

Để hệ thống hóa được cả về kỹ thuật võ học lẫn lý thuyết võ đạo, tôi áp dụng phương pháp làm việc chung với mọi người. Đầu tiên tôi thuyết trình đề tài, tất cả mọi người đều ghi lại. Có ba cách ghi:

1- Tóm tắt điểm chính.

2- Làm sáng nghĩa bài giảng bằng cách thêm ví dụ.

3- Đưa ra phản luận.

Sau đó, tôi đúc kết bổ sung thành bài giảng chính thức. Muốn làm được điều này, phải sống hoà đồng với mọi người, sẵn sàng tiếp thu ý kiến người khác, vì người dở nhất cũng có điểm hay mà người hay nhất vẫn có điểm sai, trăm điều ghi cũng có một điều sót. Nhờ vậy mà tuy khả năng có hạn, cuối cùng tôi cũng đã hoàn tất được công trình tương đối hoàn chỉnh đưa hoạt động của môn phái đi vào qui cũ và nề nếp.

Nếu chỉ chú trọng vào võ thuật, bỏ nhiều thì giờ tập võ thì không có thì giờ để nghiên cứu sâu, còn chỉ mải mê nghiên cứu thì trình độ chuyên môn sẽ không tấn tới. Nghĩ vậy, tôi thu xếp vừa chuyên tâm vào nghề võ, vừa dành thì giờ cho việc nghiên cứu, lại dựa vào sự góp ý của anh em nên làm được nhiều việc. Nhờ có được phương pháp làm việc khoa học và tấm lòng mà tôi đã tạo được sự thành công cho môn phái chứ không phải nhờ năng lực khác thường nào cả. Về sau nhiều môn sinh cũng học the o tính cách này của tôi.

Tóm lại, trong hai năm 1964và 1965, ý niệm Cách Mạng Tâm Thân của Sáng Tổ cùng toàn bộ tư tưởng võ đạo Vovinam được tôi hệ thống hóa, bổ sung, điều chỉnh -–với sự góp ý của các cộng sự viên -–cho phù hợp với thời đại rồi in thành sách để làm tài liệu giảng huấn và bài học lý thuyết dành cho việc thi cử của môn phái Vovinam. Bộ sách nói trên gồm các tác phẩm:

– Ý nghĩa màu đai

– Mười điều tâm niệm

– Tìm hiểu Võ thuật – Võ đạo.

– 12 phương châm tu dưỡng hành xử

– Tác phong của Việt Võ Đạo sinh

– Ý thức hệ võ đạo về nếp sống và tình cảm của Việt Võ Đạo.

– Chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân.

– Vũ trụ quan, nhân sinh quan

Tuy nhiên, phải đến năm 1966, khi Vovinam Việt Võ Đạo được đưa vào giảng dạy ở các trường học, mà công đầu là của võ sư Phùng Mạnh Chữ tự Mạnh Hoàng (1938-1967), chương trình huấn luyện mới được bổ túc hoàn chỉnh với hệ thống bài bản rõ ràng từ Nhập Môn tới Chuẩn Hồng Đai. Hệ thống lý thuyết võ đạo được giảng dạy kèm theo chương trình huấn luyện ở các cấp đai.

Khi tôi đưa một số bài giảng cho ông Trần Ngọc Ninh -–Tổng Trưởng Giáo Dục của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ – xem qua, ông bèn quyết định bỏ môn học “Công dân” trong chương trình trung học mà thay bằng bài giảng của “Việt Võ Đạo” vì cho rằng tinh thần Việt Võ Đạo cao hơn, nhất là ở điểm kêu gọi dấn thân và hy sinh trong khi môn công dân chỉ chú trọng đến mặt hạnh kiểm.

Ông Ninh cũng cấp cho chúng tôi cơ sở tại sân vận động Hoa Lư ở quận 1 để xây dựng võ đường tập luyện. Sau khi ông Ninh thôi giữ nhiệm vụ thì đến ông Nguyễn Văn Thơ lên thay. Ông Thơ lúc ấy còn kiêm chức Chủ Tịch Hội Hướng Đạo Việt Nam, vì vậy hai tổ chức Hướng Đạo và Việt Võ Đạo rất thân thiện với nhau. Thời gian này Vovinam bị đòi lại cơ sở tại sân Hoa Lư, tôi và Mạnh Hoàng lên gặp ông Thơ trình bày là sẵn sàng dời đi với điều kiện xin bồi hoàn số tiền đã bỏ ra sửa chữa. Thấy rõ thiện chí của Vovinam chỉ vì lợi ích của thanh niên, dốc công dốc của ra làm việc xã hội, ông Thơ đã hợp thức hóa cho Vovinam được sử dụng sân vận động này. Về sau mỗi khi hướng Đạo có những cuộc họp lớn ông đều mời tôi tham dự vì cho rằng đường lối tôn chỉ hai tổ chức có phần giống nhau.

Dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, môn võ Judo thịnh hành, được đem dạy trong các trường học và trong quân đội. Thời kỳ Chính phủ của ôngTrần Thiện Khiêm, lực lượng Đại Hàn vào Việt Nam đã đưa theo môn Taekwondo, mmôn sinh theo học võ này còn được quà cáp và trợ cấp tiền. Đến năm 1966 nổi lên phong trào người Việt Nam học võ Việt Nam thì Vovinam bắt đầu phát triển mạnh, mặc dù môn sinh theo học môn này phải đóng tiền. Vovinam được dạy trong hầu hết các trường trung học danh tiếng thời bấy giờ như: Gia Long, Trưng Vương, Pétrus ký, Chu Văn An, Lê Văn Duyệt, Cao Thắng… và một số các trường đại học. Thời kỳ từ 1970 đến 1974 là giai đoạn phát triển mạnh nhất của Vovinam.

Việc quảng bá Vovinam ngày càng mở rộng, tôi chỉ định các môn sinh ưutú phụ trách các Cục Huấn Luyện ở khắp miền Nam. Cục Huấn Luyện Miền Trung mở tại tỉnh Khánh Hòa do võ sư Trịnh Văn Mão tự Ngọc Minh phụ trách, Cục Huấn Luyện Miền Đông tại Bình Dương do võ sư Ngô Kim Tuyền trông coi, còn võ sư Nguyễn Văn Nhàn, một môn sinh đồng thời là nghĩa tử của tôi giữ chức Cục trưởng Cục Huấn Luyện Miền Tây, trụ sở đặt tại Cần Thơ.

Từ năm 1974 Vovinam bắt đầu phát triển ra quốc tế do Giáo Sư Phan Hoàng phổ biến đầu tiên. Dưới thời Ngô Đình Diệm ông trốn ra nước ngoài rồi học thi lấy ba bằng tiến sĩ đều hạng ưu, được người nước ngoài vị nể. Ông Phan Hoàng có học võ với Sáng Tổ một thời gian. Đối với tôi ai học với Sáng Tổ dù chỉ một ngày cũng là anh em đồng môn.

Do nhu cầu phát triển quốc tế, tôi chính thức giao trọng trách thành lập Liên Đoàn Vovinam – Việt Võ Đạo tại Pháp cho Giáo Sư Phan Hoàng làm chủ tịch với Ban Điều Hành gồm năm võ sư nổi tiếng là lão võ sư Nguyễn Dân Phú, võ sư Hoàng Nam, Võ sư Bùi Văn Thịnh, võ sư Nguyễn Trung Hòa và võ sư Phạm Xuân Tòng. Ngoài ra ông Hoàng còn kiêm nhiệm đại diện phong trào Việt Võ Đạo ở Âu Châu và Phi Châu.

Thời kỳ sau năm 1974, ông Phan Hoàng giúp đỡ cho người em út của ông Trần Huy Phong là Trần Phụng Dương (về sau đổi tên là Trần Nguyên Đạo) sang Pháp du học, khi đó ông Đạo đang là môn sinh Vovinam ở cấp hoàng đai. Ông Phan Hoàng không giỏi Vovinam nhưng có uy tín trong tất cả các võ sư ngoại quốc nên đỡ đầu cho ông Trần Nguyên Đạo mở lớp dạy Vovinam rất thành công.

Thêm vào đó, những du học sinh là môn sinh Vovinam Việt Võ Đạo đi du học trước và sau năm 1975 sau khi tốt nghiệp cũng mở lớp dạy Vovinam, nhưng chỉ là phong trào tự phát chứ không do môn phái cắt cử. Do vậy, việc giảng dạy không thống nhất và đồng nhất, khả năng võ thuật của các đương sự cũng bị hạn chế.

Tháng 5 năm 1975, ngay sau ngày giải phóng, tôi bị đưa đi học tập cải tạo. Năm đầu tiên tôi bị giam ở Khám Chí Hòa, gia đình không được phép thăm nuôi. Thời gian đầu tôi hy vọng chỉ phải bị cải tạo ba tháng vì nghĩ rằng mình không làm chính trị, nhưng sau ba năm vẫn chưa được về tôi đoán rằng có lẽ phải kéo dài đến mười năm. Qủa nhiên phải hơn mười ba năm tôi mới được trở về.

Thời kỳ hơn mười năm từ sau năm 1975, trong thời gian tôi đi học tập cải tạo, môn phái lâm vào một tình trạng hỗn loạn.

Khi nghe tin tôi đi học tập cải tạo, võ sư Nguyễn Văn Nhàn – lúc đó đang phụ trách Cục Huấn Luyện Miền Tây của Vovinam – trở về Sài Gòn đến sống ở nhà tôi tại đường Sư Vạn Hạnh, dù ông còn bố mẹ và đông anh chị em. Ông cùng với người em kết nghĩa là võ sư Nguyễn Văn Sen tự nguyện đến chăm sóc mẹ tôi và đỡ đần em gái tôi lúc đó đang một nách hai con, đứa bé mới được sáu bảy tháng, đứa lớn được ba tuổi, còn chồng bị đi cải tạo.

Trong trại giam Chí Hòa, tất nhiên cuộc sống rất gay go, phải chung đụng với cả những thành phần cao bồi du đãng, nhưng tôi vẫn cố gắng sống chan hòa với mọi người, coi như cùng cảnh ngộ.

Sang năm thứ hai tôi được phép nhận quà của gia đình. Khi có quà bao giờ tôi cũng phân chia cho tất cả mọi người, có nhiều biếu nhiều, ít biếu ít, gọi là có qua có lại. Đám cao bồi du đãng tại đây hễ thấy ai có quà đều xin. Tôi có nguyên tắc của mình, có thứ tôi biếu đều cho mọi người, riêng vài món đặc biệttôi chia làm ba phần, một phần biếu cả phòng, phần thứ hai chia cho những người có quan hệ thân hơn và phần còn lại giữ riêng cho mình.

Trong hoàn cảnh phức tạp tại đây, muốn sống yên ổn không phải là chuyện đơn giản. Vài nười xử sự không khéo, khimới vào có thái độ cách biệt, xem nhẹ đám cao bồi, đến khi chúng dọa nạt thì tỏ ra sợ sệt. Khi có thức ăn ngon như giò chả họ lại giữ riêng, vài ngày thức ănbị hỏng rồi mới đem cho, người ta vẫn nhận vì trong cảnh thiếu món gì cũng ngon, nhưng họ hậm hực trong lòng.

Có lần tôi chia quà thăm nuôi cho mọi người xong, một tay du đãng hỏi xin phần tôi cất riêng thì tôi nói nhẹ nhàng: “Các con thấy có bao giờ bố ăn một mình đâu, bố chia đều cho cả anh em. Các con lanh lợi có thể xin thêm được người này người khác, ở đây có những người hơi nhút nhát không dám xin ai bao giờ, bố để dành giúp cho họ”. tôi nói thế nhưng hôm sau nó vẫn tới hỏi, tôi cũng nhất định từ chối không để bị lợi dụng.

Đôi khi chúng hỗn với tôi thì tôi nhịn cho qua, nhưng nếu hỗn với người khác thì tôi có thái độ ngay, đó là quan điểm sống của tôi, bênh người cũng là giữ cho mình. Khi chúng gây sự với người khác, nếu mình ôn hòa và khéo léo can thiệp, về sau nếu có người động đến mình tất nhiên mình sẽ có đồng minh. Con nhà võ có lợi thế ở điểm không phải sợ ai. Nhiều người vì yếu đuối nên thành nhu nhược, thấy bọn du côn đàn áp người khác không dám có thái độ, khi chúng động đến chính mình họ mới phản ứng thì trễ rồi.

Do đó thời gian này tôi ở phòng nào thì nơi đó tương đối ổn định, vừa có lộn xộn tôi hòa nhã can thiệp ngay, lẽ thường bao giờ bọn du côn cũng tìm những người yếu để dọa dẫm, nếu mình để yên cho nó bắt nạt, trước sau gì chúng cũng sẽ khống chế tất cả mọi người.

Trong suốt thời gian hơn 13 năm học tập cải tạo, trải qua nhiều địa điểm khác nhau từ Thuận Hải, Phú Khánh, Xuân Phước, Xuân Lộc…, tôi luôn luôn giữ tâm mình thanh thản, nhường nhịn mọingười, cùng chia sẻ khó khăn với nhau, gặp chuyện bất công thì can thiệp. Ban Quản Giáo thấy tôi lớn tuổi lại có uy tín trong đám tù nên có ý cho tôi học nghề để tránh khỏi làm việc nặng nhọc nhưng tôi từ chối. Họ đề nghị tôi đi kiểm soát chổ này chổ kia, nếu thấy ai có ý trốn trại thì báo cáo, tôi cũng không nhận làm. Do vậy anh em ai cũng quý, tôi lớn tuổi nhưng có sức khoẻ, việc làm gì nặng nhất tôi luôn xung phong cùng làm với anh em.

Khi cần thiết tôi cũng có thái độ cương quyết nhưng chừng mực nên không bao giờ xảy ra chuyện gì đáng tiếc. Chẳng hạn có lần khi đi lao động, một số anh em lười biếng không chịu làm, dãy người sắp thành hai hàng dài, người đứng trước không nhúc nhích khiến tôi phía sau phải đứng yên theo, thế nhưng tôi lại bị cán bộ phạt. Lần đầu tôi chấp nhận, nhưng sau đó lại phạt nữa thì tôi phản ứng, cho rằng họ phải phạt những người đứng trước chứ không phải tôi. Tôi nể cán bộ nhưng nếu làm quá đáng thì không được. Thấy tôi cãi,  họ dọa bắn, tôi nói: “Súng để dành bắn kẻ thù chứ sao lại bắn chúng tôi, không nên lãng phí đạn kiểu đó. Vả lại tôi không làm gì sai trái cả”. Trong suy nghĩ của tôi, nếu lần đầu họ phạt không đúng mà mình cóthái độ ngay thì không hay, đến khi họ phạm thêm nhiều sai lầm bắt buộc mình phải phản ứng. Đó cũng là nguyên tắc của Vovinam, đầu tiên là nhu, khi nào thái quá mới cương.

Sau 13năm qua trại cải tạo, đến năm 1988, trước Tết âm lịch mấy ngày tôi được trả tự do.

Trong thời gian tôi bị cải tạo, võ sư Trần Huy Phong là người điều hành Vovinam. ông cũng đi học tập nhưng chỉ một thời gian ngắn. Khi trở về tôi nhận thấy về mặt đời sống vật chất ông Trần Huy Phong có khá lên, có lẽ một phần cũng nhờ vào việc điều khiển môn phái trong thời gian vắng tôi.

Trong nội bộ lúc ấy có nhiều lủng củng, nổi cộm nhất là ciệc xét thăng đai, mỗi người làm một cách nên nảy sinh bất hoà và tị hiềm với nhau.

Tôi mới về mọi người đã vội vàng yêu cầu phân xử, cứ tưởng với chức Chưởng Môn tôi nói ra điều gì anh em cũng răm rấp nghe theo.

Thật là sai lầm khi nghĩ rằng người lãnh đạo cứ việc làm theo ý mình là được mọi người tuân phục. Một người Chưởng Môn sáng suốt phải biết được ý nguyện của tất cả môn sinh và giúp họ thực hiện ý nguyện đó, như  vậy mới tranh thủ được sự đồng lòng của mọi người và khi đó lệnh của Chưởng Môn sẽ được hưởng ứng hoàn toàn.

Một số người làm áp lực yêu cầu tôi phạt võ sư Nguyễn Văn Nhàn, môn sinh đồng thời là nghĩa tử của tôi. Vào khoảng thời gian đầu năm 1975, Nhàn là một trong những học trò gần gũi với tôi nhất, tự nguyện đến ở nhà tôi để đỡ đần cho gia đình khi tôi đi học tập cải tạo. Võ sư Nhàn cũng là người đã hướng dẫn Nguyễn Văn Sen gắn bó với Vovinam, hiện nay Sen là môn sinh thân cận nhất của tôi. Sen và Nhàn là anh em kết nghĩa.

Sau năm 1975, võ sư Nguyễn Văn Nhàn qua Pháp, nghe tiếng ông mọi người rất vị nể vì dù sao đó cũng là nghĩa tử của Chưởng Môn. Ông Nhàn thẳng thừng phê phán các võ sư ở Pháp rằng họ đã làm không đúng với đường lối tôn chỉ của Vovinam. Ông còn nói thẳng với Trần Nguyên Đạo: “Chú phải về nước học thêm ít nhất là ba năm nữa mới đủ sức để dạy võ”. Từ đó mà nảy sinh mối bất hòa ngấm ngầm giữa ông Nhàn và một số võ sư.

Khi sang Pháp, ông Nhàn dạy Vovinam cho nhiều người, trình độ ông thuộc Hồng Đai Đệ Nhất Cấp, có lần do yêu cầu công việc ông thăng đai cho môn sinh lên trình độ Hoàng Đai Đệ Nhị Cấp, điều đó không hẳn là sai, nhưng do sự đố kỵ lúc đó, một số võ sư yêu cầu tôi áp dụng hình phạt.

Trên thực tế việc xét đẳng cấp đai có nhiều điểm tế nhị và phức tạp, không phải trường hợp nào cũng xét giống nhau. Có người tuy chưa đạt yêu cầu nhưng vì nhiệm vụ họ đang giữ đòi hỏi phải mang đến cấp đai tương ứng để làm việc, nhưng như thế thì phải công khai giải thích cho mọi người hiểu.

Do tình hình nội bộ bất ổn lúc đó, một số người muốn tôi chứng tỏ cho thấy thái độ công tâm của Chưởng Môn đối với những hành vi sai phạm. Cụ thể là ngay cả nghĩa tử của mình, một môn sinh rất thuần thành và được mọi người vị nể, cũng vẫn bị phạt để răn mọi người. Chuyện răn để làm gương là tốt, nhưng thật ra đây chỉ là một cách hạ uy tín nhau vì hiềm khích cá nhân, ông Nhàn bị phạt thì những người kia vui mừng. Tôi mới trở về sau một thời gian dài gián đoạn việc điều hành, trong tình hình rối ren, bị phân hóa lúc đó, tôi đành chiều lòng để giữ yên nội bộ.

Gần mười năm ngưng hoạt động, các võ sư Vovinam Việt Võ Đạo trong nước đã quên nhiều đòn thế, bài bản, do đó bắt đầu có hiện tượng mạnh ai nấy làm. Đó là tình hình môn phái trong năm 1989 khi tôi trở về nắm lại việc điều khiển. Nhưng nhờ truyền thống gắn bó, hoà đồng của môn phái lâu nay nên khi mọi người cùng ngồi lại ôn tập vớinhau, mỗi người nhớ mỗi đoạn đã ghép lại đầy đủ toàn bộ giáo án cũng như tài liệu cơ bản của môn phái.

Tôi liên tục mở những lớp tập huấn thống nhất chương trình. Trước năm 1975 chỉ có vài môn sinh Vovinam đạt trình độ Hồng Đai Đệ Nhất Cấp, sau năm 1989 tôi soạn thảo thêm chương trình đầy đủ từ Hồng Đai Đệ Nhất Cấp cho đến Hồng Đai Đệ Lục Cấp. Mọi cơ cấu tổ chức, phân công phân nhiệm, võ phục, kỳ hiệu, phù hiệu, danh xưng vẫn được áp dụng theo bản Qui Lệ Môn Phái viết năm 1964.

Riêng Tổ Đường có thêm phù hiệu: mũi tên chỉ lên trời với bốn vòng xanh, vàng, đỏ, trắng, bọc bên ngoài vòng âm dương và bản đồ Việt Nam.

Nội dung một số bài viết của tôi được các nhạc sĩ phổ nhạc, chúng tôi sử dụng làm nhạc hiệu của môn phái Vovinam. Ngoài ra còn có các bài hát nay đã trở nên quen thuộc với môn sinh Vovinam như Vovinam Tâm Ca, Tiễn Biệt Sáng Tổ, Theo Dấu Một Ánh Sao, Thanh Niên Việt Võ Đạo .v.v..

Trong thời gian tôi vắng mặt, một số võ sư đi ra nước ngoài quảng bá và phát triển Vovinam. Trước đây mỗi khi chỉ định môn sinh về dạy võ ở tỉnh nào thì chính tôi đi mua vali, sắm sửa quần áo, đưa một ít tiền để họ tiêuxài trong vài tháng cho đến khi có được thu nhập ổn định để tự túc sinh sống. Nay các võ sư tự phát đi ra nước ngoài, do đó khi mới về tôi chưa nắm vững tình hình cũng không điều hành được họ.

Thành công trong việc quảng bá Vovinam ra thế giới từ sau năm 1975 là công lao của các võ sư sinh sống ở nước ngoài, phải công bằng ghi nhận công lao của họ mặc dù đó hoàn toàn là việc làm tự phát. Nhưng mỗi sự việc đều phải tùy thời, ở giai đoạn trước việc làm này có thể chấp nhận được, vì nếu cứ thúc thủ chờ lệnh trên trong khi tôi vắng mặt thì môn phái không phát triển, cho nên việc tự phát ngày xưa là tốt, thậm chí là công trạng. Vovinam chưa được bên ngoài biết tới, nhờ tự phát, võ sư học được đến đâu dạy đến đấy, mà môn phái được nhiều người biết tới.

Theo đề nghị của các võ sư hải ngoại, tôi chỉ thị họp Đại Hội Võ Sư Hải Ngoại bầu Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ để làm gạch nối giữa văn phòng Chưởng Môn với các võ đường tại nhiều nước khác nhau. Trong nước cung cấp tài liệu học tập cho hải ngoại còn Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ Hải Ngoại chuyển thỉnh nguyện của các võ sinh và huấn luyện viên về cho trong nước, phối hợp tổ chức chấm thi và tổ chức các lễ lớn của môn phái như lễ tưởng niệm Sáng Tổ.

Ngày 12 tháng 5 năm 1989, tôi gởi một Chỉ Dụ cho toàn thể môn đồ Vovinam tại hải ngoại nội dung như sau:

CHỈ DỤ

Gởi toàn thể môn đồ hải ngoại

Chưởng môn Môn Phái VOVINAM – Việt Võ Đạo

Chỉ thị:

ĐIỀU I:

Các võ sư có tên dưới đây chịu trách nhiệm thành lập một Ủy ban trù bị Đại Hội Võ Sư Việt Võ Đạo hải ngoại để bầu Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ – Hội Đồng Võ Sư Việt Võ Đạo Hải Ngoại nhầm mục đích thống nhất lề lối phát triển Việt Võ Đạo ở nước ngoài.

1 – Võ sư Nguyễn Dần

2 – Võ sư Nguyễn Văn Thư

3 – Võ sư Phạm Hữu Độ

4 – Võ sư Lê Trọng Hiệp

5 – Võ sư Phan Quỳnh

ĐIỀU II:

Hội Đồng võ sư Việt Võ Đạo hải ngoại bầu xong, Ban Thường Vụ Hội Đồng Võ SƯ Việt Võ Đạo có trách nhiệm thẩm định lại khả năng từng người phù hợp ở đẳng cấp nào, sau đó làm phúc trình đề nghị thăng đai hoặc giữ nguyên đai cấp cũ về Việt Nam để võ sư Chưởng Môn phê duyệt và ban hành quyết định.

ĐIỀU III:

Đối với màu sắc võ phục, quốc nội vẫn giữ màu xanh đại dương. Song, võ sư Chưởng Môn đồng ý để đại hội bàn thảo rộng rãi nhằm thống nhất một màu xanh như trong nước, hoặc chọn màu võ phục thích hợp với địa phương. Nếu được hai phần ba số thành viên đại hội biểu quyết chấp thuận.

ĐIỀU IV:

Việt Nam là cái nôi, là nơi xuất phát Việt Võ Đạo, do đó chương trình và thời gian huấn luyện phải đặt nặng về bài bản phong phú và tinh luyện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển quốc tế, võ sư Chưởng Môn đồng ý ủy nhiệm cho đại hội bàn bạc, soạn thảo một chương trình huấn luyện thích hợp với tình hình và đặc điểm ở nước ngoài. Chương trình này phải được hai phần ba số thành viên đại hội chấp thuận.

ĐIỀU V:

Vì sự nghiệp phát tiển Việt Võ Đạo, mọi lệch lạc, sai trái từ trước đến nay của bất cứ ai cũng đều được bỏ qua, nhưng từnay những vi phạm phải được xét xử nghiêm minh và thi hành kỷ luật.

Đại hội này do võ sư Chưởng Môn chính thức ủynhiệm, nếu ai không tham dự mà không có lý do chính đáng, được coi là tự ý từ bỏ hệ thống Thống Thuộc Môn Phái.

ĐIỀU VI:

Chỉ Dụ này được giao cho Ủy Ban Trù Bị Đại Hội để thi hành và phổ biến đến từng võ đường Việt Võ Đạo ở nước ngoài.

ĐIỀU VII:

Diễn Biến đại hội, danh sách nhân sự trong Ban ChấpHành, Ban Thường Vụ Hội Đồng Võ Sư Việt Võ Đạo hải ngoại, các vấn đề ở điều 2, 3 và 4 trong chỉ dụ này cùng chương trình, kế hoạch phát triển Việt Võ Đạo ở nước ngoài của đại hội phải tường trình lên võ sư Chưởng Môn để duyệt y và hợp thức hóa. Sau đại hội này, mọi hoạt động Việt Võ Đạo ở nước ngoài phải đi vào đường lối phát triển chung do Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ Hội Đồng võ sư Việt Võ Đạo hải ngoại đại diện môn phái điều hợp, dưới sự lãnh đạo của võ sư Chưởng Môn.

***

Tuy nhiên, Ban Chấp Hành hải ngoại làm việc được một thời gian thì tan rã do nẩy sinh nhiều mâu thuẫn. Kể từ đó tôi chủ trương để Vovinam tại hải ngoại tiếp tục tự phát theo khuynh hướng, tâm cơ của mỗi người. Sau đó, căn cứ vào thành quả hoạt động cụ thể ở mỗi nơi mà công nhận hoặc hỗ trợ nếu có yêu cầu. Qua hoạt động phát triển môn phái, các môn sinh có dịp phát huy khả năng, tư cách, nhiệt tâm. đức hạnh. Ai có sức thu phục tất nhiên sẽ lãnh đạo được mọi người.

Thời kỳ những năm 90 là giai đoạn hết sức khó khăn cho tôi. Với cương vị chưởng Môn, tôi ý thức rằng đây không phải là một chức quyền tọa hưởng mà là một sứ vụ nặng nề, phải gạt bớt riêng tư, hiến thân phục vụ, lời nói phải trước sau như một, việclàm phải minh bạch, chín chắn, không bao giờ có những thay đổi đột xuất. Và nhất là phải công minh chính trực, không yêu ghét nhỏ nhen.

Tôi nổ lực lo ổn định việc điều hành môn phái, cố gắng sao cho cả trong và ngoài nước trở thành một khối thống nhất và tận dụng mọi nhân lực của môn phái. Việc xây dựng môn phái cũng như xây dựng một tòa nhà, thành phần mở trường trực tiếp dạy võ là nền móng, thành phần lãnh đạo là mái nhà. Nhưng dù nền móng có vững chắc, mái che tốt, cũng vẫn chưa đủ để làm nên một tòa nhà bề thế, mà phải xây dựng đầy đủ những bức tường với sự thiết trí trang hoàng nội thất thích hợp.

Cuối năm 1992, nhân buổi họp mặt cuối năm trước các võ sư Hồng Đai và các Trưởng Câu Lạc Bộ Vovinam trong nước, tôi đã đọc bài sám hối trước anh linh Sáng Tổ Nguyễn Lộc như sau:

Hôm nay ngày 22 tháng Chạp năm Tân Mùi (tức 26-01-1992), đệ tử là Lê Sáng, Chưởng môn Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo, thắp hương thànhkính cẩn cáo trước anh linh Sáng Tổ.

Từ ngàySáng Tổ rũ sạch bụi trần, vui cõi vĩnh hằng, để lại sự nghiệp muôn đời cho hậu thế, đệ tử gắng sức xửa mình tiếp nối ân thiêng thấm thoát đã ngoài ba mươi năm.

Thời gian qua, đệ tử đã cúc cung tận tụy rèn luyện lớp môn đệ hậu sinh, không ngừng noi gương Sáng Tổ liên tục thực hiện cuộc Cách Mạng Tâm Thân và đem tình đồng đạo thiêng liêng ra gắn bó, đắp xây môn phái để phục vụ và giúp ích con người.

Vốn biết gốc võ đạo muốn phổ biếnvà lưu truyền cần có người kế thừa tài trí thành tâm, đệ tửđã chuyên tâm kén chọn hiền tài, ngày đêm giáo luyện, tài bồi cả về Thuật lẫn Đạo.

Kỳ vọng chuyện tương lai, khơi nguồn Nhân Võ Đạo, đệ tử luôn luôn khép mình cung kính theo tiêu hướng “Thuận Thiên, Hòa Nhân”, bởi nghĩ: “Đạo Trời không dành riêng cho một ai cả, hễ biết tận tụy và nhún nhường thì sẽ được lòng người và việc lớn ắt sẽ thành đạt”.

Và người xưa đã dạy: “Chưa biết thì học, học xong thì nhường”. Đó là nguồn vui xây dựng, tham luyến chi cho mệt trí, âu lo!

Nào ngờ: Uy danh môn phái tuy được đời biết đến, toàn cầu mến mộ nhưng nội bộ lại manh nha chuyện phân hóa tranh giành.

Đạo xưa hiện rõ: con dại cái mang, trò hư thầy lỗi. Vì “huấn đạo bất nghiêm” mới gây ra cớ sự. Đành rằng “nhân vô thập toàn”, nhưng kẻ gây tội lại chính là người được đệ tử tuyển chọn và hết lòng bồi dưỡng làm thừa kế tương lai.

Gây lỗi được chỉ vẽ phải biết, biết rồi phải sửa trị, phải tự khép mình vào khuôn khổ để làm gương thì sự nghiệp bản môn mới sáng tỏ và tồn tại với đời.

Nay đệ tử tự xét đã phạm ba tội lớn:

1 -–Đức bạc: nên chỉ biết kính cẩn giữ tín nghĩa cho bản thân mà thiếu sáng suốt để kẻ do mình gây dựng dùng trí xảo lợi dụng nghĩa chung, thao túng môn phái, mưuđồ giành lợi riêng tư.

2 – Tài thiển: nên nhận xét lầm lẫn, thiếu tiên liệu dự phòng, có đức dung dưỡng mà không có biện pháp kiềm chế nên làm cho nhân sự hoang mang, môn quy lỏng lẽo.

3 -–Lễ bất nghiêm: nên trật tự lộn xộn, kẻ thế mạnh sinh cuồng loạn, kẻ cẩn trọng sinh nhát sợ, trên không khiến được dưới, dưới muốn tự tung tự tác vượt ngoài khuôn khổ, kiêu ngạo tự tôn.

Bởi vậy, đệ tử xin cúi đầu sám hối trước anh linh Sáng Tổ và tự nhận hình phạt:

1 – Giáo huấn không nghiêm, lập thừa kế không thành, nay tự truất quyền tuyển chọn và truyền ngôivị Chưởng Môn cho người thừa kế.

2 – Trao quyền tuyển chọn và bầu tân Chưởng Môn cho một hội đồng đặc biệt được thành lập do Đại Hội Đồng Vovinam Việt Võ Đạo toàn môn phái quyết Định.

Kểtừ nay đệ tử chuyên tĩnh tâm sám hối ở hậu trường, thực hiện di chỉ của Sáng Tổ hoàn chỉnh các vấn đề võ thuật, võ đạo cho môn phái, tiếp tục huấn luyện các võ sư, đào tạo hạt nhân cốt cán và hết lòng tài bồi mọi mặt cho các tân Chưởng Môn tương lai cho đến mãn đời.

Lòng thành dâng lên, khép nép chịu tội.

Kính xin anh linh Sáng Tổ chứng giám.

***

Thế rồi theo qui luật của cuộc sống, hết trầm rồi phải thăng, hết suy rồi tới thịnh, hết tan phải hợp, Vovinam Việt Võ Đạo dần dà đi vào nề nếp. Sau một thời gian phân hóa xáo trộn, lòng người lại càng thêm gắn bó.

Từ hơn mười năm nay rất nhiều võ sư ở nước ngoài – cả người Việt Nam lẫn người ngoại quốc – đã về Việt Nam để bái Tổ và học hỏi thêm kinh nghiệm. Một số võ sư người nước ngoài đạt trình độ cao, đòn thế vững vàng hơn cả một số võ sư Việt Nam, vì muốn chuẩn hóa nên về Tổ Đường ở trong nước để thụ giáo thêm. Chẳng hạn như võ sư người Pháp tên Patrick, nay đã đạt đến Chuẩn Hồng Đai, võ nghệ rất giỏi và từng dạy Vovinam nhiều nơi trên thế giới. Anh học Vovinam với võ sư Nguyễn Văn Chiếu. Khi về đây ôn luyện, có lần Patrick hỏi tôi nếu người ngoại quốc giỏi Vovinam hơn người Việt Nam thì thầy Chưởng Môn nghĩ thế nào? Tôi trả lời, người nào giỏi thì mang đai lớn, đó là lẽ công bằng bình thường thôi.

Một võ sư khác là Furgen Schwerdtmann người Đức, đầu tiên do võ sư Nguyễn Tiến Hội truyền thụ, ôn luyện trao đổi với võ sư Nguyễn Thành Xê ở Đức rồi sang Úc học thêm võ sư Lê Công Danh. Sau đó anh về Việt Nam học tập tại Tổ Đường, nay đã lên đến Hồng Đai Đệ Nhất Cấp.

Hiện nay hầu hết các võ sư điều khiển những võ đường Vovinam ở hải ngoại đã chấp nhận đi vào nề nếp của môn phái, chỉ còn một số ít vì chưa kiện toàn hoặc có ý khác nên chưa chính thức nối liên lạc với tôi. Tôi hy vọng đây chỉ là vấn đề thời gian, không bao lâu nữa tất cả sẽ quay về một mối.

Di sản Sáng Tổ để lại rất quý báu, đặc biệt lúc sinh thời ông chỉ giảng chứ không viết thành bài bản, có viết rồi cũng xé bỏ. Lúc còn trẻ tôi nhớ nằm lòng những lời Thầy giảng nên sau khi Sáng Tổ mất, tôi tiếp nối sự nghiệp của Thầy đã ghi lại gần như đầy đủ. Trong tương lai nếu những sách này được dịch sang các thứ tiếng nước ngoài thì chắc chắn đó là những tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu về võ thuật cũng như tinh thần và triết lý của Việt Võ Đạo. Tôi tin tưởng rằng những tư tưởng này sẽ tồn tại, theo quiluật muôn đời thì dù có lúc nắng lúc mưa, lúc lên lúc xuống, nhưng những gì có gía trị luôn luôn tồn tại với thời gian. Hiện nay Vovinam đã phát triển ra quốc tế, nhưng muốn dịch ra tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha… thì đòi hỏi người dịch phải có hiểu biết nhất định về môn võ để am hiểu rõ ràng, nhất là về mặt tư tưởng, để nội dung các tài liệu được dịch chuyên tải trọn vẹn tinh thần Vovinam Việt Võ Đạo.

Năm 1997 võ sư Trần Huy Phong qua đời vào lúc 19giờ 35 phút ngày 13-12 (nhằm ngày 14 tháng 11 năm Đinh Sửu) tại nhà riêng ở Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP-HCM và được hỏa thiêu vào sáng ngày 18-12-1997 tại Bình Hưng Hòa.

Nhân đây, tôi muốn nhắc lại thân thế và sự nghiệp của một người từng góp nhiều công sức vào việc duy trì và phát triển môn phái Vovinam.

Võ sư Trần Huy Phong tên thật là Trần Quốc Huy, trong gia đình thường gọi thân mật là Trọng Bách. Ông sinh ngày 14-11-1938 (Mậu Dần) tại xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; là con thứ tư trong gia đình có bảy anh chị em. Thân sinh là cụ ông Trần Văn Bảng (1913-1993).

Cuối năm 1954, ông bắt đầu theo học Vovinam với Sáng Tổ Nguyễn Lộc tại võ đường Thủ Khoa Huân -–Sài Gòn. Năm 1957, khi Sáng Tổ lâm bệnh không trực tiếp giảng dạyđược nữa thì đến lượt tôi là người hướng dẫn võ sư Phong.

Dành gần trọn cuộc đời đóng góp cho sự nghiệp phát triển Vovinam ViệtVõ Đạo, võ sư Trần Huy Phong cũng là người đầu tiên được thăng Hồng Đai Đệ Ngũ Cấp (tương đương Huyền Đai Đệ Cửu Đẳng tính theo hệ thống đẳng cấp quốc tế) vào năm 1989.

Khi đó tôi đã viết lời nhận xét đánh gía như sau: “Thầy Trần Huy Phong là người có công lao lớn thứ hai sau Chưởng Môn trongquá trình khôi phục và phát triển Vovinam từ đầu thập niên 60 đến nay”.

Nhiều môn đệ của võ sư Vẫn tiếp tục quảng bá Vovinam trong và ngoài nước. Ông cũng đã vận động, hỗ trợ kinh phí tổ chức giải vô địch Vovinam Việt Võ Đạo Việt Nam vào các năm 1992, 1993.

Trên tinh thần góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục dân tộc, tháng 11-1993, ông là thành viên nòng cốt của Hội Đồng sáng lập đồng thời đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ Tịch Hội Đồng quản trị kiêm Giám Đốc Trung Tâm Gíao Dục Tâm THể trường Đại Học dân lập Hùng Vương –TP HCM.

Võ sư Trần Huy Phong lập gia đình muộn. Ông kết hôn cùng cô Đặng Thị Xuân Loanvào năm 1996. Do căn bệnh ung thư hiểm nghèo đeo đẳng suốt mấy năm liền, sau ba lần qua Pháp trị bệnh, dù biết sức khoẻ đã rất suy yếu, tính mệnh sắp lâm nguy, ông vẫn bình tĩnh, can đảm chống chọi với bệnh tật bằng một tinh thần lạc quan cũng như tiếp tục trao đổi nhiều ý kiến xâydựng cho các môn đệ.

Là người có nhiều tâm huyết với môn phái, hăng say trong công việc, có những tư tưởng táo bạo, dám nghĩ, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách khó khăn, có tinh thần giúp đỡ đùm bọc anh em cùng khả năng giao tiếp rộng rãi, võ sư Trần Huy Phong đã lưu lại nhiều niềm thương tiếc trong lòng thân hữu, bè bạn, gia đình và nhiều thế hệ võ sư, huấn luyện viên Vovinam Việt Võ Đạo.

Trở lại việc lựa chọn người kế vị Chưởng Môn, do có những xáo trộn trong nội bộ thời gian trước đây, tôi đã tự phạt mình bằng cách truất quyền chỉ định chức Chưởng Môn. Do đó, chức kế vị Chưởng Môn trong tương lai sẽ được tổ chức bầu trong môn phái. Hơn nữa, những tiêu chuẩn đưa ra trước đây bây giờ không còn phù hợp nữa. Lớp võ sư ưu tú ngày trước nay đã già cỗi, một số môn sinh ngoại quốc sau mấy chục năm theo học đã có nhiều người tài giỏi hơn cả môn sinh Việt Nam. Về cơ bản cũng có nhiều thay đổi, người học võ trước đây phần đông trọng về tinh thần và võ thuật, còn trình độ học vấn không cao. Bây giờ tiêu chuẩn học vấn phải cao, cũng như trước đây không cần ngoại ngữ, nay thì những người giữ cương vị phụ trách có lẽ cần phải có trình độ ngoại ngữ nhất định.

Ngoài ra cũng phải nghĩ đến việc lựa chọn một võ sư đầy đủ uy tín để giữ chức “Chủ Tịch Vovinam Thế Giới”, vì hiện naymôn phái đã phát triển rộng rãi ở nhiều nước.

Tuy nhiên, về nguyên tắc võ sư kế vị Chưởng Môn phải có nhiều ưu điểm hơn võ sư Chưởng Môn và cứ thế tiếp tục mãi mới có thể đáp ứng được yêu cầu quảng bá của môn phái và ý chí vượt tiến của môn sinh trước tình hình môn phái Vovinam ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi một hệ thống lảnh đạo đa năng hơn.

Ngoài các tiêu chuẩn về nghi diện, đứcđộ, ý chí, kiến thức, khả năng, nếp sống, lề lối làm việc…, quan điểm của tôi là cương vị Chưởng Môn nhất thiết phải được giao cho một người Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam, thông thạo ít nhất hai ngoại ngữ và thường trú trong nước. Còn chức Chủ Tịch Vovinam Thế Giới có thể là người nước ngoài nhưng phải rành tiếng Việt.

Trong tương lai, phạm vi quyền hành của Chưởng Môn cũng hạn hẹp chứ không còn trọn quyền trong tất cả mọi mặt như xưa nữa. Khi đó vai trò Chưởng Môn sẽ chỉ như Nữ Hoàng của nước Anh hay Thiên Hoàng của nướcNhật, chính Thủ Tướng mới là người nắm quyền.

Chủ Tịch Vovinam Thế Giới thì tuy nắm quyền lãnh đạo môn phái trên phạm vi toàn cầu, nhưng trên thực tế mỗi võ đường đều tự điều hành, không ai có quyền can thiệp vào nội bộ của họ.

Chưởng Môn hay Chủ Tịch đều do anh em bầu ra và có thể qui định thời gian, chẳng hạn một nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.

Chỉ có chương trình học tập, thi cử là thống nhất, còn tổ chức lễ hội và cúng giỗ thì chia ra phù hợp theo từng vùng.Thi đấu, hội diễn có thể cùng nhau tổ chức chung, nhưng hoạt động võ đường tùy theo khả năng riêng.

Trụ sở Vovinam tại đường Sư Vạn Hạnh hiện nay vẫn duy trì làm Tổ Đường và võ đường. (năm 1982 nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi giải tỏa theo qui hoạch của thành phố. Do toàn bộ gia đình Sáng Tổ sống ở ngoại quốc nên các môn sinh đã bốc mộ, hỏa thiêu hài cốt Sáng Tổ và mang về thờ tại Tổ Đường).

Chapter 5: Từ Việt Võ Đạo đến Nhân Võ Đạo

Hơn 60 năm qua, Vovinam luôn trung thành với mục tiêu của mình là phục vụ xã hội, đào tạo những con người tốt về cả thể xác lẫn tâm hồn. Khi con người đã có ý thức luôn tự hoàn thiện tất yếu sẽ tránh được những thói hư tật xấu, những sa ngã trong cuộc sống. Xã hội có nhiều con người tốt cũng sẽ tốt, cũng như khi có nhiều điểm sáng thì bóng tối sẽ tự tiêu tan.

Bước vào thế kỷ 21, với mong muốn góp phần xây dựng một nền võ đạo chung cho nhân loại, Vovinam sẽ tiến từ Việt Võ Đạo tới Nhân Võ Đạo. Đây là một lý tưởng hoàn toàn mang tinh thần phục vụ, cống hiến cho nhân loại một nhân tố hoà hợp, gắn bó bằng tâm thức yêu thương, hào hiệp, chớ không phải là sự chinh phục, áp đặt, đồng hóa. Chân gía trị của võ đạo là tính chất nhân bản: do con người, vì con người, phát triển và phục vụ con người. Vovinam như một biển lớn thu nạp được tất cả mọi mạch nguồn từ các nơi đổ về, bất kể phẩm chất và số lượng của các mạch nguồn đó ra sao, sau đó chuyển hóa thành nước biển trong sạch.

Từ các nguyên lý này, chúng ta có thể thâu nạp và thâu dụng, trau chuốt rồi phổ cập được mọi tư tưởng, mọi khác biệt về cá tính, về huyết thống, về võ học… Nói một cách rõ hơn, Vovinam không phân biệt tôn giáo, sắc dân, chế độ chính trị và nhất là không có sự kỳ thị về địa phương, giai cấp hay chính kiến. Vovinam là một nhân tố hòa ái, kết hợp, bao dung, hóa giải để mọi người được sống với nhau bình đẳng, chu toàn trách vụ của mình.

Vovinam không thoát thai từ một chế độ nào nên không lệ thuộc vào đâu cả. Với tinh thần hướng thượng, Vovinam chủ trương hòa hợp và cống hiến, nên trong mục tiêu hoạt động cũng như phát triển môn phái không bao giờ đặt vấn đề trở thành quốc võ để mong chiếm lĩnh hay bao trùm tất cả. Vovinam cũng không giành giật, chiếm hữu bất cứ phần vụ nào của xã hội, ngoài chuyên môn võ thuật, võ đạo của mình. Trên đường tiến tới mục đích phục vụ nhân loại, Vovinam chỉ có một tâm nguyện làm vinh danh dân tộc mình bằng điểm xuất phát của một nền võ đạo đã góp công vào việc giúp tiến, hiến ích cho mọi người chung sống hòa bình.

Vovinam là một trong những bộ môn văn hóa, mà văn hóa là của muôn đời, phát huy căn góc con người. Do đó, sức sống của văn hóa tỏa rộng ra cùng khấp, vượt suốt mọi thời đại, khác với sự khắc nghiệt, gò bó đóng khuôn của chính trị. Vovinam tuyệt đối tôn trọng tôn chỉ và mục đích của mình, giữ đúng bản chất đặc thù võ thuật và võ đạo, nên quy lệ của môn phái đã ghi rõ: “Mọi hoạt động của Vovinam đều không có tính cách chính trị và tôn giáo”.

Tuy vậy, môn đồ Vovinam ngoài tư cách võ đạo sinh, còn có tư cách công dân có đầy đủ bổn phận và quyền lợi đối với quốc gia, xã hội. Do đó, Vovinam cấm môn đồ hoạt động chính trị với danh nghĩa môn phái, lợi dụng môn phái để mưu cầu tư danh, tư lợi nhất thời thiển cận, chớ không bao giờ đụng chạm đến quyền công dân của họ. Ngoài ra , Vovinam cũng luôn luôn khuyên các môn đồ thường xuyên học tập, thông suốt mọi khía cạnh của đời sống, liên quan tới chính trị hay bất cứ một nghành nghề nào khác mà mình thích thú theo đuổi, để thăng tiến nghề nghiệp và đó cũng là một trong những phần vụ phải đóng góp với đời.

Dù muốn dù không, tình hình đất nước cũng tác động mạnh tới môn phái, do đó chúng ta phải bình tâm tôn trọng tính khách quan của xã hội, xác định hướng đi đúng đắn, thái độ xứng hợp, để làm tròn trách vụ đối với môn phái trong giai đoạn phát triển toàn cầu. Mỗi người môn đồ chúng ta phải có một niềm tin sắt đá, một kiến thức quán thông, một tài năng chân chính và nhất là phải có một sự hy sinh cao độ, dẹp bỏ mọi tị hiềm riêng tư mà sống với tập thể và cho tập thể, với dân tộc và tôn giáo. Mỗi môn đồ cũng luôn tự rèn luyện để trở thành người con hiếu, cha hiền, vợ chồng thuận thảo, bạn bè tín nghĩa, tín đồ giữ đạo và người công dân thượng tôn pháp luật.

Mỗi người chúng ta có rất nhiều tư cách và có những vị trí khác nhau trong cuộc sống. Đừng bao giờ để tư cách này lẫn lộn với tư cách kia và đừng đứng sai vị trí đã chọn. Vị trí của người môn sinh Vovinam là Cách Mạng Tâm Thân trong tinh thần phục vụ con người.

Người ta thường nói “con người là tiểu vũ trụ”, “con người đứng đầu muôn loài” để nói lên gía trị vô biên và tài năng đa dạng của con người. Dù vậy, mỗi con người đều có sở trường và sở đoản. Tài năng, đức độ dù cao mấy cũng chỉ ở một khía cạnh nào đó thôi. Một nhà bác học được cả nhân loại tôn vinh cũng chỉ ở một lĩnh vực, và ngay cả mỗi lĩnh vực cũng chỉ vượt trội một vấn đề, mà mỗi vấn đề cũng không chỉ độc nhất có một bác học, một thiên tài độc chiếm. Do đó, mới có câu “Nhân vô thập toàn”. Với nhận định trên, người môn sinh Vovinam chúng ta phải sáng suốt để nhận ra chỗ đứng của mình trong môn phái và trong xã hội hầu có thể hoạt động hữu hiệu và thành công.

Chúng ta cũng cần nhận định rõ việc xây dựng bất cứ một công trình nào đều cần đến nhiều bàn tay, nhiều khối óc, mỗi người ở một vị trí khác nhau mới làm nên việc. Vì vậy chúng ta không thể quan niệm bộ phận này nhỏ, bộ phận kia lớn để đánh gía, phân biệt. Điều quan trọng là dù ở vị trí nào chúng ta cũng đem hết tâm lực và khả năng ra gánh vác. Có thế chúng ta mới làm tròn nghĩa vụ đối với môn phái để phục vụ hữu hiệu cho dân tộc và nhân loại.

Một khi môn đồ Vovinam trong tất cả các nghành ở mọi quốc gia trên thế  giới, mỗi người mỗi việc đều giỏi nghề chuyên môn lại được tinh thần Nhân Võ Đạo chỉ hướng thì sự sống sẽ được nâng cao, xã hội sẽ hạnh phúc, thế giới sẽ an lạc hòa bình.

Hành trình của Vovinam đi từ Việt Võ Đạo tới Nhân Võ Đạo là như thế.