fbpx
skip to Main Content
Vovinam Schools
Le Sang Library
Vovinam Home
Vovinam University International

Mục Lục

Chương 1-Quan niệm của Vovinam Việt Võ Đạo

Chương 2-Tại sao phải Cách Mạng Tâm Thân- Giáo Sư Ngô Gia Hy

Chương 3-Cách Mạng Tâm Thân – Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng

Chương 4-Dùng tâm sáng để kiến chiếu con người – Võ Sư Trần Huy Phong

Chương 5-Dùng tâm sáng để kiến chiếu đồng loại – Võ Sư Trần Huy Phong

Chương 6-Dùng tâm sáng để kiến chiếu sự loạn động – Võ Sư Trần Huy Phong

Chương 7-Dùng tâm sáng để kiến chiếu 3 mối tương tranh lớn – VS Trần Huy Phong

Chương 8-Trở về cội nguồn – VS Trần Huy Phong

Chương 9-Cách mạng nếp sống để hổ trợ Cách Mạng Tâm Thân-VS Trần Huy Phong

Chương 10-Dưỡng tâm an tâm – VS Trần Huy Phong

***********************************************************************

Chương 1 –  QUAN NIỆM CỦA VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO – Võ Sư Trần Huy Phong

VÕ THUẬT
Ngày nay võ thuật không còn đóng vai quan trong mang tính quyết định như thời xưa nữa, nó trở thành một nghệ thuật mang tính thể dục thể thao. Vì htế, công phu luyện tập những đường đao tuyệt kỹ, những thế kiếm tuyệt luân để hạ đối thủ trong chớp mắt, không phải là mục tiêu tối hậu của người tập võ. Nếu cần giết người nhanh chóng, người ta đã co 1những vũ hí hiện đại, hữu hiệu hơn nhiều.

Theo quan niệm mới, tập võ nhằm giúp cho thân thể khỏe mạnh, sức lực bền bỉ dẻo dai, tay chân nhanh nhẹn, khéo léo và để có một căn bản tự vệ trong những trường hợp thông thường.

VÕ ÐẠO
Võ đạo là phần tinh thần của võ htuật, là nhân sinh quan của người tập võ. Mỗi môn phái chính thống thời xưa ở Ðông phương đều có một đạo lý riêng. Phần đông họ chịu ảnh hưởng của Tam Giáo: Phật – Lão – Khổng.

  • Võ đạo của người Nhật, mang tinh thần của người chiến sĩ, trọng danh dự hơn mạng sống.
  • Võ đạo của người Trung Hoa, đặt nặng chử Tín và lòng nghĩa hiệp.
  • Võ đạo của người Việt Nam thiên về ý thức tự giác, lòng trung kiên, và tinh thần tự chủ.

Ngoài việc tập võ, các môn sinh còn được rèn luyện đức tự tin và lòng can đảm, tinh thần thượng võ, bênh vực kẻ yếu. Ðức tính nổi bật của người võ sĩ đạo là Thắng không kêu, bại không nản, sẳn sàng chiến đấu và hy sinh cho đại nghĩa.
Ngoài mục đích theo đuổi hai phần võ thuật và võ đạo, môn phái Vovinam Việt Võ Ðạo còn muốn đi xa hơn: Thực hiện cuộc Cách Mạng Tâm Thân, nghĩa là chuyển hóa, Tâm và Thân của con người, vươn lên trên bản thể của chính nó.

Ðịnh nghĩa: Cách Mạng là sự thay đổi toàn bộ và triệt để từ một tình trạng chưa tốt sang một tình trạng tốt hơn.
Ghi chú: đây là định nghĩa theo quan điểm riêng của chúng tôi, nhằm ứng dụng vào chương trình Cách Mạng Tâm Thân.

Cách Mạng Tâm thân làm thay đổi hai phần Tâm và Thân của con người, từ tình trạng chưa hoàn chỉnh, chưa tốt sang tình trạng tốt hơn, hoàn chỉnh hơn.

Tâm và Thân là hai phần hiện hữu trong con người, hai phần đó luôn luôn liên kết chặt chẻ với nhau, hổ trợ và bổ túc cho nhau để làm thành một tổng thể duy nhất là Con Người. Nếu không có Tâm thì Thân chỉ là một khối xương thịt vô tri. Nếu không có Thân thì Tâm không có chổ trụ.

Nói cách khác, Tâm và Thân là hai, nhưng chỉ là một. Là một, nhưng vẫn có hai mặt rõ rệt: đời sống tinh thần và đời sống thân xác.

Hai đời sống đó tuy có hổ tương, nhưng không nhất thiết là luôn luôn có một tỷ lệ tương ứng. Thực tế, ta thấy không thiếu gì người, có thân xác rất mạnh khỏe, nhưng lại có tâm điạ vô cùng độc ác.

Có những cầu thủ nổi tiếng, những võ sĩ quyền Anh vô địch, những nhà quán quân Thế Vận Hội.. Nhưng nhân phẩm của họ lại không ra gì !

Vì vậy, để thực hiện cuộc cách mạng tâm thân, ta phải tiến hành hai phần riêng biệt nhưng có sự phối hợp để nâng đở lẫn nhau, như thế mới tạo được sự quân bình và hài hòa giữa hai phần tâm thể.

Chương 2-TẠI SAO PHẢI CÁCH MẠNG TÂM THÂN-Giáo Sư Ngô Gia

Hy

 

Tâm là nguồn gốc của mọi hành động. Tất cả những việc thiện – ác – tốt -xấu đều phát khởi từ Tâm. Ngày nay, nhân loại đã tiến được một bước dài trong lãnh vực khoa học và kỹ nghệ thuật, đưa đời sống loài người lên đỉnh cao bằng những tiện nghi kỳ diệu mà thế kỷ trước, người ta không thể nào tưởng tượng ra được.

Mặt khác, do nền giáo dục phát triển, dân trí được nâng cao, con ngời đã tiến sâu vào mọi ngành khoa học và kỹ thuật: Vô số những phát minh của cuộc cách mạng điện tử, những cuộc du hành vũ trụ, những khám phá trong khoa Sinh Vật HọÏc, Hóa Học, những tiến bộ trong Y học, giải phẩu lắp ghép các bộ phận của cơ thể con người, những tìm kiếm chổ bí mật của tế bào sống….

Ðó là một khích lệ to lớn, một niềm hãnh diện của loài người trong lãnh vực trí tuệ.

Nhưng về phần Tâm của loài người thì vẫn cứ ì-ạch ở phía sau, không thấy có những biểu hiện cao hơn các thế kỷ trước. Cả một thế giới đầy hổn loạn, sự nghèo đói hoành hành khắp nơi. Chiến tranh và tộâi ác vẫn lan tràn từ Lục Ðịa này sang Lục Ðịa khác, từ Quốc Gia nầy sang Quốc Gia khác.

Không phải là ở các bộ lạc còn man dã thuộc một số nước Phi Châu mà chính tại các thành phố lớn của những nước đang phát triển và những nước văn minh, đã trở thanh những trung tâm tộâi ác trên thế giới.

Nạn khũng bố, cờ bạc, ma túy, đĩ điếm, giết người cướp của, buôn lậu, hãm hiếp …càng ngày càng phát triển một cách đại quy mô, đến nỗi nhiều chính phủ không thể nào kiểm soát nổi ! Trước cảnh huống điên đảo ấy, con người mong tìm được sự bình an trong những kiến thức tiên tiến của khoa học kỹ thuật, nhưng nào có ích gì !?

Nói cách khác, ngày nay loài người có phần Trí rất cao nhưng phần Tâm lại rất thấp, gây ra sự mất quân bình giữa Tâm và Trí, tạo nên những khủng hoảng triền miên trong đời sống xã hội. Các quốc gia phát triển càng cao bao nhiêu thì Tâm Lý Xã Hội càng phúc tạp bấy nhiêu.

Tâm con người đã bị máymóc, điện tử và những qui định của xã hội khống chế, trói buộc. Cuộc sống tại các thành thị. Lúc nào cũng tối tâm mặt mũi: Những cú điện thoại dồn dập, hàng đống thư từ, văn bản đang đợi chờ và luôn luôn có những chương trình, những kế hoạch quan trọng, cần phải giải quyết gấp. Chiều đến, những cuộc hẹn hò làm ăn, những buổi họp mặt, tiếp tân, đưa tiển cùng với những cuộc vui chơi, thù tạc … tất cả đã tràn ngập và chiếm lĩnh hết trí nhớ, khiến đầu óc con người lúc nào cũng bị căng thẳng.

Cuộc sống vội vã phải chạy đua với thời gian, mục đích chính là để tranh thủ nhằm thoả mãn những tiện nghi vật chất, đã biến con người thành những tên nô lệ tự nguyện cho những nhu cầu, đôi khi giả tạo của chính mình. Con người bị dồn nén, Tâm bị dằn dật, và luôn luôn động, đến nồi không còn có những giây phút rảnh rang thực sự để tìm về với thiên nhiên,tìm về với bản thể của mình, đó là những nguyên nhân đã phát sinh ra các bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, hội chúng stress và nhiều chứng bệnh thần kinh khác.

Khi tâm con người bị rơi vào tình trạng ẩn ức, chơi vơi, không có lối thoát thì sẽ trở nên cuồng loạn. Tình trạng này đã tạo ra những xã hội Luôn luôn động, biểu hiện qua nền âm nhạc, chỉ gồm toàn những tiếng gào thét, những màn vung tay, đá chân, lăn lộn trên sân khấu như những kẻ điên. Chính cái tâm loạn động này, đã là nguyên nhân phát sinh ra sự bất ổn của các xã hội công nghiệp hiện nay.

Vì vậy, Cách Mạng Tâm đã trở thành một vấn đề bức xức của thời đại chúng ta.

–  Thân Xác con người vốn rất mong manh và yếu đuối. Một dịch cúm, một sự thay đổi thời tiết, một luồng hơi độc…cũng có thể lấy đi nhiều mạng sống

Mỗi người khi sinh ra đều được thiên nhiên ban cho một sức khỏe nhất định. Người có sức khỏe kém thì muốn trở nên tốt, người có sức khỏe tốt lại muốn được tốt hơn. Con người bao giờ cũng muốn vươn cao lên trên cái mình hiện có.

Qua nhiều thế kỷ, con người đã tìm đủ mọi cách để bảo kiện giống nòi. Nhờ trí tuệ và kinh nghiệm, con người đã phát minh ra những phương pháp luyện tập đễ dưỡng sinh, gia tăng sức khỏe và sức chịu đựng, đồng thời giúp chân tay nhanh nhẹn và phát triển tài khéo. Nhờ biết cách tập luyện con người còn có thể giải trừ được nhiều loại bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

Chính vì thế, Cách Mạng Thân xác là một yêu cầu không thể thiếu của loài người.

Ðời sống là một sự mầu nhiệm, nếu con người biết chuyển hóa Tâm Thân để sống và hiểu biết chính mình một cách đầy đủ thì sẽ ý thức được những việc khác cao siêu hơn và thú vị hơn.

Cách Mạng Tâm Thân là một tiến trình tu tập mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được, nếu có sự quyết tâm và cố gắng.

Chương 3-CÁCH MẠNG TÂM THÂN- GS Ngô Gia Hy

Chú thích: 

  • Trong phần này, chúng tôi trinh bày về Cách Mạng Tâm. Cách Mạng Thân sẽ được trình bày ở phần sau.
  • Cách Mạng Tâm không phải là một hệ thống tư tưởng – nó phi triết lý và tôn giáo, nó cũng không mang một quan niệm luân lý đạo đức nào, nó chỉ là một ý thức đặc biệt, một loại siêu ý thức, một phương pháp làm thức tỉnh cội nguồn tinh thần con người.

TÂM LÀ GÌ ?

Theo quan niệm Ðông phương: Tâm là một lãnh vực (domaine) bao gồm toàn bộ đời sống tinh thần của sinh linh. Tâm vừa là tâm hồn, linh hồn (âme), vừa là tinh thần (esprit), vừa là ý thức – lương tri (conscience -sens commun). Ở mức độ thấp hơn nó là tri thức, tâm thức (intellect), là quan niệm – ý tưởng (conception -idée).

Tây Phưong quan niệm: Tâm thuộc đời sống tinh thần, bao gồm khả năng suy nghĩ, nhận thức và phán đoán. Như vậy, Tâm bao gồm cả Trí, là sự thông minh, hiểu biết – Nói cách khác, nó là toàn thể hệ thống thần kinh, định đoạt thái độ và hành vi của con người.

Chúng tôi quan niệm: Tâm là cái gốc của tinh thần (the origin of memtality), là nguyên động lực (motive power) phát khởi ra mọi hành động của con người là căn bản của lương tri (the nature of conscience)

Vì thế, ta không được lầm lẫn giữa Tâm với Trí. Trí là sự khôn biết, sự thông minh (intelligence), hay khôn lanh (adroit, malin). Tâm có thiện – có ác; Trí có sáng – có tối.

Tâm ở đâu ? Tâm lúc nào cũng có mặt và ở ngay trong ta, Tôi Tư Duy, tức có Tôi, sự tư duy ấy chỉ là một ý niệm do Tâm phát sinh, nhưng nó chứng tỏ rằng Tâm của tôi đang hiện hữu.

Tâm hiện hữu: Là cái Tâm ta đang có. Khi sinh ra đời, mỗi người đều nhận sự giáo dục của gia đình, học đường và chịu ảnh hưởng của xã hội, sách báo và các phương tiện truyền thông…để hình thành một mẫu người nào đó.

Nói cách khác, Tâm hiện hữu của ta đã rơi vào trạng thái bị Qui định (conditioning state) – nghĩa là tâm ta đã bị đúc khuôn, đã biï lây nhiểm, ảnh hưởng bởi hàng vạn điều kiện và hoàn cảnh: Luân lý, tập quán, tôn giáo, chủ thuyết, văn hóa, kinh tế, chính trị .. Của cái xã hội mà ta đang sống. Chúng đã qui định và tạo nên các quan niệm, tư tưởng, tình cảm của ta. Tất nhiên, trong xã một xã hội, các khuôn mẫu ấy rất đa dạng, nhưng tựu trung, bao giờ cũng có những nét đại cương giống nhau. Thí dụ: Người sinh trưởng trong một gia đình theo tôn giáo nào, thì thường thường cũng tin theo tôn giáo ấy. Một em bé Ðông phương, nếu được đưa sang Tây phương nuôi dạy, thì khi lớn lên, em sẽ có cách sống, có tác phong và nếp suy nghĩ giống như người phương Tây và ngược lại.

Như vậy, cái Tâm Hiệu Hữu của ta đã bị người đời làm méo mó đi để đúc nặn thành những mô thức nhất định. Nó cũng giống như một cục đất sét, được người ta nhào nặn thành những pho tượng, những loại đồ gốm khác nhau, tùy theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ.

Do đó, cái Tâm Hiện Hữu, thực chất, không còn là Cái Tâm Nguyên Thủy của ta nữa. Sự sáng tạo của cá nhân (nếu có) cũng chẳng làm thay đổi được bao nhiêu những qui định, những kinh ngiệm, những định chế.. qua bao năm tháng đã đè nặng trên cái Tâm Hiệu Hữu của ta.

Tâm Gốc: Là cái Tâm Nguyên Thủy của ta, tức cái tâm tự nhiên của mỗi người khi mới sinh ra đời, nó chưa hiểu biết gì cả, chưa bị ô nhiểm bởi bất cứ điều gì, nó vốn tròn đầy và trong sáng. Nó không thiện, không ác, tự nhiên mộc mạc như cỏ cây hoa lá,. Như vậy Tâm Gốc, không phải là cái Tâm Thông Thường, cũng không phải là cái Tâm Siêu Hình,Tâm Bình Ðẳng, Tâm Thanh Tịnh, của thiền phái.

Nếu muốn Cách Mạng Tâm Thân thì trước hết, ta phải tìm về Tâm Gốc, nghĩa là trở lại cội nguồn và khởi đi từ cái mốc đầu tiên ấy, nếu không ta sẽ bị lạc lối.

Nhưng cái Tâm NguyênThủy của ta, thửa còn non trẻ , chưa trưởng tghanh,chưa biết làm chủ mình, thường chỉ thích mò chạy theo những thứ kỳ lạ, những hão huyền ở bên ngoài, chứ không biết quay vào bên trong để tìm hiểu chính mình.
Vì thế, Tâm của trẻ thơ vốn rất mong manh và bén nhạy, dễ bị lôi cuốn vào vòng tục tụy, dễ bị bản năng chi phối.

Tâm trưởng thành là cá Tâm đã được tôi luyện cuộc sống thực tế, đã kinh qua thử thách, biết củ động và tự tri.

Ðể có một định nghĩa chính danh về chử Tâm, thì quả thật là một điều rất phức tạp. Mỗi nhà một ý, quan niệm Ðông – Tây cũng khác biệt nhau rất nhiều.

Sau đây là ý kiến của giáo sư Ngô Gia Hy về chử Tâm:

I. TÂM THEO QUAN NIỆM TÂY PHƯƠNG

Giáo dục Tâmthể (education psychomatique), có nghĩa là rèn luyện Tân và Thần. Psycho có dạng từ kép là Psyche, tức chức năng suy nghĩ, phán đoán; nói một cách khác, đây là đời sống tinh thần của trí não đối chiếu với đờisống vật chất của xác thịt. Sở dĩ Tâm có nghĩa là Thần vì cơ quan chủ quản của Tâm là não với hệ thống thần kinh chi phối ý nghĩ và nhận thức. Toàn thể hệ thống não thần kinh định đoạt thái độ hay hành vi của con người; nên tâm lý học là khoa học hành vi (theo từ điển Bách Khoa Anh). Do đó, sức khỏe mới có nghĩa là một trạng thái thoải mái về đời sống thân thể, đời sống tinh thần và đời sống xã hội (Kinh Upanishad; Tổ chức Y Tế Thế Giới).

Ðịnh nghĩa này còn bao hàm nhận thức là thân thể,tinh thần và xã hội (trong đó xã hội là đối tượng) không thể tách rời nhau được và có mối quan hệ qua lại hai chiều .

Thân thể = tinh thần = xã hội

Mối liên hệ giữa tinh thần và xã hội: Riêng Tâm và Thể là hai mặt của một thực thể thống nhất tưởng cũng nên nhắc lại đời sống tinh thần (tức hành vi) gồm cả dạng ý thức lẫn không y ùthức. Bệnh tinh thần có dạng mà người bệnh nhận thức và dạng mà bệnh nhân không nhận thức.

Nhận định như trên thì Giáo Dục Tâm Thể trong học đường có nghĩa đơn giản là hướng dẫn tập luyện cho Thể cường tráng và Thần vững mạnh. Ðơn giản nên tuổi nào cũng tập được, có thể nói nó rất trần tục. Cho nên tập thể dục htể thao cũng là tập luyện tâm thể. Không có tâm thì làm sao làm đợc những động tác nhiều khi phức tạp, cần huy động ý chí, sư cương quyết cao độ, sự khéo léo và sự đồn nén toàn lực vào trong giây phút. Những nhà quán quân về điền kinh mà yếu Tâm Thần chưa hề thấy.

II. TÂM THEO QUAN NIỆM ÐÔNG PHƯƠNG

Ðông phương quan niệm Tâm phức tạp hơn Tây Phương, có thể khẳng định là phức tạp hơn Tây Phương rất nhiều, tuy nhiên có thể phân tích hai khái niệm: Một khái niệm thông thường và một khái niệm siêu hình.

Tâm thông thường tức hữu hạn (tâm kỷ)

  1. Ý nghĩa của Tâm thông thường:Tâm (nghĩa đen) là trái tim thuộc về hệ tuần hoàn, đồng thời cũng có nghĩa là Thân, bao gồm cả trí nảo và tình cảm. Do đó mới có những từ kép như: tâm lý, tâm tình, tâm trí, tâm lực. Ngay Tâm cũng có nhiều tính chất như: Ác tâm, thiện tâm .. Nhiều trạng thái như: Tâm bình, tâm loạn, tâm u uất, tâm vui vẽ….
  2. Sự hình thành của tâm: Tâm cũng như Thần, không phải một sớm một chiều mà hình thành trọn vẹn. Ðây là cả một quá trình thử thách, tích lũy, đôi khi kéo dài trong cả suốt cuộc đời và do nhiều yếu tố quyết định. Trong quá trình hình thành ấy, những thất bại, vấp ngã không hiếm.

2.1. yếu tố di truyền: Tật chậm phát triển trí khôn vì thiếu một yếu tố chuyển hóa có nguồn gốc từ Gène. Bịnh tâm thần phân liệt thường xẩy ra ở cả hai trẻ sinh đôi đồng nhất. Ðần độn, thông minh có nguồn gốc di truyền, phải chăng đó là do nghiệp (Karma). Giáo dục tâm thể cho các em đần độn bẩm sinh là cả một vấn đề khôgng đơn giản.

2.2. Yếu tố gia đình: Tâm con người lúc sơ sinh vốn Thiện của trẻ thơ như tờ giấy trắng, nên nếp sống gia đình có ảnh hưởng sâu đậm vào tâm tình của các em. Dù sao các em cũng học được từ cha mẹ tình yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, kể cả hy sinh vì người khác.

2.3. Yếu tố xã hội: Xã hội nào kỷ cương ấy. Phong tục tậïp quán, văn hóa, luật pháp nhào nặn phần nào tâm của mỗi cá nhân trong tạp thể. Từ xã hội thô sơ bộ lạc, đến xã hội ngày nay, không thể chối cãi được là đã có những bước tiến vượt bậc. Công bằng xã hội, dân chủ tự do đã lấy được bằng vô vàn xương máu. Gắn bó với đất nước làmột cái lụy, nhưng thiếu nó, một xã hội quốc gia sẽ thiếu linh hồn. Văn hóa của một dân tộc, như tinh thần của cái bọc trăm trứng, đáng được bảo tồn và phát huy.

2.4. Yếu tố những luồng tư tưởng của nhân loại: có những tư tưởng bất diệt vì nó mang lại cho con người một lẽ sống như: Từ Bi, Bác Ái, Vị Tha, Nhân Nghĩa.

  1. Mục tiêu của giáo dục Tâm:Qua những điều trình bầy ở trên, thầy rằng cái tâm của mỗi cá nhân trong quá trình cuộc sống đã chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực. Tiêu cực thắng sẽ phá tan gia đình và làm loạn thiên hạ, có thể đưa tới diệt chủng. Tích cực thắng sẽ đem lại hạnh phúc cho gia đình, bình yên trong xã hội. Giáo dục Tâm cốt yếu làm cho tích cực thắng và tiêu cực bại.

Hiểu như vậy thì bất kể ngành đào tạo nào cũng phải dậy và luyện tâm. Thử hỏi xem ngành Y mà không luyện Tâm thì còn gì ngành Y ? Mỗi ngành đều có cái tâm của nó, kể cả ngành Quản Trị Kinh Doanh, ngành Quân Sự … bởi vì nó phản ảnh cái đức của con người mà thiếu nó, con người sẽ không bằng súc vật. Giáo dục Tâm không thể là độc quyền của môn Giáo Dục Tâm thể, nó là bổn phận của cha mẹ, của các thầy cô, của xả hội quốc gia và xã hội Quốc Tế.

Tâm siêu hình hay Tâm bình đẳng (Tâm vô kỷ)

Tâm Bình đẳng còn gọi là Tâm Thanh Tịnh. Nó vô thủy, vô chung tức không thay đổi, không bị phiền nâo làm ô nhiểm nên luôn luôn sáng (Ðạt Ma Sư Tổ). Tâm Thanh tịnh thoát ra ngoài thời gian và không gian, trong khi đó, đối với thời gian thì vạn vật là vô thường, luôn luôn biến dịch, còn đối với không gian thì vạn vật chỉ là duyên khởi, tan rồi hợp, hợp rồi tan.

Trong thế tục, Tâm Thanh Tịnh thường bị thất tinh che lấp hoặc làm rối loạn … Nói cách khác, chính cái Tâm ngã hữu hạn vô thường, ngăn cản tiến tới Tâm Bình Ðẳng vô thủy và vô chung. Một phương pháp để diệt bỏ thất tình, để từ đó tìm thấy Tâm Thanh Tịnh là Thiền Ðịnh (zen) xuất phát từ Ấn Ðộ trước thời Phật thuyết giáo.

(trích bài góp ý kiến về CMTT của GS Ngô Gia Hy)

Chương 4-Dùng Tâm Sáng Để Kiến Chiếu Thân Phận Con Người-Võ Sư Trần Huy Phong

Trong cảnh cô đơn tịch mịch, ta ngồi tịnh quán hoặc nằm thẳng lưng trên một mặt phẳng thật thoải mái, với tư thế hoàn toàn thư giãn. Chỉ có ta đối diện với ta trong căn phòng vắng, hoặc ta đối diện với cảnh thiên nhiên, bao la hùng vi. Ta gác bỏ sang một bên tất cả những công việc đang muu cầu tính toán, những phiền não của cuộc đời, tất cả mọi tạp niệm vẩn vơ. Ta tạm quên đi mọi tín điều, mọi định kiến, không lý luận, không kiến giải, không vọng niệm. Nói cách khác, ta để đầu óc hoàn toàn trống rỗng. Khi Tâm đã lắng đọng, ta bắt đầu chiêm nghiệm về đời sống (chiêm nghiệm là nhận xét chứ không suy luận), với ba câu hỏi:

  • Ta từ đâu đến?
  • Ta sống để làm gì?
  • Ta sẽ đi đâu sau khi chết?

Vừa lọt lòng mẹ, con người đã chào đời bằng tiếng khóc, báo hiệu một biến cố không vui. Cuộc sống đầy bất trắc và khổ đau, những giây phút hạnh phúc thường rất ngắn ngủi, còn những chuỗi ngày buồn chán, âu lo và bất hạnh thì lại kéo dài! Nỗi khổ cứ bám riết lấy ta, ăn sâu mãi, không sao dứt ra đuợc. Dù có khéo biện luận thế nào chăng nữa, thì đời vẫn thế thôi, vẫn chỉ là một trường tranh đấu đầy khốc liệt và bi thương.

Tuy nhiên, chính sự khổ đau lại là phép nhiệm mầu giúp con người tìm thấy lẽ sống. Vì càng đau khổ thì tâm trí con người càng đuợc tôi luyện, càng tôi luyện thì càng trở nên phi thường. Các bậc anh hùng, vi nhân trong mọi giới, mọi thời đại, đều vươn lên từ những cuộc tranh đấu gian lao, nguy hiểm, đầu máu và nước mắt. Nếu không từng trải khổ đau thì con người sẽ không tận hưởng đuợc hết sự diệu kỳ của hạnh phúc.

Nhưng dầu sao, đó cung chỉ là những cái mà con người đã quá qui hương vào tự thân và sống trong cái vỏ ốc của bản ngã. Nhưng may mắn thay, thiên nhiên đã cống hiến cho con người nhiều cơ hội để đập vỏ bước ra, và cơ hội đầu tiên là khi ta bước vào tuổi trưởng thành. Với tuổi 20-21, con người bắt đầu đi vào đời với một số ý thức, đã cảm nhận tình yêu lứa đôi, tình yêu đồng loại và thiên nhiên. Con người chợt thấy ngoài cái Ta (the self) còn có nhiều thứ khác nữa, muốn tra hỏi về ý nghia của cuộc sống, thắc mắc về thân phận của mình trong kiếp nhân sinh. Tất cả nguồn năng lực siêu hình ấy, bấy lâu nằm im trong tiềm thức, bỗng nhiên cùng nổ bùng ra và con người bắt đầu tìm kiếm. Người ta có thể làm ngơ, không hay biết gì hết, và cứ buông lung theo lạc thú nhất thời, nhưng thực tế không có cách nào làm khác đuợc, ta không thể nào làm thay đổi đuợc bộ mặt thực của thế gian.

Nhận định về thân phận con người, một triết gia Đông phương cổ thời đã làm mấy câu thơ tán thán như sau:

Lai như lưu thủy hề, thệ như phong,
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung.

(Nghia là con người… sinh ra như một dòng nước chảy và biến đi nhu gió, không biết từ xứ nào đến và không biết kết thúc ra sao?)

Đó là tiếng kêu đầy bi thương của nhân loại, mà bao thế kỷ qua vẫn còn là một mối ưu tư day dứt. Tín điều của các tôn giáo cung đã đóng góp đuợc một phần rất lớn, nhằm giải tỏa sự thắc mắc nói trên, nhưng xem ra vẫn chưa trọn vẹn. Nhân loại càng văn minh thì niềm tin tôn giáo càng sút giảm và mối hoài nghi càng gia tăng. Ta hãy cùng chiêm nghiệm:

Con người, tất nhiên là do cha mẹ, ông bà sinh ra. Trên nữa là các cụ Tổ, các Thủy Tổ đầu tiên thời tiền sử, và tận cùng là thời kỳ mông muội, trên trái đất chưa có các loài động vật mà mới chỉ có những đon bào hay đa bào “sống”. Những đơn bào sống ấy đã đuợc hình thành ra sao? Dưới tác động của nước, lửa, đất đá, không khí, ánh sáng, các khí âm dương, các hấp lực, các vu trụ tuyến… đã cùng phối ngẫu để làm nẩy sinh ra cái mầm sống đầu tiên của loài người. Quá trình sinh trưởng ấy, khoa học chưa có cơ sở để xác minh đầu đủ, nhưng ta có thể khẳng định rằng con người là do vu trụ sinh ra; lại nữa, con người chỉ có thể sống đuợc là do bởi những điều kiện tự nhiên của vu trụ. Thân xác ta tồn tại, phát triển và bị hủy diệt cung đều do vu trụ tác động. Tâm ta luôn luôn gắn liền với thân xác thì nó cung là một “mảnh hình hài” của vu trụ, là con đẻ của vu trụ.

Từ bao đời nay, con người đến và đi, cung chỉ quanh quẩn trong trái đất này. Còn gì thắc mắc nữa, khi ta chết đi, cả Thân và Tâm của ta đều trở về với vu trụ. Nói cách khác, thân phận con người lúc nào cung gắn liền với vu trụ.

Thời gian ta sống trên hành tinh này không dài, so với tuổi của trái đất, nó chỉ là một khoảnh khắc! Liệu ta cứ phải làm việc để “ăn ngủ”, rồi lại “ngủ ăn” để chờ ngày chết như những loài súc vật hay sao? Hoặc khá hơn, ta cũng chỉ biết hưởng thụ chút ít, hoặc làm một số công việc hồ đồ, giả tạo, mà ta tự lấy làm kiêu hãnh, chỉ cốt để vuốt ve, an ủi hệ thần kinh của mình cho qua ngày tháng để đợi ngày về với cội nguồn?

Không! Không thể như thế, vì ta có Tâm cao hơn loài vật. Tâm ta ở đâu? Tâm ta là chính ta, ta là một tiểu vu trụ, một tiểu vu trụ hoàn chỉnh, độc lập, và tự do. Ta có khả năng quyết định và chọn lựa, ta ý thức đuợc lẽ vô thường của đời sống.

Cuõng có thể nói, Tâm ta đuợc phát khởi từ Tâm vuõ trụ. Vì thế, ta phải hòa nhập với vuõ trụ, cùng tồn tại với vuõ trụ, vươn lên để tìm hiểu và khám phá vuõ trụ, nghóa là tìm hiểu chính thân phận của mình. Cái Tâm ấy không phải là cái Tâm tầm thường, mang đầy ưu tư, phiền não vớ vẫn. Cái Tâm ấy là cái Tâm tự do, tự tại và trong sáng, không u uẩn trong cõi vô minh, không bị vướng mắc vào bất cứ cảnh giới nào cả. Cái Tâm ấy là cái Tâm thức tỉnh và tự biết mình, biết những tương quan giữa mình và cõi sâu thẳm nhất của vu trụ.

Trong thời khắc chiêm nghiệm về cuộc sống như thế, tới một lúc nào đó, ta bỗng cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thoát, đầy hưng phấn và chợt nghe Tâm ta như có sự bùng nổ, vụt sáng một cách tự nhiên. Đó là lúc nhãn quan ta, lần đầu tiên, kiến chiếu tận thể tánh của mình.

Bây giờ ta đã nhận ra ý nghia của cuộc sống, ta đã không phí công vô ích và tất nhiên, đó không phải là sự bày đặt của tri thức, mà là ánh sáng thực nghiệm bản thân. Cho dù không thấu triệt đuợc hết ý nghia của kiếp người, thì ít nhất ta cung tìm đuợc niềm vui vô tận để mà sống.

Trong cuộc đời, dù có trải qua những cuộc thăng trầm, những nỗi bất hạnh, ta cung vẫn thảnh thơi mà an thân lập mệnh, không thắc mắc, không hoài nghi, không bi quan yếm thế.

Ta hãy vui với cái ta đang có, biết đủ thì khắc đủ, thích làm thì cứ làm, ta sống cho mình và cho người, sống hòa nhập với đồng loại và thiên nhiên.  

Chương 5-Dùng Tâm Sáng Để Kiến Chiếu Đồng Loại-Võ Sư Trần Huy Phong

 

Nhận Định:

Tất cả mọi sinh vật đều là con đẻ của thiên nhiên. Loài thảo mộc bám lấy mầu mỡ của đất để sống. Loài động vật, trong đó có con nguời, sống nhờ các sản phẩm do cây cỏ cung cấp. Nhưng trước cuộc sống sinh tồn khốc liệt, một số động vật đã ăn thịt lẫn nhau. Những động vật lớn như voi, ngựa, trâu bò, hươu nai… không ăn thịt, vì chúng không có khả năng săn mồi, chúng chỉ ăn cây cỏ, lâu ngày thành tập quán. Các loài khác như hùm beo, chồn cáo, trăn rắn, hoặc một số loài thủy tộc và chim muông… chỉ ăn thịt, vì chúng săn bắt giỏi, đó là thói quen truyền kiếp của chúng. Những loài còn lại, trong đó có loài người, vừa ăn rau trái, ngu cốc, vừa ăn thịt, cung là do hoàn cảnh và truyền thống.

Hầu hết các loài đều tận lực bảo vệ con đỏ, đôi khi chúng hy sinh tính mạng vì đàn con. Giống chim vàng anh, cấu cổ tự tử khi một con trống hay mái bị chết. Chó và ngựa là các loài có lòng trung thành cao độ với chủ. Loài voi có nhiều tình cảm giống người, chúng trả ơn và báo oán rất phân minh… Thiên nhiên sinh ra muôn loài và để cho chúng tự do sinh sống. Trong cảnh sống ttự do ấy, đã diễn ra qui luật “mạnh đuợc yếu thua”, “cá lớn nuốt cá bé”.

Về sức mạnh, loài người còn thua xa nhiều loài động vật khác. Nhưng nhờ có trí tuệ cao, loài người đã trở thành bá chủ hành tinh này. Dựa vào sức mạnh, loài người đã giết hại muông thú, tàn sát các loài thủy tộc, phá hủy những cánh rừng bao la, làm ô nhiễm bầu khí quyển, đốt cháy tần ozone… Nói cách khác, loài người đã phá hoại thiên nhiên, đã tỏ ra vô ơn và bất kính với Bà Mẹ của mình. Nếu không sớm thức tỉnh để sáng hối và sửa sai thì thảm họa tất sẽ xảy ra trong một ngày không xa.

Trí tuệ vốn là nguồn sức mạnh, là võ khí lợi hại của con người, nhưng nếu chỉ dụng Trí mà không có Tâm thì nó sẽ trở thành sợi dây thòng lọng để thắt cổ loài người!

Con người sinh ra, xét trên đạt thể, đều bình đẳng về cả ba mặt Tâm – Trí – Thể (tất nhiên là có một số biệt lệ). Trong quá trình sinh trưởng, ba mặt ấy đã thay đổi tùy theo hoàn cảnh và môi trường. Nhưng có điều chắc chắn: tất cả nhân loại đều là anh em. Những sự khác biệt về mầu da, vóc dáng, và ngôn ngữ, chỉ là ngoại giả. Những sự khác biệt về niềm tin, văn hóa và cách sống nói chung, hoàn toàn là do sự bày đặt của tri thức và ý niệm. Tâm Gốc của con người không hề chất chứa những thứ đó.

Con nguời văn minh là con người biết tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường, không giết hại các loài động vật khác một cách bừa bãi, huống chi đối với đồng loại, những sinh vật cùng có một Tâm như ta, cùng có một Trí Tuệ, một cơ thể như ta, cùng chia xẻ với ta những nỗi khắc khoải về thân phận con người… Nói cách khác, loài người là anh em ruột thịt với nhau.

Đã là con người, ta không thể ăn thịt và giết hại đồng loại: biết tôn trọng sự sống của đồng loại và sống cho đồng loại.

Kiến Chiếu:

Mỗi người sinh ra, chỉ có một khoảng thời gian để sống trên trái đất này. Cho dù anh có là gì chăng nữa, thì khi ra đi, anh cung phải lặng lẽ ra đi một mình và tất nhiên là anh phải để lại cho trần gian tất cả: con cháu, người thân, bạn bè, người yêu, của cải, danh vọng, quyền lực, và mọi thứ… Trong những cái mà anh để lại thì tiền bạc, của cải dễ bị phân tán và rơi vào quên lãng nhanh nhất, chỉ có những việc làm mang lại hữu ích cho con người nói chung mà lúc sinh thời, anh đã thực hiện đuợc, mới thực sự có giá trị và lưu lại mãi mãi cho hậu thế.

Mỗi con người đều có quyền tự do mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho người khác. Anh phải tôn trọng hạnh phúc của người khác thì hạnh phúc của anh mới đuợc duy trì. Anh không đuợc làm bất cứ điều gì có hại cho tha nhân và cho cộng đồng, nếu không anh sẽ bị hại.

Anh hãy nhớ câu nói của Khổng Tử, một nhà hiền triết vi đại của Đông phuong: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân“. Nghĩa là, điều gì anh không muốn (người khác) làm cho mình, thì đừng làm cho người khác. Chỉ cần làm đuợc điều đó một cách nghiêm chỉnh, tức là anh đã biết “

Dùng Tâm Sáng Để Kiến Chiếu Những Sự Loạn Động Trong Cuộc Sống

Nhận Định:

Con người phần đông đều hướng ngoại, nghia là Tâm thường luôn luôn bị vọng động trước cuộc sống hàng ngày. Thường xuyên con người bị những phức tạp của đời sống lôi kéo và thúc đẩy đến nỗi mất khả năng tự chủ. Do thiếu hiểu biết, do yếu lòng và do “tâm động”, con người dễ bị khích động, dễ bị lôi kéo, và dễ bị lừa bịp. Nắm đuợc yếu điểm này, các cơ quan tuyên truyền, các nhà quảng cáo chuyên nghiệp, các tay sách động nhà nghề đã dùng những kỷ thuật chuyên môn, những phương tiện truyền thông hiện đại để “hướng dẫn”, để “lái” hay “lùa” quần chúng chạy theo những mục đích của họ. Thực tế, người ta coi quần chúng như những đám bèo trôi trên sông hoặc những đàn bò, muốn lùa đi theo huớng nào tùy ý.

Vì lợi nhuận, người ta đã lancer những tài tử điện ảnh, những cô người mẫu, những ca si nhạc trẻ… để biến họ thành những “thần tượng” của một lớp người mà phần đông là thanh thiếu niên. Khi thần tượng có mặt ở một nơi nào, là có hàng ngàn kẻ hâm mộ, chen chúc đón chào, tranh nhau xin chữ ký và di nhiên sẵn sàng cống hiến tiền bạc để làm giầu cho những ông bầu, những nhà tạo mode và những ông chủ hãng film.

Vì lợi ích chính trị, người ta đã dùng nghệ thuật tuyên truyền để suy tôn các lãnh tụ và biến họ thành những ông thánh. Đó là chủ nghia tôn thờ cá nhân, ngày nay đã lỗi thời.

Để thấy hiệu quả của nghệ thuật tuyên truyền, quảng cáo, ta hãy lấy một thí dụ:

Một gốc cây mít già, trong khu vườn hoang, chỉ có giá trị như một khúc củi, người ta sẵn sàng dẫm lên, bước qua, hoặc thậm chí có thể tiểu tiện lên nó. Cung gốc mít ấy, nếu đem tạc thành một pho tượng thần – sơn son thếp vàng với râu ria, mu áo, oai vệ – ngồi trên bệ thờ, trong một ngôi đền lớn rộng, bầy biện đủ nghi trượng, khói hương nghi ngút… thì khách thập phương vào đền, tự nhiên phải cung kính và kiếp sợ.

Đám đông trẻ tuổi, dễ bị khích động và đi đến cuồng loạn, đôi khi chỉ vì những lý do vớ vẫn: không hài lòng trước một trận bóng đá sôi nổi, gặp một sự bất bình nho nhỏ với một đối tượng nào đó, hoặc để bênh vực một bạn cùng trường, bị hành hung… là có thể xẩy ra một cuộc ẩu đả tập thể, một cuộc nổi loạn, làm mất an ninh trật tự xã hội và gây thương tích cho nhiều người!

Những cuộc chiến tranh, những vụ khủng bố vì chủng tộc, vì tôn giáo đang làm nhức nhối con tim của nhân loại! Tất cả chỉ bởi những kẻ tham vọng quyền lực, lợi dụng đám quần chúng cuồng tín, ngu dốt để sách động nhằm phục vụ cho những mục tiêu của họ.

Càng ngày, con người càng trở nên thác loạn. Cứ xem phong trào nhạc trẻ thì đủ biết. Thay vì hát những khúc nhạc du dương, giúp cho tâm hồn người nghe thoải mái, bớt căng thẳng sau những giờ phút làm việc mệt mỏi, thì người ta lại “la hét, lăn lộn, đấm đá” trên sân khấu, cùng với tiếng nhạc đệm “giật gân” để kích động thính giả! Nhưng loại nhạc này lại có khả năng cuốn hút đông đảo giới thanh thiếu niên của thời đại. Điều này chứng tỏ, càng ngày Tâm con người càng trở nên “động”.

Khi Tâm con người đã trở nên “quá động”, lại đuợc đám đông tạo sự cộng hưởng thì lập tức nó sẽ bành trướng lên gấp bội, và sẽ biến thành một “khối người loạn động”. Sự loạn động ấy, nếu không đuợc ngăn chận kịp thời, nó sẽ mau chóng lây lan như một đám cháy truớc cơn gió lốc.

Kiến Chiếu:

Khi ta đã biết những kỷ thuật tuyên truyền, quảng cáo như thế nào và mục tiêu của những người sử dụng nó. Khi ta biết rằng, các minh tinh màn bạc, các siêu người mẫu, các ca si nổi danh cung chỉ là những người đẹp như bao người đẹp khác, cung có đời sống tầm thường, đôi khi còn thô bỉ và ngu dốt nữa. Khi ta biết rằng các lãnh tụ cung chỉ là con người, cung có tất cả những sai lầm và thói hư, tật xấu như quần chúng. Khi ta biết rằng những kẻ sách động đầy tham vọng, chỉ lừa bịp dân lành để lợi dụng họ vì mục đích riêng tư… Khi ta ý thức rằng, đám đông và quần chúng là môi trường dễ bị khích động, lây lan… thì ta sẽ không bị mù quáng để đến nỗi bị lừa bịp, lợi dụng.

Người có Tâm Sáng, luôn luôn bình tỉnh và làm chủ mình, không thể để mình bị rơi vào những cảnh huống loạn động trong cuộc sống xã hội.

Chương 6-Dùng Tâm Sáng Để Kiến Chiếu Ba Mối Tương Tranh Lớn Của Nhân Loại-Võ Sư Trần Huy Phong

 

 Nhân loại có ba nguồn gốc tương tranh lớn, xuyên suốt mọi thời đại:

  • Tình Yêu và Tính Dục
  • Quyền Lực và Danh Vọng
  • Kinh Tế và Tài Chánh

Dùng Tâm Sáng để kiến chiếu ba mối tương tranh nói trên là đưa Tâm về với đời sống thực tế. Tâm Sáng tức là Tâm trong lành, là đỉnh cao của tâm thức và lương tri, sẽ giúp con người hóa giải đuợc những mối tranh chấp muôn đời của nhân loại.

Trong cuộc sống, hầu như toàn thể loài người đều có dính líu vào ba mối tương tranh nói trên. Từ các bậc vi nhân đến kẻ tầm thường, từ các vị chân tu đắc đạo cho chí bọn phàm phu tục tử, không ai là không ít nhiều có liên quan đến ba động lực tranh giành ấy.

Cách Mạng Tâm không có tham vọng nhằm giải trừ tuyệt gốc ba mối tương tranh lớn lao này, nhưng ít nhất, Tâm Sáng cung có thể soi đuờng cho ta khỏi bị chìm đắm vào chốn mê lầm.

Nhận định chung:

Ba mối tương tranh này vốn thuộc bản năng của loài người, không bao giờ có thể dứt đuợc. Giáo lý của tất cả các tôn giáo và học thuyết đạo đức của nhiều bậc Thánh Nhân đã đuợc rao giảng khắp nơi từ bao thế kỷ nay, nhưng cũng không làm thuyên giảm đuợc bao nhiêu sự tương tranh, gây ra bởi ba động lực nói trên. Có một số người chủ trương dùng kinh tế làm “nguồn năng luợng chính” để hóa giải các mối tranh chấp đó, nhung thực tế đã trở thành một cái vòng luẩn quẩn, hoàn toàn vô vọng.

Chỉ khi nào toàn thể nhân loại đều trở thành Phật, hoặc trở thành các bậc Chí Thánh, thì ba mối tương tranh này mới có thể chấm dứt đuợc.

Nhưng đó là điều không bao giờ xẩy ra. Vậy chúng ta phải chấp nhận ba mối tương tranh ấy như là những điều tất yếu của đời sống, nhưng tìm cách giảm nhẹ nồng độ gay gắt của chúng đi. Muốn thế, ta phải tổ chức chúng thành những “cuộc tranh đua” có luật lệ, có trọng tài như các cuộc tranh giải thể thao. Nhưng luật lệ và trọng tài, dầu sao cung không thể giải quyết đuợc trọn vẹn vấn đề, chỉ có Tâm Sáng mới có ý thức cao độ và mới có thể giải quyết đuợc tận gốc của vấn đề.

  1. Tình Yêu và Tính Dục

Nhật xét tổng quát: Tình yêu và tính dục là hai vấn đề thuộc bản năng của con người, nhưng đôi khi ta cũng thấy thể hiện rõ nét ở một số loài động vật. Tình yêu ở đây là muốn nói đến sự luyến ái, và tính dục là sự ham muốn xác thịt giữa người Nam và người Nữ. Ta hãy tạm gác sự đồng tình luyến ái sang một bên, vì nó thuộc một dạng tâm lý đặc biệt.

Nguồn gốc sâu xa của tình yêu là tính dục nhưng nó đã đuợc biến dạng và thăng hoa. Tuy nhiên, tình yêu và tính dục là hai yếu tố khác nhau, chúng luôn luôn nâng đỡ và kích thích lẫn nhau. Ta có thể nói: tình yêu là “thượng tầng kiến trúc” của tính dục, và tính dục là “hạ tầng cơ sở” của tình yêu.

Nhiều người (nam và nữ) cùng yêu một “đối tượng” hoặc sự tham lam thân xác, vượt qua những qui định, thường gây ra các mối tương tranh – đôi khi đẫm máu – của nhân loại. Sự tương tranh vì tình yêu và tính dục, thường thường chỉ là những mối tranh chấp nhỏ, giữa một vài cá nhân, nhưng đôi khi, chúng cũng bộc phát thành những cuộc chiến tranh (giữa các bộ lạc) hoặc những cuộc chiến tranh lớn giữa hai quốc gia như lịch sử đã chứng minh.

  1. Tình Yêu

Nhận xét: Tình yêu rất đa dạng và phức tạp, nó thuộc lãnh vực tâm lý học, không thể phân tích và trình bày một cách đầy đủ trong khuôn khổ bài giảng này.

Khi yêu, Tâm ta bị rung động trước một đối tượng, dần dần bị cuốn hút trong mối giao cảm đặt biệt. Tình yêu đuợc thăng hoa thì tính lãng mạn sẽ phát sinh. Khi tình yêu đã đến giai đoạn chín mùi, người ta sẽ thấy “say” và có thể “si mê”. Đã si mê thì người ta không còn tự chủ đuợc nữa và rất có thể sẽ đi đến sự mù quáng. Nếu không “chiếm đoạt” đuợc người mình yêu, kẻ yêu mù quáng, khi bị thất vọng có thể làm những việc điên rồ và độc ác như: quyên sinh, giết người yêu, giết những người cản trở cuộc tình của họ và có khi giết cả những người vô can nữa.

Ý Thức: Tình yêu là một nét đẹp, là bóng mát của cuộc đời, nhưng không phải là cứu cánh của đời sống. Tình yêu chỉ có ý nghia và mang lại hạnh phúc thật sự, khi cả hai bên cùng rung động con tim. Tình yêu là cái không thể miễn cưỡng đuợc, nghia là không thể dùng bạo lực để bắp ép người ta yêu mình, nếu không muốn chuốc lấy lòng thù hận và sự khinh bỉ. Ta yêu say đắm, nhưng nếu không lấy đuợc người mình yêu vì những lý do bất khả kháng, thì ta nên hiểu rằng hai bên không có “duyên phận” với nhau và coi đó nhu một kỷ niệm đẹp trong đời.

Kiến Chiếu: Người có Tâm Sáng, không bao giờ si ngốc, mù quáng đến độ nô lệ cho tình yêu, vì người ta luôn luôn làm chủ đuợc mình. Tình yêu phải có tự do, bình đẳng và sự đồng thuận thì mới là tình yêu cao đẹp. Tình yêu một chiều là loại tình yêu què quặt, đáng thuong và không mang lại hạnh phúc trọn vẹn. Trong tình yêu, dứt khoát không thể có bạo lực và gian dối. Trước một đối tượng yêu đuong, ngoài việc làm đẹp lòng họ, ta thể hiện đầy đủ nhân cách và phẩm tính của mình bằng sự chân thành, nếu không đuợc đáp ứng thì ta phải hiểu là hai bên không có “duyên” với nhau, không hợp nhau, cung ví như hai bánh răng cưa không ăn khớp với nhau.

Đừng bao giờ có tự ái hay mặc cảm trong vấn đề yêu đuong. Khi nguời ta không thích mầu hồng hay mầu tím thì người ta không chọn, chớ không phải các mầu đó là xấu. Trường hợp người ta chạy theo những kẻ giầu có và cao sang thì đó là vì người ta yêu sự giầu sang chớ không phải yêu chính con người có các điều kiện ấy. Khi đã không có tự ái và mặc cảm, người ta sẽ tự tin và tự chủ, và sẽ không có sự tranh chấp. Tâm Sáng sẽ đua ta tới tình yêu nhẹ nhàng khi duyên đã tới, không cưỡng cầu, không vất vả lo âu, phiền muộn và tuyệt đối không bao giờ có sự tranh chấp. Khi sự tranh giành đã xuất hiện thì sẽ không có tình yêu thật sự nữa.

B.Tính Dục

Nhận xét: Tính dục vốn thuần túy thuộc lãnh vực bản năng của loài người cung như loài vật. Dục tính là do sự thôi thúc tự nhiên của thể xác, nhưng nhiều khi nó cung phát xuất từ những vọng niệm của con người. Những nhà đạo đức cổ thời coi dục tính chỉ là phương cách để truyền giống, nhưng ngày nay, người ta coi dục tính là một nhu cầu không thể thiếu. Dục tính vốn không phải là điều xấu xa. Hầu như toàn thể loài người – trừ một số biệt lệ – từ các ông hoàng, bà chúa, đến các bậc thánh nhân, các vi nhân của mọi thời đại… ai ai cung trải qua tính dục. Nếu tổ tiên của chúng ta không làm cái việc “truyền giống” ấy thì ngày nay trái đất đâu còn có mặt của loài người nữa?

Thế nhưng trong cộng đồng nhân loại, nhiều nơi vẫn còn coi thường và khinh miệt tính dục. Tại các xã hội Đông phuong, ngày nay còn rất nhiều người coi dục tính là một cái gì thấp hèn và trân trọng những người chủ trương “giới dục”. Tất nhiên sự kiện ấy phải có ly do. Từ khi có nền văn minh, loài người biết tổ chức nếp sống cộng đồng, muốn có một xã hội ổn định thì trước hết phải loại bỏ những vấn đề có thể gây ra cảnh hỗn loạn.

Dục tính là một yếu tố dễ kích thích nhất, nếu không đua vào trật tự thì nó sẽ gây ra những tác hại rất lớn. Chính vì thế, hầu như tất cả mọi nền văn hóa, tất cả mọi tôn giáo, đều kêu gọi con người giới hạn dục tính. Những hệ thống luân lý, đạo đức, và luật pháp đã đuợc xây dựng lên để chế định tính dục. Về phong cách, tính dục phải đuợc thể hiện trong sự kín đáo để tránh gây kích thích cho những người xung quanh. Từ sự giới hạn đi đến coi thường và khinh miệt, lâu dần người ta coi tính dục là cái gì xấu xa, tội lỗi.

Ý Thức: Tính dục là một nhu cầu của con người, nhưng không phải là một nhu cầu bức thiết như ăn, uống, ngủ, thở. Tuy nhiên, tính dục là nguồn động lực lôi cuốn con người mãnh liệt nhất và phổ biến nhất. Ngoài chức năng truyền giống, tính dục còn mang lại hạnh phúc trong đời sống lứa đôi.

Nhöng lạm dụng tính dục sẽ có hại cho sức khỏe và làm giảm tuổi thọ (các nền y học Đông Tây đều xác nhận điều đó). Loài người là loài động vật có văn hóa, nên chúng ta phải có cách sống cao hơn loài vật. Loài vật thấy đói thì ăn và ăn bất cứ thứ gì mà chúng có thể ăn đuợc. Loài người biết nghệ thuật nấu ăn và biết cách ăn thế nào thì ngon. Người biết cách ăn, có khi chỉ ăn những món ăn rất tầm thường, nhưng còn ngon hơn những thứ cao lương, mỹ vị. Trong đời sống tình dục cuõng thế, nếu người ta biết tiết độ, biết nghệ thuật thì sẽ tạo đuợc hạnh phúc hơn.

Trong các xã hội văn minh phöông Tây ngày nay, người ta thành công trong việc giải phóng phụ nữ, nhưng lại không kiểm soát đuợc đời sống tình dục. Từ sách báo, phim ảnh đến nếp sống xã hội, đâu đâu cuõng thấy phơi bầy những cảnh khiêu dâm lộ liễu. Hậu quả đã tạo lên những xã hội nặng nề về vật dục, kém phần thanh cao hơn các xã hội tiền bán thế kỷ 20 trở về trước. Đó là một sự thoái hóa đáng tiếc.

Tính dục vốn là nguồn kích thích lớn của nhân loại, nếu không kìm hãm bớt thì cung đừng nên cổ động và khuyến khích nó.

Kiến chiếu: Những người có Tâm Sáng, không bị nô lệ bởi tính dục. Họ coi tính dục là một nhu cầu bình thường. Loài người khác loài vật ở chỗ là có khả năng kiểm soát đuợc dục tính của mình. Tính dục thôi thúc rất mạnh, nhưng chỉ trong giây lát. Nếu người ta dứt đuợc vọng niệm trong khoảnh khắc ấy thì tính dục sẽ đuợc ngủ yên. Trong khoa khí công, có những cách luyện tập để chuyển hóa tinh khí thành khí lực. Dục tính, đôi khi cung trở thành một thói quen, nếu buông thả nó thì người ta dễ đi tới tình trạng tham lam, bừa bãi. Những người thông minh, biết lánh xa những cảnh huống quyến ru của dục tính, từ trước khi nó xẩy ra. Dục tính chỉ đuợc thể hiện trong vòng trật tự và qui ước chung, nếu không có vi phạm, tất nhiên sẽ không có tranh chấp. Trường hợp, người bạn đời của ta phạm lỗi về tính dục, tùy theo hoàn cảnh, nếu xét thấy không thể tha thứ đuợc thì hai bên chia tay, không cần phải gây ra bạo hành. Tâm Sáng sẽ giúp ta quân bình đuợc tính dục, gạt bỏ sự ghen tương mù quáng, thoát ra ngoài vòng tranh chấp.

  1. Quyền Lực Và Danh Vọng

Nhận xét tổng quát: Quyền lực và danh vọng thường đi đôi với nhau, chúng hỗ trợ và bổ túc cho nhau. Trong quyền lực thường có danh vọng và ngược lại. Quyền lực và danh vọng cung thuộc bản năng của con người. Ta ít thấy chúng thể hiện trong các loài vật.

Quyền lực đặt căn bản trên sự sợ hãi và sự phục tùng, danh vọng thật sự lại phát xuất từ lòng ngưỡng mộ và sự tín phục. Tâm lý con người, ai cung muốn vượt trội hơn người khác về tất cả mọi lãnh vực. Trong chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao… luôn luôn có sự chạy đua và tranh giành khốc liệt.

Thời tiền sử, kẻ nào có sức mạnh thì kẻ đó có quyền lực, sẽ lên cầm đầu bộ lạc và nắm quyền sinh sát trong tay.

Thời phong kiến, ai có khả năng đứng ra tổ chức và cầm đầu một đạo quân, đủ sức áp đảo các nhóm khác, sẽ lên làm vua một nước, nắm quyền lực, trị vì hàng triệu con dân. Những nước mạnh thôn tính các nước yếu để xây dựng nên một đế quốc, làm bá chủ thiên hạ.

Ngày nay, còn rất nhiều chế độ độc tài, quân phiệt, cai trị nhân dân bằng họng súng. Trong các xã hội tư bản, những ông chủ lớn của các đại công ty hoặc các tay trùm nghiệp đoàn là những kẻ đầy quyền lực. Thấp hơn, ta thấy trong các “xã hội đen”, các nhà tù, các trại tập trung (thiếu tổ chức) hoặc trong các khu phố bình dân, bọn mafia, bọn “băng đảng”, bọn “anh chị” đã tạo quyền lực của chúng bằng bạo lực, bằng sự hiếu chiến và sự liều mạng để trấn lột và áp bức những người lương thiện một cách dã man.

Trong khi danh vọng chỉ là những cuộc đua tài, thì quyền lực lại là mối tranh chấp lớn lao nhất và dữ dội nhất của nhân loại.

  1. Quyền Lực

Nhận xét: Loài vật, khi ăn no rồi thường nằm ngủ, nhưng loài người, sau khi giải quyết đuợc vấn đề cơm áo, người ta lại có nhiều tham vọng. Một trong những tham vọng quyến ru con người nhất là quyền lực. Quyền lực là nguyên nhân của hầu hết mọi cuộc tranh chấp lớn lao của nhân loại. Lịch sử đầy rẫy những sự kiện chứng minh: vì quyền lực, người ta không từ bỏ một thủ đoạn nào, họ lại dẫm lên luân lý, đạo đức, đã hy sinh cả tình nghia cha con, anh em, vợ chồng, đã xô đẩy nhân loại vào nhừng cuộc chiến tranh đẫm máu, đã nhẫn tâm sát hại cả chục triệu người.

Người ta đã nhân danh những lý tưởng, nhừng chính nghia, những niềm tin, lòng yêu nước… để lôi kéo cả một dân tộc, lôi kéo nhân loại vào con đuờng đấu tranh, nhưng rốt cuộc chỉ để phục vụ cho tham vọng quyền lực của họ. Trong lịch sử loài người, ta đâu thấy có kẻ nào, sau khi hưng binh đánh đuổi đuợc ngoại xâm mà lại không lên làm vua để trị vì thiên hạ? Không phải chỉ trong chính trị mới có sự tranh chấp khốc liệt về quyền lực, trong kinh tế và ngay cả trong tôn giáo cung không kém phần gay gắt. Đến như Đạo Thiền là đạo chủ trương tìm sự giác ngộ để cứu đời, giải thoát mà cung còn có sự vương vấn quyền lực. Sự tranh dành “y bát” giữa Thần Tú và lục tổ Huệ Năng trong lịch sử thiền tông Trung Hoa, cho ta thấy quyền lực đã trở thành một “ma chướng”, chi phối nhân loại khủng khiếp đến mức nào!

Nhiều người thắc mắc trước câu hỏi này: “Với những nhà tỷ phú đã già, họ chỉ cần 1% tài sản của học là có dủ tất cả mọi tiện nghi vật chất, tạo đuợc mọi thú vui của đời sống cho đến khi chết, thế thì tại sao họ cứ phải vất vả, bon chen để tiếp tục làm giàu thêm? Vả lại, họ cung dư biết rằng họ không thể mang theo tiền bạc, của cải sau khi học rời bỏ tra61n gian kia mà?”

Xin thưa, họ làm giàu thêm là để củng cố và phát triển quyền lực của họ, vì kinh tế phát sinh ra quyền lực (điều này ta sẽ chứng minh ở một chương sau), mà bản chất của quyền lực là vô giới hạn, cho dù họ nắm đuợc tài sản của cả thế gian này thì quyền lực của họ cung chưa được thỏa mãn.

Trong chừng mực nào đó, quyền lực còn có khả năng tạo ra của cải, tiền tài, và mọi thứ khác. Vì thế, quyền lực là cái mà loài người say mê.

Nhưng nhân loại không thiếu gì kẻ đam mê quyền lực đến độ điên cuồng, một khi họ đã nắm đuợc quyền lực của một tổ chức mà luật pháp không đủ sức kiểm soát, hoặc nắm đuợc quyền cai trị một quốc gia thiếu dân chủ, thì nạn độc tài lập tức xuất hiện. Độc tài thường đi đôi với sự bất công, áp bức, khủng bố, và giết hại

Ý Thức: Nơi nào có hai người thì phải có một người chỉ huy, nghia là phải có một người “có quyền” hơn ngưòi kia. Trong gia đình, học đuờng hay một nhóm nhỏ… luôn luôn phải có một người làm “trưởng”, nghia là một người có quyền chỉ huy, nếu không sẽ bị rối loạn. Lý do là ai cung muốn có quyền cả, mỗi người làm theo một ý, thì tất nhiên sẽ không có trật tự và không mang lại kết quả tốt. Muốn có cái quyền ấy, thì hoặc là người Trưởng phải đuợc các thành viên thừa nhận và phục tùng, hoặc là đuợc một cấp quyền lực cao hơn bổ nhiệm và đỡ đầu, hoặc đuợc cả hai là tối ưu hơn cả.

Như thế, quyền lực là một yếu tố cần thiết trong các tổ chức xã hội, nó đua xã hội vào trật tự và an ninh. Nói cách khác, quyền lực không thể thiếu trong đời sống nhân loại.

Nhưng quyền lực cung như một con dao hai lưỡi và vốn chỉ là một thứ phù du, nay còn mai mất, nếu ta không biết sử dụng nó một cách khéo léo để thực hiện những điều hữu ích cho cộng đồng, thì có khi chính ta sẽ bị “thân bại, danh liệt” một cách dễ dàng.

Quyền lực vốn lại là một yếu tố làm say mê con người, khi người ta say mà không có một thế lực nào, có khả năng can thiệp, nhắc nhở hay cảnh cáo thì kẻ nắm đại quyền, thiếu sáng suốt, thường dễ bị mê muội và điên cuồng. Đã điên cuồng thì tất nhiên người ta hay làm những việc sai lầm, ác độc có hại cho cộng đồng và đôi khi cho cả nhân loại. Gương các bạo chúa, các nhà độc tài trong quá khứ và hiện đại là một chứng minh hùng hồn.

Để tránh gây tác hại cho quyền lực tạo ra, tại các nước văn minh, từ lâu người ta đã áp dụng chế độ Dân Chủ, để tổ chức và phần quyền một cách hợp lý, nhờ đó nguời dân trong các chế độ ấy có một đời sống dễ chịu và thoải mái hơn.

Tuy nhiên, trong lòng các chế độ Dân Chủ, đồng thời lại cung phái sinh ra một số tệ đoan nhu: bọn tài phiệt, dùng kinh tế để khuynh đảo quyền lực, nạn “băng đảng”, nạn khủng bố, nạn ma túy, “xã hội đen”… gây ra sự bất ổn trong xã hội. Những tệ nạn ấy đã làm hoen ố chế độ Dân Chủ khá nhiều.

Chính vì thế, loài người còn phải tốn nhiều công sức để xây dựng những xã hội hoàn chỉnh hơn.

Kiến Chiếu: Người có Tâm Sáng biết mình và mọi người đều đuợc thiên nhiên sinh ra, tất cả đều là anh em, do đó mình không thể làm những điều có hại cho anh em. Nếu ta có quyền lực trong một giới hạn nào đó, ta sẽ hướng dẫn anh em cùng làm việc để phục vụ công ích.

Ta phải sử dụng quyền lực một cách đúng mực và khôn ngoan, không có ác ý và thiên lệch. Quyền lực chỉ là một phương tiện chứ không phải là một cứu cánh, ta có thể trân trọng nó nhưng không say mê, không mù quáng trước những quyến ru của nó.

Quyền lực là một phương tiện chung, chớ không phải của riêng ai cả. Khi hết vai trò, ta sẵn sàng rời bỏ quyền lực, dễ dàng như thay đổi một món đồ dùng. Người có Tâm Sáng, bản thân dễ dàng thoát ra khỏi vòng tranh chấp quyền lực, và có bổn phận cổ võ, tham gia để tìm phương cách hóa giải các mối tranh chấp quyền lực nói chung của loài người.

Trong lãnh vực chính trị, chỉ có những chế độ dân chủ thực sự, mới có khả năng phần quyền minh bạch và biến sự tranh chấp quyền lực thành những cuộc “thi đua”, những cuộc tranh cử tự do và công bằng, không gây ra đổ máu.

  1. Danh Vọng

Nhận Xét: Danh vọng cung là niềm mơ ước của con người, phần đông ai ai cung muốn đuợc nhiều người biết đến mình, biết tên tuổi của mình, nói cách khác là đuợc nổi tiếng. Có ba loại danh vọng:

  • Nổi tiếng với lòng ngưỡng mộ và tín phục của quần chúng. Thí dụ: các bậc minh quân chân chúa, các nhà lãnh đạo tinh thần, các lãnh tụ tài ba, các danh tướng, trong đời làm đuợc nhiều kỳ tích, nhiều việc ích nước lợi dân; hoặc các nhà khoa học với những công trình nghiên cứu lớn lao; hoặc các nhà văn, nhà thơ, các nghệ si nói chung, từng có những tác phẩm giá trị, lưu danh hậu thế; hoặc các nhà quán quân trong giới thể thao…
  • Nổi tiếng do ngẫu nhiên, nghia là những người không phải vì thực hiện đuợc những công việc lớn lao hữu ích, mà chỉ vì rơi vào những biến cố của lịch sử, các sự kiện éo le của đời sống, hoặc làm những công việc lập dị khác đời. Thí dụ: Quận Công Windsor (Eward VIII, nhà vua nước Anh đã từ bỏ ngai vàng để lấy một thiếu phụ người Mỹ), góa phụ Jacquelline Onasiss Kennedy; Công nương Diana (vợ ly thân của Thái Tử Charles), hoặc mới đây O. J. Simpson (trong vụ án tình nghi giết vợ)…
  • Nổi tiếng vì làm những việc gian ác, có hại cho tổ quốc, cho nhân loại nói chung. Thí dụ: Trong lịch sử Việt Nam có: Trần Ích Tắc (đời nhà Trần) hoặc Trương Quang Ngọc (đời nhà Nguyễn – Pháp thuộc) là những kẻ bán nước cầu vinh; Oswald (kẻ ám sát Tổng Thống Kennedy); Robert Ichman (tên đồ tể giết dân Do Thái hồi Thế Chiến thứ II)…

Tuy nhiên, cung có một số ít người không thích danh vọng do bản tánh tự nhiên. Trái lại, cung có một số người hiếu danh đến độ “hôn mê”, nghia là họ làm bất cứ điều gì để đuợc thiên hạ biết đến tên tuổi, cho dù có bị nguyền rủa, khinh miệt, họ vẫn lấy làm thích thú.

Ý Thức: Nổi danh vì thực hiện đuợc những công trình hữu ích cho con người là một điều đáng khích lệ. Đó là những người thực sự có tài, có đức, kiên nhẫn học hỏi, làm việc và nghiên cứu lâu dài. Người có danh vọng lớn, nhất là trong thời hiện đại, cung là những người có quyền lực về tinh thần và thường khi cung đạt đuợc những nguồn tài chánh lớn lao.

Nhưng khắc nghiệt thay, có nhiều người lại chỉ nổi tiếng sau khi đã qua đời – nhất là trong giới thi hào, nghệ si – trong số đó không ít nguời, khi còn sinh thời, họ không bao giờ dám nghi rằng, sau này họ lại đuợc nổi danh!

Kiến Chiếu: Người có Tâm Sáng, không chê danh cung không cầu danh vì nổi danh quá đôi khi cung làm phiền toái cuộc đời. Các nhà hiền triết Đông phuong chủ trương cầu Đạo chớ không cầu Danh, vì họ cho Đạo mới là thực, còn Danh chỉ là hão huyền, mang tính trần tục. Ta cứ nỗ lực làm việc và cố gắng làm những điều hữu ích cho đời, ta coi sự nghiệp cao hơn danh tiếng, bởi vì sau cùng, ta và mọi người đều trở về với vu trụ thì cái danh vọng kia nào có ý nghia gì?

Trong danh vọng đúng nghia, không hề có sự tranh chấp, nhưng không vì thế mà không có những sự ganh ghét, đố kỵ nhỏ nhen. Người có Tâm Sáng không bao giờ có lòng ganh tị với danh tiếng của bất cứ ai, trái lại, còn hoan hỷ công nhận và cổ võ tất cả mọi người, ở bất cứ phần đất nào trên trái đất, khi họ làm đuợc những thành tích đáng kể. Vả lại, danh tiếng cung chỉ là sản phẩm của ý niệm và ảo giác. Danh cung có nhiều cấp loại: danh thơm, danh hão, danh xú.

Khi Tâm đã Sáng, ta sẽ không bị ý niệm và ảo giác quấy nhiễu, ta không bị danh vọng mê hoặc một cách lố bịch và mù quáng.

III. Kinh Tế Và Tài Chánh

Nhận Xét: Kinh tế và tài chánh nói chung là nói tới tài sản, của cải, vật chất do thiên nhiên cung cấp hay do con người làm ra. Để tiện trao đổi, mua bán, người ta thể hiện chúng, tượng trưng bằng tiền tệ. Trong khuôn khổ bài này, thay vì nói đến kinh tế, tài chánh, chúng ta nói đến tiền tệ, gọi tắt là tiền.

Người Việt Nam có câu tục ngữ rất phổ thông là “có tiền mua tiên cung đuợc”. Tiên là những người đẹp trên trời, chỉ có trong huyền thoại, trong những chuyện hoang đuờng mà còn mua đuợc thì đủ biết mãnh lực của đồng tiền ghế gớm như thế nào? Trong thực tế, có tiền quả thực là có tất cả. Có tiền, trước hết ta giải quyết đuợc vấn đề cơm áo, mua sắm các tiện nghi, xây dựng dinh thự, danh vọng và tất cả mọi thứ cần thiết trên đời. Tiền có công dụng phi thường như vậy, cho nên nó trở thành một động lực chi phối toàn bộ đời sống hàng ngày của nhân loại.

Chính vì thế, tiền là động cơ tranh giành lớn lao nhất và phổ biến nhất của con người. Từ những cảnh lường gạt, tống tiền, tham ô, cướp của giết người diễn ra hàng ngày, đến những vụ thanh toán đẫm máu trong thương trường quốc tế và có thể đi tới những cuộc chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh hoặc chiến tranh mậu dịch giữa nhiều quốc gia.

Đại đa số nhân loại đều phải làm việc để kiếm tiền – trẻ em phải đi học để có một nghề vững chắc, khi lớn lên có khả năng kiếm tiền tốt hơn – nhưng có một thiểu số người, vì Tâm bị tối tăm, không muốn làm việc mà lại muốn có nhiều tiền, hoặc vì lòng tham quá đáng, muốn kiếm tiền nhiều và nhanh hơn, họ đã phá luật lệ, làm những việc bất hợp pháp, gây ra bất ổn cho xã hội. Thí dụ: những kẻ cạnh tranh bất chính trong thương trường, những kẻ lường gạt, nhận hối lộ, buôn lậu, trốn thuế, ăn cuớp, bắt cóc tống tiền, khai thác mãi dâm, buôn bán ma túy…

Ý Thức: Tiền tuy quan trọng, nhưng nó là phương tiện chớ không phải là cứu cánh. Ta chỉ có thể kiếm tiền theo những qui định chung của xã hội, luật pháp của mỗi quốc gia và quốc tế. Nếu không, ta sẽ khó yên ổn để có thể hưởng thụ những thành quả kinh tế mà ta đã đạt đuợc và cung không theo đuổi đuợc những mục tiêu của đời sống.

Tại các nước nghèo, không có quỹ an sinh xã hội, thông thường thì với sự lao động chăm chỉ, ít nhất ta cung giải quyết đuợc vấn đề cơm áo. Trường hợp quá khó khăn, ta có thể đặt thẳng vấn đề với chính quyền, chớ không nên làm bậy như ăn trộm, ăn cuớp. Bởi vì làm bậy sẽ bị tù tội nhục nhã, còn tranh đấu với chính quyền về vấn đề cơm áo, thường không phải đi tù, mà nếu có bị cung không bị người khinh miệt.

Trường hợp may mắn, có điều kiện kiếm đuợc nhiều tiền, ta có thể xây dựng cơ sở hoặc mở rộng cơ sở để phát triển, đồng thời tạo công ăn việc làm cho những người khác, đó là cách vừa làm lợi cho mình, vừa phục vụ xã hội. Nếu ta trở thành triệu phú hay tỉ phú, ta thừa hiểu rằng: khi ta từ giã trần gian, ta sẽ không mang theo đuợc gì cả. Vậy ta để của cải, tiền bạc lại cho ai? cho con cháu ư? Tất nhiên, nhưng chỉ nên để lại cho chúng một phần nào thôi. Vì chúng cung có một khối óc và hai bàn tay như ta, và trong quá trình nuôi dạy, ta đã tạo cho chúng mọi thuận lợi. Ngoài ra, chúng còn đuợc thừa hưởng những thanh thế tốt của gia đình nói chung… Như vậy, chúng có thể dùng tài năng của chúng và những di sản tinh thần và vật chất của ta để tự phát triển, nếu không làm đuợc thì chúng đâu còn xứng đáng là con cháu của ta nữa?

Tài sản còn lại, ta nên dùng để làm những công trình hữu ích cho nhân loại, như ông Alfred Nobel chẳng hạn.

Kiến Chiếu: Người Công giáo có một câu cầu nguyện: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày” và người Phật giáo, ngành Tiểu Thừa với chiếc bình bát, mỗi ngày đi xin ăn chỉ đủ dùng cho một bữa trưa mà thôi. Cả Phật lẫn Chúa đều khuyên con người chỉ cần kiếm ăn vừa đủ, vì tích luy nhiều tức là đã lấn sang phần người khác và sẽ gây ra tranh chấp.

Còn nữa, nên dành thời giờ để suy ngẫm, tìm hiểu ý nghia của cuộc sống, để cứu rỗi, giải thoát chính mình và chúng sinh. Đó là những lời răn đầu Phật tánh và Thánh thiện mà con người bình thường ít có người thể hiện đuợc.

Ngày nay, người ta quan niệm rằng con người phải tìm cách sản xuất ra thật nhiều của cải vật chất để phục vụ và nâng cao đời sống xã hội thì mới là văn minh. Có nguời lại cho rằng nếu văn minh mà cứ phải chạy theo vật chất, thậm chí làm nô lệ cho vật chất, suốt năm, suốt tháng cứ phải hùng hục “kéo cày” chỉ để thỏa mãn những nhu cầu hàng ngày, đến nỗi không còn thời giờ để suy ngẫm về chính bản thân mình thì đâu có phải là văn minh.

Nhu cầu của con người vốn không có giới hạn, càng thỏa mãn lại càng thấy thiếu. Biết rõ điều đó, giới kinh doanh đã dùng đủ mọi hình thức quảng cáo để mời gọi, khuyến khích sự thèm khát tiêu dùng vốn sẵn có nơi con người.

Khi dân chúng càng tiêu thụ nhiều thì lại càng phải tối mắt, tối mui làm việc để chi trả và do thế, mãi lực kinh tế càng gia tăng. Đó là một cái vòng luẩn quấn, nó thúc đẩy con người suốt đời tự nguyện làm nô lệ cho những nhu cầu – không cần thiết – của chính mình.

Người có Tâm Sáng biết làm chủ mình, chỉ thỏa mãn những nhu cầu và sử dụng những tiện nghi tối cần thiết. Nếp sống giản dị, thanh cao, không bon chen đua đòi, chạy theo vật chất một cách mù quáng. Sự xa hoa phung phí quá lố: mua sắm những món đồ quá đắt tiền, đi trên những chiếc xe giá hàng triệu dollars, trú ngụ trong những tòa lâu đài sang trọng với hàng trăm phòng, hoang phí trong những cuộc vui chơi, đãi đằng cả ngàn người, linh đình tốn kém… chỉ để tạo sự kiêu hãnh giả tạo. Trong khi đó, có nhiều đồng loại đang chết đói, hoặc có nhiều bà mẹ đang ôm con chờ chết vì không có tiền mua thuốc… Những người đó chắc chắn không phải là những người văn minh và chỉ có những kẻ ngu dốt mới thán phục và kính trọng họ mà thôi.

Người có Tâm Sáng cung cần phải kiếm tiền và biết cách làm ra nhiều tiền thì mới có phương tiện để giúp đỡ người khác, phát triển xã hội. Nhưng họ phải kiếm tiền trong những điều kiện trong sạch, công bằng, hợp lý và hợp pháp, không tranh lấn làm thiệt hại tới người khác và cộng đồng.

Nhân loại có thể thi đua để làm ra của cải vật chất. Nhưng thói hư tật xấu của những kẻ tham lam và háo thắng là hay vi phạm trong những cuộc tranh đua. Cứ xem một trận túc cầu thì đủ biết, luật lệ rất rõ ràng, có trọng tài, giám biên đầy đủ, lại có sự quan sát của hàng chục ngàn khán giả, thế mà vẫn có những cầu thủ chơi xấu: hích vai, thúc cùi chỏ, ngáng chân, kéo áo, xô đẩy… mục đích chỉ là để tranh thắng. Xem thế, trong các lãnh vực tranh giành quyền lực và kinh tế, sự kiểm soát còn lỏng lẻo hơn nhiều, thì tất nhiên sẽ có biết bao vi phạm bị che giấu. Tất cả chỉ do Tâm bị hôn ám, che lấp mất ánh sáng của lương tri.

Luật lệ dù có rõ ràng đến đâu, sự kiểm soát và hình phạt dù có nghiêm ngặt đến mức nào, cung vẫn không thể chặn đứng đuợc hết các sự sai phạm.

Chỉ có Tâm Sáng mới có thể giải quyết tận gốc những vấn đề tranh chấp lớn nhỏ của nhân loại. Người có Tâm Sáng biết làm chủ tiền bạc, chớ không làm nô lệ cho tiền bạc.

Chương 7-Dùng Tâm Sáng Để Kiến Chiếu Những Sự Loạn Động Trong Cuộc Sống-VS Trần Huy Phong

 

Nhận Định:

Con người phần đông đều hướng ngoại, nghia là Tâm thường luôn luôn bị vọng động trước cuộc sống hàng ngày. Thường xuyên con người bị những phức tạp của đời sống lôi kéo và thúc đẩy đến nỗi mất khả năng tự chủ. Do thiếu hiểu biết, do yếu lòng và do “tâm động”, con người dễ bị khích động, dễ bị lôi kéo, và dễ bị lừa bịp. Nắm đuợc yếu điểm này, các cơ quan tuyên truyền, các nhà quảng cáo chuyên nghiệp, các tay sách động nhà nghề đã dùng những kỷ thuật chuyên môn, những phương tiện truyền thông hiện đại để “hướng dẫn”, để “lái” hay “lùa” quần chúng chạy theo những mục đích của họ. Thực tế, người ta coi quần chúng như những đám bèo trôi trên sông hoặc những đàn bò, muốn lùa đi theo huớng nào tùy ý.

Vì lợi nhuận, người ta đã lancer những tài tử điện ảnh, những cô người mẫu, những ca si nhạc trẻ… để biến họ thành những “thần tượng” của một lớp người mà phần đông là thanh thiếu niên. Khi thần tượng có mặt ở một nơi nào, là có hàng ngàn kẻ hâm mộ, chen chúc đón chào, tranh nhau xin chữ ký và di nhiên sẵn sàng cống hiến tiền bạc để làm giầu cho những ông bầu, những nhà tạo mode và những ông chủ hãng film.

Vì lợi ích chính trị, người ta đã dùng nghệ thuật tuyên truyền để suy tôn các lãnh tụ và biến họ thành những ông thánh. Đó là chủ nghia tôn thờ cá nhân, ngày nay đã lỗi thời.

Để thấy hiệu quả của nghệ thuật tuyên truyền, quảng cáo, ta hãy lấy một thí dụ:

Một gốc cây mít già, trong khu vườn hoang, chỉ có giá trị như một khúc củi, người ta sẵn sàng dẫm lên, bước qua, hoặc thậm chí có thể tiểu tiện lên nó. Cung gốc mít ấy, nếu đem tạc thành một pho tượng thần – sơn son thếp vàng với râu ria, mu áo, oai vệ – ngồi trên bệ thờ, trong một ngôi đền lớn rộng, bầy biện đủ nghi trượng, khói hương nghi ngút… thì khách thập phương vào đền, tự nhiên phải cung kính và kiếp sợ.

Đám đông trẻ tuổi, dễ bị khích động và đi đến cuồng loạn, đôi khi chỉ vì những lý do vớ vẫn: không hài lòng trước một trận bóng đá sôi nổi, gặp một sự bất bình nho nhỏ với một đối tượng nào đó, hoặc để bênh vực một bạn cùng trường, bị hành hung… là có thể xẩy ra một cuộc ẩu đả tập thể, một cuộc nổi loạn, làm mất an ninh trật tự xã hội và gây thương tích cho nhiều người!

Những cuộc chiến tranh, những vụ khủng bố vì chủng tộc, vì tôn giáo đang làm nhức nhối con tim của nhân loại! Tất cả chỉ bởi những kẻ tham vọng quyền lực, lợi dụng đám quần chúng cuồng tín, ngu dốt để sách động nhằm phục vụ cho những mục tiêu của họ.

Càng ngày, con người càng trở nên thác loạn. Cứ xem phong trào nhạc trẻ thì đủ biết. Thay vì hát những khúc nhạc du dương, giúp cho tâm hồn người nghe thoải mái, bớt căng thẳng sau những giờ phút làm việc mệt mỏi, thì người ta lại “la hét, lăn lộn, đấm đá” trên sân khấu, cùng với tiếng nhạc đệm “giật gân” để kích động thính giả! Nhưng loại nhạc này lại có khả năng cuốn hút đông đảo giới thanh thiếu niên của thời đại. Điều này chứng tỏ, càng ngày Tâm con người càng trở nên “động”.

Khi Tâm con người đã trở nên “quá động”, lại đuợc đám đông tạo sự cộng hưởng thì lập tức nó sẽ bành trướng lên gấp bội, và sẽ biến thành một “khối người loạn động”. Sự loạn động ấy, nếu không đuợc ngăn chận kịp thời, nó sẽ mau chóng lây lan như một đám cháy truớc cơn gió lốc.

Kiến Chiếu:

Khi ta đã biết những kỷ thuật tuyên truyền, quảng cáo như thế nào và mục tiêu của những người sử dụng nó. Khi ta biết rằng, các minh tinh màn bạc, các siêu người mẫu, các ca si nổi danh cung chỉ là những người đẹp như bao người đẹp khác, cung có đời sống tầm thường, đôi khi còn thô bỉ và ngu dốt nữa. Khi ta biết rằng các lãnh tụ cung chỉ là con người, cung có tất cả những sai lầm và thói hư, tật xấu như quần chúng. Khi ta biết rằng những kẻ sách động đầy tham vọng, chỉ lừa bịp dân lành để lợi dụng họ vì mục đích riêng tư… Khi ta ý thức rằng, đám đông và quần chúng là môi trường dễ bị khích động, lây lan… thì ta sẽ không bị mù quáng để đến nỗi bị lừa bịp, lợi dụng.

Người có Tâm Sáng, luôn luôn bình tinh và làm chủ mình, không thể để mình bị rơi vào những cảnh huống loạn động trong cuộc sống xã hội.

Chương 8-Trở Về Cội Nguồn-VõSư Trần Huy Phong

 

 Ðưa tâm về với thiên nhiên:

Tất cả mọi thế giới, tất cả mọi loài đều tuân theo một qui luật nhất định là: sinh ra, lớn lên, phát triển, rồi chết đi. Đó là một định luật của Tự Nhiên, không bao giờ thay đổi. Ý thức rõ rệt đuợc định luật này thì con người mới có thể tìm thấy sự giao cảm với Vũ Trụ.

Thấy đuợc Tâm Gốc, ta sẽ thấy Tâm là Ta và Ta là Tâm, nghia là thấy đuợc Con Người Thực của mình. Ta vốn là sản phẩm của Tự Nhiên. Ta sống trong sự đùm bọc của Trái Đất, của Hệ Mặt Trời và của Vuõ Trụ. Khi chết, ta trở về với vuõ truï, trở về chốn cội nguồn của mình.

Nói tóm lại, con người sinh ra, sống và chết đi, đều đuợc vuõ trụ che chở, cưu mang. Vậy con người muốn đuợc sống an bình và tồn tại lâu dài thì phải sống thuận với thiên nhiên. Con người không thể có khả năng chinh phục thiên nhiên mà chỉ có khả năng khám phá thiên nhiên, nghĩa là tìm ra những định luật của thiên nhiên để vận dụng và dựa vào đó mà sống. Sống thuận theo lẽ tự nhiên của trời đất, con người sẽ tránh đuợc nhiều thứ bệnh. Giữa con người và thiên nhiên có một mối quan hệ hết sức mật thiết. Nếu thiên nhiên bị phá hoại, chắc chắn con người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Do đó, con nguời phải biết tìm môi trường thích hợp để sống và phải biết quí trọng, biết bảo vệ thiên nhiên. Chính vì sống trái với các định luật của thiên nhiên mà có đủ thứ bệnh kỳ lạ sinh ra. Càng ngày người ta càng nhận biết rõ rằng, khi con người ăn nhiều loại thực phẩm có hóa chất, các loại cây trái trồng bằng phân hóa học, các gia súc nuôi bằng những chất kích thích tố… thì sẽ gây ra nhiều chứng bệnh nan y.

Muốn sống hòa nhịp với thiên nhiên thì Tâm ta phải có mối cảm thông đặt biệt với sự sống tràn đầy trong thiên nhiên. Mỗi mảnh đất ấm áp, mỗi bầu trời trong xanh, mỗi tia nắng vàng xuyên qua đám suong mù, mồi giòng suối, mỗi con sông với làn nước trắng bạc là một sự sống thiêng liêng đối với chúng ta.

Không khí tinh khiết trong lành là cái quí giá vô hạn, bởi mọi sự sống đều cùng chung một hơi thở. Cung làn không khí này, hàng ngàn năm truớc ông cha chúng ta đã thở và hàng ngàn năm sau, con cháu chúng ta cung sẽ thở, nó là nguồn mạch của sự sống, không ai đuợc phép làm ô uế nó.

Mọi cây cỏ, muông thú, mọi sinh vật và con người đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu trái đất này không còn cây cỏ và muông thú thì loài người cung không tồn tại đuợc. Bảo vệ rừng cây và muông thú để cùng sống với nhau, vì tất cả đều là con cái của thiên nhiên.

Thiên nhiên đã cung cấp cho ta đủ thứ: từ những đỉnh núi cao hùng vi đến những khu rừng xanh bát ngát, từ biển rộng bao la đến những vùng đất mầu mỡ, từ loài dã thú khổng lồ đến những côn trùng bé nhỏ, từ mùa xuân tươi mát đến những trận mưa đầu hè, đổ nước xuống những cánh đồng thơm ngát… Tâm ta tràn đầy hình ảnh tuyệt vời của thiên nhiên qua các điệu nhạc mà chim chóc hòa tấu, thưởng thức hương thơm của cỏ nội mây ngàn, rung động với những đổi thay của thời tiết…

Sống hòa đồng và giao cảm với thiên nhiên, ta mới hiểu đuợc mối tương quan giữa mình với vạn vật. Tất cả đều là anh em, đều là con đẻ của thiên nhiên, từ đó ta mới có ý thức sâu xa về bản thân mình.

Tìm sự giao cảm giữ tâm ta và tâm vũ trụ:

Ta và muôn loài đều do vuõ trụ sinh ra, ta có Tâm thì tất cả mọi sinh vật cuõng có Tâm. Nhưng Tâm của muôn loài tất nhiên là không giống nhau mà có những trạng thái và dạng thức khác nhau, tùy theo trình độ tiến hóa của chúng.

Vũ Trụ vô cùng lớn rộng mà trí óc loài người không thể nào tưởng tượng ra đuợc. Tốc độ ánh sáng có thể vượt qua gần tám vòng trái đất chỉ trong một giây – 300 ngàn km/giây trong khi ngành thiên văn học đã phát hiện đuợc những ngôi sao, cách xa trái đất đến 20 tỷ năm ánh sáng. Tất nhiên là còn có những ngôi sao cách xa hành tinh của chúng ta hơn thế nữa. Vuõ trụ có hàng tỷ tỷ ngôi sao mà mỗi ngôi sao là một mặt trời. Hệ mặt trời của chúng ta, so vớ vũõ trụ, chẳng qua chỉ là một nguyên tử, đối với chúng ta thì nó là một “đại nguyên tử”, với mặt trời là neutron còn hỏa tinh, kim tinh, trái đất, thổ tinh… đều là những electron.

Ta hãy tưởng tượng: nếu có một người khổng lồ, có chiều cao gấp 1000 lần đuờng kính của trái đất (tức 13 triệu km) với tỉ lệ bề ngang tương xứng, thì hành tinh này đối với người ấy cung ví như một hạt đậu nhỏ đối với chúng ta. Người khổng lồ ấy có thể dùng hai đầu ngón tay, bóp nhẹ một cái, thì hành tinh của chúng ta sẽ vụn ra như cám. Như thế, tất cả mọi thứ to lớn hay nhỏ bé trong vu trụ cung chỉ là tương đối mà thôi.

Thế giới và vũ trụ, trong nhãn quan của loài người đã tạo nên một cảnh giới riêng. Nhưng dưới nhãn quan của các loài khác, như loài bò sát, loài kiến, hoặc các loài vi khuẩn, thì thế giới và vu trụ sẽ biến thành các cảnh giới khác hẳn nhau. Với nhãn quan của người khổng lồ giả tưởng nói trên thì thế giới của chúng ta chỉ là một hòn sỏi nhỏ, chẳng là gì cả. Anh ta nhìn quả địa cầu, cung giống như ta nhìn một hạt đậu thôi, đâu có thấy hàng tỉ “vi sinh vật” (tức loài người), với các thành phố và núi sông, biển cả trong đó.

Vũ trụ không đơn thuần chỉ là một khối vật chất khổng lồ, vận hành theo những luật tắc nhất định. Vũ trụ còn biết bao nhiêu điều bí ẩn mà khoa học sẽ không bao giờ khám phá ra đuợc. Những gì khoa học đã và sẽ tìm ra chỉ là trong muôn một mà thôi. Loài người so với vuõ trụ cuõng ví như là những “siêu vi khuẩn” sống bám trên một “electron” của “đại nguyên tử” là hệ mặt trời.

Tương tự như thế, thân thể ta có hàng ngàn tỷ tế bào, có hàng tỷ tỷ nguyên tử và nếu như có loài “siêu siêu vi sinh” nào, sống tiềm ẩn trong một electron của một nguyên tử nào đó thì chúng đâu có “ý thức” đuợc rằng thân thể của chúng ta không đon thuần chỉ là một khối vật chất khổng lồ vô tri giác. Nói cách khác, mỗi người chúng ta là một “tiểu vũ trụ”, do đại vu trụ sinh ra.

Nếu vũ trụ nhỏ giao cảm đuợc với vũ trụ lớn và hòa nhập thành “một thể” thì con người sẽ thấu triệt đuợc mọi lẽ sống và vinh viễn thoát ra ngoài vòng sanh tử thuộc cõi nhân sinh.

Loài Người và mọi sinh vật đều có Tâm thì vũ trụ, nguồn gốc sinh thành ra muôn loài, tất nhiên cung phải có Tâm. Tâm của vũ trụ bao trùm và bàng bạc trong khắp khoảng không vô tận. Tâm vũ trụ phải tuyệt đối, hoàn hảo hơn Tâm của ta nhiều. cũng giống như thế, Tâm của ta phải sao hơn Tâm của các loài cỏ cây và côn trùng.

Đua Tâm về với cội nguồn, tức là để Tâm mình giao cảm và hòa nhập với Tâm vuõ trụ. Hãy luôn tịnh quán để thường chiếu với Tâm vũ trụ, vì Tâm vũ trụ phản ánh tất cả mọi việc xẩy ra. Biết rung động với thiên nhiên để cảm thông với Tâm vũ trụ, người ta sẽ hiểu đuợc nhiều việc phi phàm của đời sống.

Nhưng điều cốt yếu là nhờ sự giao cảm với vũ trụ để tìm hiểu chính mình, để nuôi dưỡng Tâm của mình. Chỉ khi biết mình, biết đuợc mối tương quan của mình với vũ trụ, ta mới nâng đuợc Tâm mình lên cao và mới hy vọng thấy đuợc Tánh của mình để đi tới sự An Nhiên Tự Tại.

Ðưa tâm về với đời sống thực tê:

Sau khi đã tìm về Tâm Gốc, đã tôi luyện và nuôi dưỡng, đã thực chứng, đã biết cách an tâm, đã giao cảm cùng với Tâm vu trụ… tức là Ta đã nâng đuợc Tâm mình lên cao. Với Tâm trong sáng, hồn hậu và tự tin, từ nay ta sẽ sống thanh thản, lành mạnh, tự do và an lạc.

Ta sẽ trút bỏ đuợc mọi phiền não; bình tinh trước những mừng giận, yêu ghét; không sợ hãi vu vơ và thản nhiên trước những thắng bại. Lòng đầy nhân ái, ta yêu thương đồng loại, yêu thương muôn loài. Ta không bon chen, ích kỷ, không hận thù và không dùng mưu chước để tranh đoạt.

Cách Mạng Tâm không có tham vọng giúp con người tìm sự “giác ngộ” và “giải thoát” như Thiền Phái. Trong môn tu Thiền, người ta phải ăn chay và sống khổ hạnh để tu tập trong nhiều năm, duới sự hướng dẫn của các Thiền Sư đắc đạo, thì mới hy vọng tìm thấy sự giác ngộ. Những người thực sự giác ngộ – không còn vọng niệm, rủ bỏ đuợc hết Thất Tình, Lục Căn, vuợt ra ngoài vòng thế tục – thường rất hiếm hoi, nếu không có cơ duyên thì khó có thể đặt đuợc. Cách Mạng âm cung không nhằm mục đích đua con nguời đến sự “thánh thiện”, đúng các lời răn của Chúa Jesus Kito, sống công bằng, bác ái, vị tha và quên mình để phục vụ người khác như các vị Thánh.

Cách Mạng Tâm chỉ là một phương pháp thực tiễn, giúp con người chuyển hóa Tâm của mình lên cao và đi vào sự an lạc.

  • Khi Tâm đã sáng, thì con đuờng chính đạo sẽ mở ra, mọi hành động sẽ quân bình và ngay thẳng.
  • Khi đã có Tâm sáng, thì người ta sẽ không bao giờ làm điều gì có hại cho người khác, có hại cho xã hội và cho bản thân mình.
  • Khi Tâm đã sáng, thì người ta sẽ không tham lam, ích kỷ, bon chen, tranh đoạt một cách vô lối.
  • Khi Tâm đã sáng, người ta sẽ sống thực với mình, hiểu đuợc mối tương quan giữa mình với người, giữa mình với xã hội và thiên nhiên.

Chương 9-Cách Mạng Nếp Sống Để Hỗ Trợ Cho Cách Mạng Tâm Thân-Võ Sư Trần Huy Phong

 

Nhận Định

Tâm – Thân tức con người ta, có liên quan trực tiếp với xã hội mình đang sống. Một xã hội ổn định, có an ninh trật tự, có nền kinh tế phát triển… thì Tâm Thân ta sẽ có điều kiện tốt để cải thiện và nâng cao. Nhưng nếu không may, phải sống trong một xà hội nghèo khó, nhiễu nhương… ta phải can đảm chấp nhận, không than van và phải can đảm tìm cách thích nghi với cuộc sống thực tế của mình. Cho dù sống trong bất cứ xã hội nào, ta cung cần xem xét, tổ chức lại nếp sống của ta, điều chỉnh lại sao cho phù hợp với đời sống chung của con người và thiên nhiên. Muốn thế, ta phải thực hiện: Cuộc cách mạng nếp sống.

Mỗi người đều có một nếp sống. Nếp sống ấy đuợc hình thành từ hai mặt: Bên ngoài, do ảnh hưởng của kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, và môi trường. Bên trong, do Tâm-Thân phát khởi.

Khi nếp sống ấy đã đuợc định hình, lâu ngày nó trở thành một thói quen, một khuôn mẫu, khiến con người khó lòng vượt thoát ra đuợc. Phần đông, nguời ta thường bị trói buộc suốt cả cuộc đời với nếp sống cố hữu của mình, thí dụ: mỗi dân tộc, mỗi địa phương, mỗi giai tầng, mỗi giáo phái, mỗi gia đình và mỗi cá nhân… không nhiều thí ít, đều có một nếp sống khác nhau. Mỗi nếp sống có một sắc thái riêng, chưa khẳng định là tốt – xấu – hay – dở.

Ý Thức

Mọi người sinh ra đều có quyền sống bình đẳng. Đó là tuyên ngôn chung của cách mạng dân chủ 1789 tại Pháp, là tuyên ngôn ghi trong hiến pháp của Hoa Kỳ, là tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945, và cung là tuyên ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Nhưng chúng ta rất xấu hổ và đau lòng khi nhận ra một thực trạng bi đát: thế giới ngày nay chưa thực thi nghiêm chỉnh lý tưởng đó, trái lại, tại nhiều quốc gia trên thế giới, người ta còn chà đạp một cách thô bạo và có hệ thống cả quyền làm người nữa, nói chi đến quyền sống bình đẳng! Thành ra cái quyền thiêng liêng ấy chỉ có trên lý thuyết mà thôi. Sống bình đẳng, tự do và có cơ hội đồng đều là một lý tưởng mà con người đã phải trả giá bằng xương máu.

Nhưng thực tế cho ta thấy rằng: cơ chế xã hội, dù sao cung chỉ có thể tạo cho ta những cơ hội mà thôi. Nếu Tâm Thân ta không biết tự chuyển hóa thì muôn đời ta cung không thể tự giải phóng mình để bước đi trong tự do và an lạc.

Kiến Chiếu: Học tập nếp sống Võ Si Đạo Việt Nam.

Hãy tìm hiểu nếp sống của người Võ Si Đạo Việt Nam để Cách Mạng Nếp Sống của mình.

Nhờ luyện tập, người võ si đạo sẽ có đuợc ba quyền năng tối thượng: ý thức, dung cảm và tự chủ.

  1. Ý thức: là sự nhận biết từ Tâm trong tỉnh thức và sáng suốt.

Muốn có ý thức, trước hết ta phải hết sức cố gắng để tự tìm hiểu chính mình, đó là một việc làm cao quí và không dễ.

  • Ý thức về thân: ta phải có khả năng tự biết mình trọn vẹn trong từng phút giây: tất cả những ngôn ngữ, cử chỉ, phong cách, lời ăn tiếng nói, hơi thở và những hiện tượng vật lý, những thôi thúc của xác thịt, sự điều độ trong ăn uống, làm việc, và ngủ nghỉ của mình.
  • Ý thức về Tâm: ta nhận biết đuợc tình cảm, tư tưởng, ước vọng, những trạng thái diễn biến do Thân tác động, sự yếu đuối, sự ngu dốt, sự đam mê của lòng… để đua Tâm về tình trạng yên tinh.
  • Ý thức về ngoại giới: sự quan hệ giữa con người của ta với xã hội và thiên nhiên, những bổn phận và trách nhiệm, những niềm tin, những phức tạp của đời sống, những bất ổn về an ninh trật tự…

Ý thức giúp ta vượt ra khỏi sự ngu dốt, biết im lặng, kiên nhẫn, dung cảm và tự chủ – không cố chấp, không thành kiến, không tham lam, không ích kỷ và đặt biệt là biết buông bỏ cái Ngã (the self).

  1. 2. Dũng Cảm: không chỉ có nghĩa là lòng can đảm, không biết sợ, dám xông pha trong chốn hiểm nguy.
  • Dũng cảm còn có nghĩa là dám gạt bỏ những cố chấp, những thành kiến của mình, dám mở rộng quan niệm của mình ra đủ để chấp nhận những gì khác biệt với nó.
  • Dũng cảm còn có nghia là sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách và bằng lòng với mọi hậu quả.
  • Dũng cảm luôn luôn phải đi song đôi với ý thức, để trực tiếp thăm dò và kinh qua những sự việc đang diễn tiến.
  1. Tự chủ: là khả năng tự điều khiể mình để hành động theo ý thức, hầu đặt tới sự hoàn chỉnh và toàn thiện.

Phải duõng cảm lắm, ta mới có thể ñöông đầu với nỗi bất an của bản thân, mới dám nhìn thẳng về phía trước để đối mặt với Tử Thần. Dưới ánh mắt của người võ si đạo, Tử Thần là người bạn thân thiết, không có chi đáng ngại, vì anh ta biết chắc là trước sau gì, anh ta cuõng sẽ cùng đi với người bạn chí thân đó.

Nguời ta thường cho rằng giá trị của mỗi người, tùy thuộc vào những nhận định, những chấp nhận của những người xung quanh. Nhưng sự đánh giá ấy, thực chất chỉ mới là đánh giá lớp sơn bên ngoài mà thôi. Người võ si đạo không tin vào cách đánh giá đó, giá trị đích thực của mỗi người nằm trong sự toàn thiện đuợc thể hiện bằng hành động cụ thể. Những việc làm giả trá, trước sau gì cung bị lật tẩy.

Người võ só đạo cuõng không tin bất cứ ai, kể cả Phật và Chúa, anh ta muốn tự mình chứng nghiệm đuợc chân lý. Vì đó chính là quyền năng của con người.

Khi tôi tự mình chứng nghiệm đuợc những lời răn của Chúa hoặc những giáo lý của Phật thì tôi mới tin và tôi cung chỉ tin “cái chân lý ấy” mà thôi, chớ tôi không tin vào bản thân các thầy Jesus hay Thích Ca Mầu Ni.

Tự Chủ phải đi liền với Ý Thức và lòng Dung Cảm. Chỉ có Ý Thức và lòng Dung Cảm phi thường thì người ta mới có thể làm chủ đuợc mình.

Muốn làm chủ đuợc mình thì trước hết ta phải biết kiên nhẫn, muốn kiên nhẫn thì phải biết đợi chờ, muốn đợi chờ thì phải biết im lặng. Sự im lặng đây là im lặng từ Tâm. Tâm im lặng thường đuợc ví với mặt phẳng, giống như một tấm gương. Khi Tâm đã thật sự an tinh, thanh thản… đã trống không thì sự im lặng hoàn toàn sẽ xuất hiện.

  • Sự hiểu biết và sức mạnh của ta phát sinh từ sự im lặng.
  • Khi lòng ham muốn khởi lên thì hãy im lặng! Nếu không ta sẽ bị lôi cuốn vào hành động vội vã và mù quáng.
  • Có im lặng thì mới lắng nghe đuợc. Có lắng nghe thì mới thấy đuợc sự ồn ào trong tâm mình như thế nào. Sự ồn ào của tâm sẽ ngăn chặn, không cho ta mở rộng tâm mình để đón nhận những khác biệt từ thế giới bên ngoài. Có lắng nghe mới thấy hết đuợc những niềm vui cung như những nỗi khổ đau của chính mình, của thân phận con người.

Muốn tự chủ thì phải đủ can đảm để coi khinh và từ bỏ những ham muốn và đòi hỏi của bản thân. Khi tôi “không cần” thì tôi không còn bị lệ thuộc, không bị nô lệ, có nghia là tôi có quyền năng làm chủ.

  1. Những quyến rũ về vật chất:ham ăn, uống (rượu), dùng các chất kích thích (thuốc lá, ma túy…), mê những tiện nghi, say đắm tình dục…
  2. Những quyến rũ về tinh thần và tình cảm:Lòng kiêu hãnh, tham vọng cá nhân, sự mê tín, sự thiên lệch tình cảm, những thói quen cố hữu… tất cả những cái đó đã nhận chìm con người xuống hàng nô lệ.

Để làm chủ đuợc mình, người ta còn có thể từ bỏ cả những nhu cầu thật sự của mình nữa: sự nhịn ăn. Tại Việt Nam, có một trường phái chủ trương nhịn ăn từ 7 ngày cho đến vài tháng. Sự nhịn ăn giúp củng cố bộ máy tiêu hóa, tái tạo sự tươi trẻ của các tế bào – làm gia tăng ý lực và kinh nghiệm đuợc sự lâng lâng, thanh thoát của tâm thân, do bởi đã từ bỏ đuợc những trói buộc, những dính mắc trong cuộc sống đầy ô trọc và phiền toái.

Cố gắng học tập để đạt đuợc ba quyền năng tối thượng của người Võ Sĩ Đạo Việt Nam.

Chương 10-DƯỠNG TÂM – AN TÂM-Võ Sư Trần Huy Phong

 

Tâm Gốc vốn trong sáng và hồn hậu, là đỉnh cao của tâm thức và lương tri, nhưng nếu nó không được bảo vệ và nuôi dưỡng đúng cách, nó sẽ bị ô nhiễm và rơi trở lại tình trạng bị qui định. Trong ta luôn luôn có một lực lượng hùng mạnh, thường xuyên ảnh hưởng và làm rối loạn Tâm gốc, đó là Thất Tình và Lục Căn.

Thất tình là: Mừng, giận, yêu, ghét, muốn, buồn, thương (bi thương). Ngoài ra còn có sự Sợ Hải, được kể như một loại tình cảm thứ tám của con người.

Ham muốn nhiều quá sẽ sinh Tham, giận quá sẽ sinh Sân, yêu thích quá sẽ sinh Si. vì thế Phật giáo coi Tham, Sân , Si là ba chướng ngại lới nhất của Tâm. Chúng ta ai cũng có sự buồn bả, bi thương, ghét hận và sợ hải là nguyên nhân đưa tới sự Phiền Não, cội nguồn khổ đau của loài người.

Lục Căn gồm: Nhãn (sắc), Nhĩ (thanh), Tị (hương), Vị (thiệt), Súc (thân), Ý (pháp). Như thế, lục căn là sáu giác quan của con người, đó là sáu cửa ngõ giao thông giữa ngoại giới và nội tâm. Nếu ngoại giới có sức quyến rũ mạnh mẽ thì nội tâm có thể bị chao đảo và liên lụy. Trong đời, không ai là không trài qua một đồi lần: Có những việc tốt mà thâm tâm ta muốn làm, hoặc có những việc xấu mà ta muốn tránh, nhưng ta đã không thực hiện được, chỉ do bởi yếu lòng và sau đó, ta cảm thấy hối hận. Sự yếu lòng có nghĩa là Tâm ta chưa sáng, chí ta chưa quyết, ta chưa làm chủ được mình.

BẢN CHẤT CỦA THẤT TÌNH

Vui mừng: Là điều ai cũng thích, nhưng vui mừng quá độ, ta sẽ có cãm giác ngây ngất và nếu cứ liên tiếp gặp sự vui mừng ngây ngất nhiều lần thì cũng chưa hẳn là điều tốt. Y học cổ truyền Ðông Phương chứng minh rằng: Tình cảm quá vui sẽ làm tổn thương đến Tim – Mới đây, người ta khám phá ra rằng: Những người tuổi trẻ mà liên tục thành công trong các lãnh vực tài chánh, danh vọng, tình yêu… thì dễ bị chứng bệnh stress. Sự vui mừng quá độ cũng có tác dụng như những cú shock mạnh.

Nóng Giận: quá sẽ đi đền cuống nộ, làm tỗn thương đến gan, tâm bị rồi loạn, mất bình tỉnh và thiếu tự chủ, khiến người ta có những quyết định sai lầm.

Yêu thích: quá sẽ có thể đưa tới sự đam mê (si), tuy nhiên đam mê cũng có hai loại: Ðam mê hướng thượng (nghiên cứu khoa học, văn chương, nghệ thuật, làm việc nghĩa…) và đam mê hướng hạ (cờ bạc, nghiện ngập, trác táng..)

Ghét: (bỏ) quá sẽ đi tới sự chê bai, khinh miệt và mang lòng hận thù

Ham muốn: quá thường đi đến sự tham lam; nơi nào có sự tham lam thì nơi đó có tranh chấp. Sự tham lam cũng có hai chiều hướng: Thượng và Hạ.

Buồn phiền: quá sẽ bị khổ não, chán đời, sinh ra nhiều chứng bệnh, nhất là những bệnh về phổi và những sự tai hại khác.

Bi thương: Là lòng trắc ẩn (cũng có hướng tốt và hướng xấu), bi thương còn phát sinh bởi lòng tiếc nuối. Bi thương quá sẽ làm cho người ta đau lòng và hậu quả cũng giống như sự buồn phiền vậy.

Sự sợ hải: là bản năng của con người. Có muôn vạn hình thức lo sợ khác nhau.

  • Về tinh thần, sợ mất danh dự, uy tín, danh tiếng, quyền lực… của cá nhân hoặc cộng đồng.
  • Về vật chất, sợ mất của cải, mất người hay vật yêu quí…
  • Về an ninh bản thân, sợ đau đớn, cực khổ, bệnh tật, mất mạng…

Lo sợ thường là sản phẩm của ảo giác và trí tưởng tượng, đôi khi nó là hình ảnh phát xuất từ một kinh nghiệm quá khứ được phóng chiếu vào tương lai. Vì thế, người ta chỉ lo sợ những gì xẩy ra, những gì sẽ là, chớ không bao giờ lo sợ những gì đã là hay đang hiện có. Tất nhiên là khi có một chiếc xe đang lao tới, một con chó đang đuổi theo, ta phải nhảy tránh hay thủ thế…đó chỉ là những phản ứng tự nhiên của bản năng, chớ không phải là tình cảm lo sợ. Sợ hải quá mức sẽ tổn thương đến thận, dẫn tới sự hoảng loạn, mất bình tỉnh và làm cho người ta dễ bị khiếp nhược hèn nhát.

YẾU TÍNH CỦA LỤC CĂN

Lục căn là phương tiện giúp con người tiếp xúc và nhận thức ngoại giới, đồng thời cũng là phương tiện giúp con người để hưởng thụ: Ðược nhìn những cảnh sắc tuyệt mỹ – nghe những âm thanh êm đềm, hùng tráng mê li – ăn uống những món ngon vật lạ – thưởng thức những hương thơm của trời – cảm nhận sự dễ chịu, sự thỏa mãn của thân xác – thấy thú vị, hài lòng khi được toại ý.

Ý là do vọng niệm phát sinh, nhưng nó cũng bị ngoại giới kích thích và tác động. Ý như con chim sẻ, lúc nào cũng nhảy nhót lung tung, không bao giờ ngừng. Ý là khởi điểm của hành động. ý cũng có hướng tốt và hứơng xấu và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi công việc hang ngày của chúng ta. Nhưng về mặt nào đó, Lục Căn cũng là nguyên nhân mang đến sự buồn chán và khổ đau của nhân loại, khi mà những đòi hỏi của giác quan không được đáp ứng.

Bên cạnh Thất Tình và Lục Căn còn có sự kiêu căng và nản chí, vốn là hai chướng ngại to lớn, thường dẫn người ta đến thất bại.
Thất Tình và Lục Căn, nếu không được điều hòa trong vòng trật tự, nó sẽ nổi loạn để chống đối Tâm Gốc và có thể biến Tâm Gốc thành nô lệ của chúng. Vì thế, các tu sĩ Phật Giáo và các Ðạo Gia Trung Quốc, chủ trương dứt bỏ Thất Tình – Lục Căn, diệt Dục – Tham – Sân – Si – để tu tập thành những mầu người vô vi thanh tịnh, từ bi hỷ xả, không bị vương vấn vào vòng tục lụy, trở thành Phật, thành Tiên.

Ðó là một lý tưởng rất cao mà đại chúng ít ai có thể theo được. Trên thực tế, đã là người thì ai cũng bị vướng vào Thất Tình – Lục Căn và không có cách nào có thể dứt bỏ được chúng. Nhưng người ta có thể hướng dẫn và làm chủ được chúng bằng Tâm sáng và ý chí mạnh.

Khi sinh ra, mỗi người có một duyên phận: Khuôn mặt, dấu chỉ tay,vóc dáng, sức khoẻ trí tuệ, nghị lực… và tất nhiên cả Thất Tình – Lục Căn cũng có nhưng nội dung và sắc thái khác nhau. Nhưng trong Tâm ta còn có một nguồn sức mạnh là Ý Chí (la volonté), nó là một lực lượng bảo vệ, giúp tâm làm chủ được mình. Lực lượng ấy mạnh hay yếu còn tùy duyên của mỗi người và tất nhiên nó cũng chỉ có một giới hạn mà thôi.

Ðể có thể chỉ đạo được Thất Tình – Lục Căn, phải có sự phối hợp giữa Tâm Gốc và Ý Chí. Tâm Gốc để soi đường, Ý Chí để thúc đẩy, hai bên phải làm việc chặt chẻ với nhau mới có thể điều hòa được Thất Tình – Lục Căn.

Khi đã kiểm soát được Thất Tình – Lục Căn có nghĩa là ta đã làm chủ được mình. Có làm chủ được mình thì Tâm gốc mới được cũng cố và phát triển. Ý chí bảo vệ Tâm Sáng và Tâm sáng soi đường cho Ý Chí.

Tất nhiên, sẽ có người đăt ra vần đề: Tâm là khởi điểm của mọi hành động, nếu Tâm đã sáng thì nó sẽ vô niệm, vô cầu, không bao giờ bị ô nhiểm và nó sẽ soi đường cho Thất Tình – Lục Căn, làm chủ Thất Tình – Lục Căn, không cần có sự can thiệp của ý chí. Sự suy luận đó rất đúng, nhưng Tâm Gốc mà chúng tôi đề cập ở đây, chưa phải là Tâm An, nghĩa là có Tâm mà cũng như không có Tâm, nói cách khác, nó chưa đạt tới trình độ Ðại Giác.

Tâm dù đã được cách mạng và nâng cao để trở thành Tâm Sáng, nhưng nó vẫn là Tâm của Con Người, của Trần Thế, nên nó vẫn có thể bị Thất Tình – Lục Căn quấy nhiễu. Vì thế, trong chừng mực nào đó, ý chí vẫn còn có công dụng. Nhưng nếu ta chỉ trông cậy vào ý chí không thôi, chắc chắn ta sẽ thất bại.

THỰC CHỨNG

Làm sao chứng được là ta đã tìm thấy Tâm Gốc ? Tâm gốc của ta vốn vô niệm, vô cầu, tự do và trong trắng, nên nó luôn luôn bình thản trước cuộc sống, không phân biệt vinh nhục, không tham lam, không buồn giận, lo âu, phiền não…

THỰC CHỨNG QUA Ý NIỆM:

Trong những lúc cô đơn vắng vẻ, để lòng thanh thản, ta thả hồn suy tư về những tương quan của cuộc sống, vọng niệm rằng có những vụ việc xẩy ra như thực trong đời:

Bị chưởi rủa, nhục mạ phi lý mà không giận:

Thí dụ: trong một hội quán có đông người tham dự, ta đang phát biểu một vấn đề, bổng có kẻ lớn tiếng mắng ta là: Ngu xuẩn, vô giáo dục, đồ chó đẻ, điên khùng, kẻ đáng khinh ….
– Ðã không có vinh thì cũng không có nhục, chưởi đúng, chưởi sai đều là vô nghĩa. Xầu tốt, hay dở đều do tâm động, vui buồn, mừng giận cũng do tâm động.

Bị vu oan mà ta không tức:

Thí dụ: Bị một cô gái vu cho ta là tác giả cái bào thai trong bụng mụ. Hoặc bị một gã vô lại khoe khoang với mọi người là ta đã dang díu với gã..
– Có hay không thì ta và đối tượng đều biết, sự thực là sự thực. Nếu ta không làm thì Tâm ta an tịnh, mọi thứ đều không thì có chi phải lo âu, tức giận.

Không thành kiến – không phân biệt (kỳ thị):

Thí dụ: ta có đức con gái xinh đẹp và học giỏi có bằng cấp cao, nhưng nó lại yêu thương và muốn cưới một gã da đen, thất học mà ta không buồn giận, không phản đối.
Da đen, da trắng hay da vàng đều là người cả. Học cao hay ít học cũng không phải là vấn đề – Con Người và hạnh phúc lứa đôi mới là chủ yếu.

Không tham tiền bạc:

Thí dụ: Có người hàng xóm, gặp cảnh khó khăn, ném qua sau vườn nhà ta một túi đầy tiền và vàng, nhờ ta giữ hộ. Việc xong, họ sang xin lai, ta trả đầy đủ.
– Cái gì không phải của ta thì ta không lấy, đó là lẽ tự nhiên thôi.

Không say mê quyền lực:

Ví dụ: Ta đang giữ một chức vụ quan trọng, chỉ huy nhiều người, đầy quyền uy, bổng bị thay thế vởi một nhân vật thuộc quyền.
Ðến và đi, lên và xuống, hợp và tan là những biến dịch tự nhiên của đời sống, có chi mà lưu luyến.

Không tiếc của:

Ví dụ: Ta đang có một tài sản trị giá hàng chục triệu dollars, không may đầu tư bị thua lỗ, đi tới phá sản
Tiền bạc, của cải là vật ngoạïi thân, khi ta mới chào đời, ngoài tấm thân trần truồng, ta đâu có gì khác ? Nay bị mất tài sản, coi như ta trả lại cho thế gian để trở về lúc khởi đầu.

Ðó là tai nạn, nhưng ta còn còn may mắn hơn nhiều kẻ khác, là ta vẫn còn mạng sống. Ta ý thức rằng, dù có kêu van than khóc tới đâu, cũng vô 1ích, chỉ có hại cho Tâm Thân mà thôi, tốt hơn ta hãy quên đi, dùng thời giờ và nghị lực để bắt đầu lại. Sự tiếc nuối, bi thương không gì khác hơn là sự ngu ngốc!

Ta còn sức khỏe, còn lòng can đảm và ý chí là còn tất cả. Ta hảy tiếp tục chiến đấu, bắt đầu lại cuộc chơi, đó là biểu hiện của con người văn minh.

Thắng không kiêu, bại không nản:

Thí dụ: Trong võ trường, ta đang theo tập, mỗi khi có các cuộc thi đấu, ta đều thắng, bạn bè coi ta là vô địch. Thắng được các bạn trong trường là vì ta chịu khó luyện tập và có năng khiếu nhưng ta phải ý thức rằng: Sẽ có những bạn khác chăm tập hơn ta và giỏi hơn ta ở các võ trường khác mà ta chưa có dịp gặp. Ta thắng được anh em cùng trường là do ta may mắn, chưa gặp đối thủ đó thôi. Khi Tâm ta An Ðịnh, ta coi sự thắng hay bại là lẽ tự nhiên, chẳng có chi mà kiêu căng. Tự kiêu chỉ là do tâm tối !

Một bửa kia, trong buổi giao đấu với các võ trường khác, ta bị hạ đo ván ngay trong hiệp đầu. Ai giỏi thì thắng, ai kém thì thua. Ta chưa giỏi thì ta chịu khó tập luyện, nếu vẫn không bằng người thì cũng là lẽ tự nhiên thôi, vì núi cao thì có núi khác cao hơn, ta hãy bằng lòng với cái mình có, không có chi phải nản chí! Nản chí cũng chỉ là do tâm động, tâm sáng không vọng động.
Không lụy thanh sắc:

Thí dụ: Ta sống độc thân, trong căn nhà chỉ có một mình. Một tối kia, có thiếu phụ xinh đẹp hàng xóm, vắng chồng sang chơi, và biểu lộ khiêu gợi, tỏ tình, nhưng ta không đáp ứng.

Thanh sắc theo bản năng thì ai cũng thích, nhưng thiếu phụ kia đã có chồng, nếu ta là chồng của mụ, tất nhiên ta sẽ không muốn có người hàng xóm tư tình với vợ mình. Cho dù thiếu phụ kia không có chồng đi nữa, nhưng ta không yêu và không thích lối sống buông thả – do ý thức và có ý chí, ta quyết không làm theo ý muốn của mụ.

Thanh sắc, và quyền lực là hai thứ thuộc bản năng của con người. Bản năng là những cái tự nhiên trong ta, nhưng nếu ta có ý thức và ý chí thì ta sẽ có thể làm chủ được nó. Hoặc nếu Tâm ta ngời sáng và an định thì nó sẽ Vô Niệm, đã Vô Niệm thì sẽ vô cầu, đã vô cầu thì chẳng có gì lôi cuốn được ta nữa.

Sở dĩ con người làm những việc sai quấy là do họ thiếu ý thức về mình, nhắm mắt chạy theo những cách sống vội vã, quay cuồng, hời hợt, điên loạn, dựa trên những giá trị giả tạo, những giá trị do một tầng lớp xã hội tạo ra.

Tất cả mọi sự khác biệt, thiện ác,tốt xấu, nói chung là tất cả những giá trị đời sống, đều do tâm sinh. Lúc đầu, phát xuất từ quan niệm của một số người. lâu dần được cộng đồng chấp nhận và noi theo như một tập tục, một thói quen. Ðó là cách sống đua đòi, lây nhiễm chứ không phải là cách sống phát xuất từ tâm nguyên thủy của chính mình. Sống như thế, có nghĩa là sống mà như đã chết, thân xác tuy sống nhưng tâm thức đã họ chìm đắm và coi như đã chết từ lâu.

Nay ta trở về tâm gốc của mình, đối diện với con người thật của mình, lấy Tâm soi chiếu 8 điều nêu trên, nếu Tâm ta thực sự thảnh thơi, không một chút vướng mắc, thì có nghĩa là ta đã tìm thấy Tâm Gốc của mình vậy.

THỰC CHỨNG QUA THỂ NGHIỆM:

Từ ý thức đến thực tế còn có một khoảng cách rất xa. Ta phải luôn tôn trọng và phát huy ý thức của mình trước những vấn đề đã được Tâm Gốc kiến chiếu. Sau đó, ta sẽ ứng dụng vào hiện thực khi có cơ hội. Chỉ khi nào những vấn đề nêu trên đã thực sự kinh qua thể nghiệm, thì lúc đó Tâm Gốc của ta mớâi được thực chứng.

AN TÂM

Nếu Tâm đã thực sự An thì ngoại cảnh sẽ không thể ảnh hưởng được ta nữa. Ta sẽ hoàn toàn làm chủ được Thất Tình – Lục Căn của mình, nghĩ là ta làm chủ được mình. Nhưng dù là tâm gốc, nó vẫn có thể động, khi tâm động, nó sẽ phát khởi ra nhiều ý mâu thuẩn. Chỉ có Tâm An mới là Tâm Sáng. Khi Tâm đã An thì không những là Thất Tình – Lục Căn mà mọi cảnh giới cũng sẽ biến mất. Làm sao An được Tâm ?

Pháp an Tâm: Ngồi tịnh quán hoặc nằm với sống lưng thật thẳng trên một mặt phẳng, nhắm hai mắt, tập trung ý vào huyệt nê hoàn, tức thượng đan điền – điểm nằm ngay phía trên, giữa hai chân mày – nơi được coi như một con mắt thứ ba, con mắt đặc biệt của trí huệ (the creating power of mind). Ta dùng con mắt ấy để phóng chiếu ra ngoài – nhưng hoàn toàn quên đi tất cả những phần khác của cơ thể, từ huyệt nê hoàn trở xuống. Lúc đầu, ta chỉ thấy mầu đen, lâu dần ta sẽ thấy một điểm sáng, rồi một vầng ánh sáng mờ nhạt như ánh trăng. Tiếp theo, ta dùng con mắt trí huệ nhìn lên đỉnh đầu (huyệt bách hội), rồi tiếp tục nhìn khắp trong đầu, nhìn tất cả bộ não của ta để tìm xem Tâm ta ở đâu ?

Ta tìm mãi, nhưng rút cuộc cũng không thấy Tâm đâu cả ! Ðã không có Tâm thì cũng đâu có Người, cả Tâm và Người đều biến mất trong phút chốc. Chính giây phút đo ùlà khoảng khắc an tâm của ta. Nói cách khác, chỉ khi không còn Tâm, không còn người, thì mới thực sự An được Tâm.

Tâm An là Tâm Sáng đã an nhiên – tự tại, đã vượt ra ngoài vòng cương tỏa của đời sống và hoà nhập với Tâm Vũ Trụ. Chỉ khi nào ta đã hoàn toàn thoát tục thì mới vĩnh viễn An được Tâm.