fbpx
skip to Main Content
Vovinam Schools
Le Sang Library
Vovinam Home
Vovinam University International

Mục Lục

1-Khái niệm Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan

2-Bài giảng Vũ Trụ Quan-Nhân Sinh Quan

3-Vấn đáp về Vũ Trụ Quan – Nhân Sinh Quan

4-Đặc tính văn hóa trong võ học Việt Nam

*************************************************************

1-Khái niệm Vũ Trụ Quan – Nhân Sinh Quan Việt Võ Ðạo- VSCM. Lê Sáng

Lời Nói Ðầu

Môn phái Vovinam-Việt Võ Ðạo là một võ đạo, thoát ra từ ý lực của Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc từ năm 1938. Sau đó, dần dần cùng với các võ sư môn đệ tâm huyết, đường lối mới được tu bồi, vun đắp, và hình thành rõ rệt thành một võ đạo.
Võ đạo của Vovinam là một võ đạo thuần túy, dĩ nhiên là không nhận ảnh hưởng trực tiếp của các tôn giáo, triết phái và các đoàn thể chính trị. Nhưng môn phái Vovinam thành thật quan niệm rằng, dù muốn hay không, hệ tư tưởng của môn phái chính là một sản phẩm của xã hội qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc ta.
Ðà lên, xuống của môn phái Vovinam trong suốt hơn nửa thế kỷ thành lập, cũng tùy thuộc một phần nào vào các biến cố của dân tộc. Tới ngày nay, sở dĩ môn phái ta vẫn tồn tại và phát huy được, chính vì Vovinam là một võ đạo, đã có một vũ trụ quan và nhân sinh quan đầy đủ cho các môn đệ. Võ đạo ấy, mỗi ngày được tô bồi thêm, và hình thành rõ rệt.
Tìm hiểu Việt Võ Ðạo, chính là tìm hiểu về vũ trụ quan và nhân sinh quan của môn phái Vovinam.
II. Vũ Trụ Quan Việt Võ Ðạo
Vì Việt Võ Ðạo là một sản phẩm của xã hội, của dân tộc, của lịch sử nên vũ trụ quan của người Việt võ sĩ cũng phản ánh khá nhiều sắc thái sinh hoạt toàn diện của dân tộc ta.
Bốn định lý về vũ trụ quan của người Việt Võ Sĩ là:
1. Ðịnh lý tam nguyên
2. Ðịnh lý tam tạo
3. Ðịnh lý thường dịch
4. Ðịnh lý miên sinh
A. Ðịnh Lý Tam Nguyên
Ðịnh lý hay luật: Những quy tắc căn bản dùng trong việc nhận định, xem xét.
Có 7 thứ định lý (hay luật)
1.  Thiên luật: tức luật của trời
2.  Nhân luật: Tức luật vủa người
3.  Nhiên luật: tức luật của thiên nhiên và con người
4.  Dân luật: tức luật về dân sự
5.  Quân luật: tức luật về quân sự
6.  Giáo luật: tức luật tôn giáo
7.  Luật quốc tế: tức những điều luật được áp dụng trong phạm vi giao dịch quốc tế
Ðịnh lý (hay luật) ở đây là thuộc về nhiên luật, gồm những quy tắc hướng dẫn căn bản để nhận định về thiên nhiên, con người, và xã hội.
Tam Nguyên
– Tam: ba
– Nguyên: nguyên lý
Ðịnh lý đầu tiên về vũ trụ luận của môn phái Vovinam là công nhận có 3 nguyên lý trong sinh hoạt thiên nhiên, gọi tắt là định lý tam nguyên. Ba nguyên lý đó là: thừa nhận trong sinh hoạt thiên nhiên có nguyên lý tiên nguyên, có nguyên lý vi nguyên, và có nguyên lý quán nguyên.
1. Nguyên lý tiên nguyên:
Vạn vật đều do nguyên lý tiên nguyên tác thành
Nguyên lý ấy là sự thừa nhận mỗi sự mỗi vật đều có cội nguồn. Do đó, các nhà khoa học thì vận dụng mọi thành tựu khoa học để khám phá thiên nhiên, tìm đến nguồn gốc của trái đất, nguồn gốc của con người, còn các tôn giáo nhận có các Ðấng thiêng liêng sáng tạo để lý giải trong mọi vấn đề. Việt Võ Ðạo trực cảm từ các chủ thể hữu hình, hữu hiệu ở mọi nơi, mọi lúc, liên miên bất tận mà liên tưởng tới một chủ thể siêu hình bao trùm chi phối tất cả, được gọi bằng nhiều tên khác nhau, nhưng thực chất vẫn chỉ là một.
Võ phái có võ tổ, gia đình có gia trưởng, gia tộc có tộc trưởng, sự sống có chủ thể, đó là nguyên lý tiên nguyên.
Nguyên lý tiên nguyên này được gọi bằng nhiều tên khác nhau, trên mọi địa hạt tôn giáo, triết học như: Thiên Chúa, Thượng Ðế, Brahma, Allah, Ðà sống, Ý Tưởng Tuyệt Ðối, Chân Như, Ðạo…
Tóm lại, công nhận có nguyên lý tiên nguyên là công nhận có chủ thể siêu hình và hữu hình trong mọi cuộc sống dù lớn hay nhỏ. Cao hơn cả, là một chủ thể chí thiện, chí mỹ, và quán thông, tồn tại vĩnh cửu trong mọi điều kiện không gian, thời gian.
2. Nguyên lý vi nguyên:
Vạn vật đều do nguyên lý vi nguyên cấu thành.
Khác với nguyên lý tiên nguyên chỉ có thể nhận thấy, cảm thấy, nguyên lý vi nguyên là những gì khoa học có thể thực nghiệm và chứng minh.
Nguyên tử, tế bào cũng là những vi nguyên trong cuộc sống. Các đơn chất hóa học cũng là những vi nguyên.
Nhận có nguyên lý vi nguyên, là thừa nhận rằng, vạn vật từ một ý niệm “phải có” (của nguyên lý tiên nguyên) muốn chuyển sang một thực trạng “đã có”, phải có nguyên lý vi nguyên mới cấu thành được. Hoặc nói cách khác, nếu không có những vi nguyên, không thể có vũ trụ vạn vật. Cũng như không thừa nhận con người, không thể có nhân loại; không thừa nhận công dân, không thể có quốc gia.
Thừa nhận những cái vi nguyên, chính là thừa nhận giá trị của những cái nhỏ nhất trong cuộc sống, và đó là một trong những ý thức căn bản của ý thức hệ Vovinam.
3. Nguyên lý quán nguyên:
Vạn vật đều do nguyên lý quán nguyên tập hợp thành.
Qua những ý niệm trên, ta thấy rõ ràng từ một ý niệm “phải có” đến thực trạng “đã có”, còn có một nguyên lý trung gian nữa làm nhiệm vụ “làm thế nào để có”.
Nguyên lý trung gian này chính là hợp chất của sự vật, gắn bó, tập hợp những nguyên vi của sự vật.
Ví dụ: khi ta nói “nước ròng”, nước ròng là một quán nguyên thể của công thức H2O; khi ta nói “dân tộc Việt Nam”, dân tộc Việt Nam là một quán nguyên thể 75 triệu người; khi ta nói “Vovinam”, Vovinam là một quán nguyên thể của một tổ chức võ đạo đã sinh hoạt được hơn nửa thế kỷ.
Quán nguyên thể “nước” là một thực thể hữu hình, nhưng quán nguyên thể “Dân tộc Việt Nam”, “Vovinam” là một thực thể siêu hình, vì ta không thể dùng ngũ quan nhận biết trực tiếp được.
Tóm lại, thừa nhận nguyên lý quán nguyên là thừa nhận sự tập hợp hình thành của những vi nguyên thể sự vật trong mọi điều kiện và hoàn cảnh.
B. Ðịnh Lý Tam Tạo
Ðịnh lý tam tạo là một định lý thừa nhận rằng vũ trụ, vạn vật là do 3 thành tố tạo nên. Ba thành tố đó là: Âm tố, Dương tố và Ðạo thể, gọi tắc là Âm, Dương, Ðạo.
Võ đạo và võ thuật của môn phái Vovinam do Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc sáng tạo ra, chính đã thâu thái tinh hoa ở định lý này vậy.


Tại sao lại là Âm, Dương, Ðạo?
1. Âm: chỉ sự mềm, sự tĩnh, sự tối.
2. Dương: chỉ sự cứng, sự động, sự sáng.
3. Ðạo: chỉ sự khắc chế, điều hòa, bao dung.
Áp dụng định lý trên vào võ đạo và võ thuật, chúng ta thấy nổi bật lên những đặc điểm này:
1. Việt Võ Ðạo thừa nhận giá trị của vạn vật có 2 mặt tương phản nhau: mềm cứng, động tĩnh, sáng tối, phải quấy, tốt xấu, thiện ác, tâm vật… những cũng đồng thời thừa nhận một thực thể thứ ba có thể khắc chế, điều hòa, phối hợp, bao dung được 2 thực thể tương phản kia.
2. Việt Võ Ðạo thừa nhận rằng những giá trị đối lập luôn ở trong trạng thái thôi thúc nhau, biến hóa lẫn nhau trong một sinh thể hòa hợp thống nhất. nhưng không muốn chú trọng tới và không muốn khai thác thường xuyên những mầm mâu thuẩn nội tại của những trạng thái đối lập.
3. Việt Võ Ðạo chú trọng tới bao dung, hóa giải các trạng thái thôi thúc, đối nghịch của sự vật; vì vậy, đạo sống cũng như đạo võ của Việt Võ Ðạo là bao dung, hóa giải, điều hòa, tuy vẫn thừa nhận những trạng thái mâu thuẫn của sự vật.
4. Nghệ thuật cao độ của Việt Võ Ðạo là chú trọng tới Ðạo nhiều hơn Thuật.
C. Ðịnh Lý Thường Dịch
– Thường: luôn luôn, không ngừng.
– Dịch: biến đổi, chuyển dịch.
Ðịnh Lý Thường Dịch: tất cả mọi sự vật trên đời đều biến đổi luôn luôn, không ngừng.
Ðã nhận thức rằng vạn vật đều có 2 tính “âm dương” và được hưởng sự bao dung của Ðạo, tức nhận có biến dịch. Nhưng tại sao lại là “thường dịch”? Cả “Ðạo thể” của Việt Võ Ðạo cũng biến đổi luôn ư?
Việt Võ Ðạo thừa nhận có tuyệt đối, những cũng thừa nhận có tương đối, tức trong cái tuyệt đối vẫn có cái tương đối, và trong cái tương đối vẫn có cái tuyệt đối. Thừa nhận như vậy, chính là Thường Dịch.
Không có gì hoàn toàn tĩnh, hoàn toàn động. Thừa nhận như vậy là thường dịch.
Lão Tử, khi giảng về “Ðạo” cũng coi “Ðạo” như một động thể. Tất cả các tôn giáo, tuy trước sau vẫn suy tôn một đấng nguyên lý tiên nguyên duy nhất, nhưng phương pháp và cách thức suy tôn thời này không giống thời trước, đó là thường dịch. Những tĩnh vật trước mắt ta, mà ta có thể tưởng như tuyệt đối tĩnh – như những trái núi – vẫn di động và thay đổi không ngừng, đó là thường dịch.
Không có gì không thường dịch trên thế gian này kể cả những ý niệm. Nên nhớ: khi quan niệm và đưa ra một định lý như vậy, ý tưởng của chúng ta cũng thường dịch rồi.
Thường dịch, nhưng có những cái thường dịch mau, thường dịch chậm. Sự thường dịch của trái đất, chúng ta chỉ cảm thấy chứ không trông thấy, nói chung. Sự thường dịch của một suối ta thấy ngay, vì ta trông thấy ngay trước mắt.
Có 3 chiều đi thường dịch theo lệ thường:
1. Thường dịch mỗi lúc một xấu hơn.
2. Thường dịch mỗi lúc một tốt hơn.
3. Thường dịch lúc tốt hơn, lúc xấu hơn.
Trẻ nhỏ thường dịch để trở thành người trưởng thành, thế là thường dịch tốt hơn. Người trung niên càng sống sức khỏe càng yếu kém, thế là thường dịch xấu hơn. Người bình thường có lúc khỏe, lúc yếu, đó là thường dịch lúc tốt hơn, lúc xấu hơn.
Nhưng cả 3 chiều thường dịch trên đều chỉ là biểu diễn sự động của 2 tính âm dương mà thôi, vẫn còn một chiều đi nữa, chiều đi của con người Việt Võ Ðạo.
Ðó là:
Vượt lên khi những cái phải quấy, tốt xấu, cứng mềm, động tĩnh, sáng tối, thiện ác, tầm thường để bao dung chúng ở địa hạt tinh thần, điều hành chúng về phương diện thực tế, và hóa giải chúng về phương diện võ đạo và võ thuật. Ðó là con đường “thường dịch” của Việt Võ Ðạo.
D. Ðịnh Lý Miên Sinh
– Miên: liên miên bất tận.
– Sinh: sống.
Ðịnh Lý Miên Sinh: tất cả mọi sự vật trên đời đều có sự sống liên miên bất tận.
Tại sao Việt Võ Ðạo lại quan niệm như vậy? Quan niệm như vậy, phải chăng là phủ nhận sự chết trong đời sống chăng?
Thực ra, sống và chết chỉ có một ý nghĩa tương đối; hoặc nói một cách khác, sống và chết là hai giai đoạn của cuộc sống liên miên bất tận, tức cuộc “miên sinh”.
Khi chúng ta đã thừa nhận rằng: mầm sống của cuộc sống là nguyên tử, và nguyên tử là một đơn vị bất khả phân và toàn vẹn mãi mãi trong mọi trường hợp. là chúng ta đã mặc nhiên thừa nhận định lý miên sinh. Thật thế, trên thế gian này, không có gì là sống mãi và chết hẳn, không có gì đi từ hư tuyệt đối tới thực tuyệt đối. Cái mà chúng ta gọi là chết hay sống, thực ra chỉ là một phương trình miên sinh của sự vật, cũng như nước thành hơi hay thành băng đá, nhưng thực chất của “nước” có thay đổi gì đâu.
Như trường hợp ta dùng 12gr carbonium khử 18gr hơi nước, ta sẽ có 28gr carbon dioxide và 2gr hydrogen theo phương trình dưới đây:
C + OH2 –> CO + H2
Như vậy, sự sống của hơi nước (OH2) đâu có hết, vì thực ra nó chỉ tách ra, thuộc về 2 cuộc sống khác, để tiếp tục giòng miên sinh mà thôi.
Ðời sống chúng ta cũng vậy. Ðời sống vạn vật cũng vậy. Cái mà chúng ta tưởng rằng mất đi, thực ra vẫn còn, nhưng đã nhập điệu vào một cái gì khác hơn, để tiếp tục giòng miên sinh của nó. Hạt giống gieo xuống đất. Nhựa đất, thời tiết, sức người vun trồng thành cây. Cây cho quả. Quả lại cho hạt giống, chính là một trong những nề nếp tiếp tục giòng miên sinh vậy.
III. Nhân Sinh Quan Việt Võ Ðạo
Phân biệt vũ trụ quan, nhân sinh quan, thật ra chỉ là một sự phân biệt thường lệ về triết học. Vũ trụ quan và nhân sinh quan chỉ là một luận thuyết duy nhất, trong đó nhân sinh quan chỉ là những định lý của vũ trụ quan đem suy diễn mà thôi.
Áp dụng bốn định lý trên vào cuộc sống, nhân sinh quan Việt Võ Ðạo có 4 nhận định căn bản:
– Nhận định về sự sống
– Nhận định về đích sống
– Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể
– Nhận định về đạo sống
A. Nhận Ðịnh Về Sự Sống
Trên thế gian này, không có sự vật nào có đơn lập tính tuyệt đối, vì chúng chỉ là những phần tử trong giòng miên sinh vô tận mà thôi.
Ta có thể áp dụng nhận định này vào mọi sự sống chung quan ta để chiêm nghiệm.
– Về phương diện trắc nghiệm lý hóa, ta thấy: không có một nguyên tử nào tự tồn tại mà tạo nên sự sống được.
– Về phương diện quan sát, ta thấy: mọi sự sống xung quanh ta và cả sự sống bản thân ta, đều nhận chịu ảnh hưởng của nhiều sự sống xung quanh. Trái núi mà chúng ta tưởng như có thể đứng một mình, thật ra vẫn nhận chịu ảnh hưởng của những định lý địa lý tạo nên, như mưa, sương, gió, tuyết, cát soi mòn, những trận động đất làm di chuyển, ảnh hưởng của nước ngầm…
– Về phương diện võ đạo và võ thuật, ta thấy: không có một danh thủ nào trong nghề võ có thể đứng một mình, không có một môn phái nào có thể đứng đơn lập mà phát triển.
Do đó, nhận định về sự sống của Việt Võ Ðạo là nhận chỗ đứng của mình trong tập thể võ đạo và võ thuật, tự coi mình chỉ là một phần tử trong giòng miên sinh của làng võ, cũng như của nhân loại. Ðã nhận định rằng không một sự vật nào có đơn tính tuyệt đối, tất nhiên Việt Võ Ðạo chủ trương dung hợp tất cả các võ phái, cũng như các phần tử trong đại khối nhân loại để cùng thường dịch, miên sinh.
B. Nhận Ðịnh Về Ðích Sống
Sống: Chỉ có những con người sống không có đích sống chớ không có đích sống nào mà không có sự sống.
Ðích sống, tự nó đã có một ý nghĩa linh hoạt: để mà đạt tới. Muốn “đạt tới”, tất chúng ta phải nghĩ đến những phương cách “làm thế nào đạt tới”.
Ví dụ: người bắn cung, muốn đạt tới hồng tâm điểm, tức cái đích của việc bắn cung, anh ta phải lắp tên, căng dây, nhắm đích và buông dây. Những động tác này là những “sự sống” của việc nhắm bắn vậy.
Trong cuộc sống, có người sống có hoài bão, có lý tưởng, có người sống không có hoài bão, không có lý tưởng. Cũng như những hoài bão, lý tưởng của nhiều người có những điểm giống nhau, có những điểm khác nhau.
Ba người cùng học võ: Nếu ta đặt câu hỏi: “Bạn học võ để làm gì?”, tất có 3 câu trả lời khác nhau:
– Người thứ nhất đáp: “Tôi học võ để tự vệ”.
– Người thứ hai đáp: “Tôi học võ vì ham thích võ thuật”.
– Người thứ ba đáp: “Tôi học võ vì nghĩ rằng võ đạo và võ thuật có thể góp một phần không nhỏ vào việc cải tạo xã hội và xây dựng con người”.
Trong ba câu trả lời trên, ta thấy rõ: tuy cùng làm một việc mà mỗi người có một đích sống khác nhau. Quan niệm học võ của người thứ nhất là tự vệ, một mục đích thực tế, nhằm vào lợi ích thiết thân của mình trước đã. Quan niệm học võ của người thứ hai là vì ham thích võ thuật, anh ta có thể là một mẫu người điển hình cho việc yêu nghề võ, nếu sự ham thích đó không phải là một ngọn lửa rơm và có giá trị lâu dài. Chỉ riêng có quan niệm học võ của người thứ ba là có một ý nghĩa tổng quát về công việc mà anh ta đang theo đuổi, cùng những hoài bão mà anh ta ấp ủ, những lý tưởng mà anh ta mong mỏi thực hiện. Chỗ khác nhau cũng như điểm làm người thứ ba này nổi bật, khác hẳn hai người trên, chính là anh ta đã có một đích sống cao đẹp.
Võ đạo khác với võ thuật chính ở điểm này. Ðối với Việt Võ Ðạo, đích sống lại cần thiết lắm vì người môn sinh Việt Võ Ðạo không phải chỉ mang nặng trên vai danh dự của mình và môn phái mình, mà còn mang nặng trên vai danh dự của dân tộc mình và tinh thần võ đạo của môn phái mình, trên những căn bản trách nhiệm làm người của mình, trước cuộc sống.
C. Nhận Ðịnh Về Tương Quan Giữa Cá Nhân và Tập Thể
Việt Võ Ðạo thừa nhận Con Người là nguyên tố của Cuộc Sống, Cá Nhân là nguyên tố của Tập Thể, cũng như những nguyên tố Âm Dương trong định lý tam tạo.
Nhưng cũng vì quan niệm như vậy, nên Việt Võ Ðạo cũng thừa nhận theo như định lý tam tạo: nếu không có tập thể (Ðạo) điều hành, 2 nguyên tố Âm, Dương sẽ tiêu diệt lẫn nhau, qua những biến thái: Cực Âm thành Dương, Cực Dương thành Âm, vì ngay trong Âm và Dương có những mầm mâu thuẫn nội tại.
Do đó, giữa Cá Nhân và Tập Thể, thời nào cũng có những mối tương quan được đặt ra, làm căn bản cho những nền móng triết học, tôn giáo, chính trị, văn hóa và pháp lý… Việt Võ Ðạo cũng vậy, khi đã thừa nhận rằng giữa cá nhân với tập thể có những tương quan mật thiết, là đã mặc nhiên hệ thống hóa những mối tương quan ấy trong đời sống chung.
Nếu không có cá nhân lỗi lạc, tập thể không có những thành công phi thường. Nhưng không có những thành công phi thường nào chỉ do một cá nhân dù đó là một nhà bác học, một vị đại anh hùng. Einstein không thể thành công ở nước Ðức, mà chỉ có thể thành công ở Mỹ. Khổng Minh là một cá nhân lỗi lạc, nhờ ông mà cơ nghiệp nhà Hán kéo dài thêm một thời gian, nhưng ông không thể đánh trận một mình, không có tập thể hỗ trợ. Cũng như nếu không có những nguyên tố Âm Dương sẽ không có Ðạo Thể, nhưng nếu chỉ có hai nguyên tố Âm, Dương mà không có Ðạo Thể, hai nguyên tố này sẽ tru diệt lẫn nhau và tự hủy diệt.
Giữa cá nhân và tập thể đều có tương quan trách nhiệm. Tập thể vun trồng cho tài năng cá nhân nảy nở, nhưng cá nhân phải hòa đồng vào tập thể mới có thể thành công trên bất cứ địa hạt nào.
D. Nhận Ðịnh Về Ðạo Sống
Ðạo Sống hay nhất tự cổ chí kim chỉ là Ðạo Sống biết điều hòa Chủ Quan với Khách Quan, cũng như Ðạo Thể điều hòa hai nguyên tố Âm Dương. Võ Ðạo điều hòa hai tính Cứng Mềm.
Do đó, Ðạo Sống Việt Võ Ðạo chỉ có ba phần vụ phải giải quyết: sống, giúp người khác sống, và sống cho người khác.
1. Về phần vụ “Sống”: Phải sống hoàn chỉnh đầy đủ, để trở thành những Con Người, những con người toàn diện, những con người sống thực.
Dĩ nhiên, Việt Võ Ðạo không chấp nhận mọi lối sống của người máy, của loài vật, của thần thánh, của ma quỷ, vì có lối sống cao cả quá không theo được, có lối sống tầm thường quá không thể toa rập.
Hãy sống với tất cả nhựa sống của mình, làm sao mỗi người có ý thức hơn và bới lầm lỗi hơn, đó đã là sống thực rồi.
2. Về phần vụ “Giúp Người Khác Sống”: Có 3 điểm căn bản
Hoàn cảnh giống nhau, nguyện vọng thông thường giống nhau: những gì mà mình thấy là hợp nghĩa và hữu ích, người khác cũng có thể cho là hợp nghĩa và hữu ích. Ðừng vì cái “nghĩa” và “ích” của mình, mà để thiệt hại cho người khác.
Những gì mình không muốn, người khác đều không muốn: không bao giờ để hại cho người.
Nếu có thể, nên giúp đỡ người: để cho họ cũng tìm thấy ý nghĩa sống như mình.
3. Về phần vụ “Sống Cho Người Khác”: đây là một phần vụ quan trọng cao quý hơn cả, đòi hỏi chúng ta phải hy sinh một số quyền lợi tinh thần và vật chất bản thân cho người.
Nếu thực hiện được đầy đủ, chúng ta sẽ gần Ðạo Thể hơn, và đó là đặc tính hướng thượng của Việt Võ Ðạo.
IV. Tổng Luận
Thông thường, người học võ trước hết nghĩ tới võ thuật. Cao hơn mới nghĩ tới Võ Ðạo.
Vovinam (Võ Việt Nam rút gọn) là chữ quốc tế hóa, có 2 nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: Võ Thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật)
Nghĩa thứ hai: Võ Ðạo Việt Nam (Việt Võ Ðạo)
Muốn đạt tới trình độ “Ðạo”, phải qua trình độ “Thuật”. Thuật là môn học về chuyên môn, thực dụng. Ðạo là môn học tổng quát về toàn diện, trong đó có cả chuyên môn, thực dụng ở cấp cao.
Việt Võ Ðạo chính là hình nhi thượng học của Vovinam cho chúng ta một vũ trụ quan và nhân sinh quan vững chắc. Do đó, Việt Võ Ðạo tuy không phải là một đoàn thể chính trị, một đoàn thể tôn giáo, một triết phái thuần túy mà là một môn phái võ đạo mang tính triết học giáo dục hiện sinh, có một hệ thống lý luận minh bạch để hướng dẫn các môn sinh thành công trong đời sống thực tại.
Vào được Việt Võ Ðạo, chính là vào được tinh lý của một nền võ dân tộc đã kinh nghiệm qua hơn nửa thế kỷ khai sáng, và đồng thời là những sứ đồ của nền võ có sứ mạng vun trồng cho Cuộc Sống và Con Người mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

Chương 2-BÀI GIẢNG VŨ TRỤ QUAN & NHÂN SINH QUAN-Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng

  1. VŨ TRỤ QUAN LÀ GÌ ?
  • Vũ : Không gian
  • Trụ : Thời gian
  • Quan : Quan niệm

Vũ Trụ Quan : Quan niệm về không gian và thời gian

Người ta thường nói: Không gian bao giờ cũng có ba chiều: chiều dài, chiều rộng và chiều cao (hay chiều sâu). Và gọi thêm thời gian là chiều thứ tư , vì thời gian có thể làm thay đổi cả ba chiều trên.
Trong không gian có gì ? Có trời đất, vạn vật
Trong thời gian có gì ? Có sự thay đổi, biến chuyển
Vậy Vũ Trụ Quan là sự xem xét, suy nghĩ về trời đất, vạn vật và những sự biến đổi của trời đất, vạn vật, hoặc nói cách khác, vũ trụ quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa của vũ trụ, vạn vật.

II. NHÂN SINH QUAN LÀ GÌ ?

  • Nhân : Người
  • Sinh : Sự sống
  • Quan : Quan niệm

Nhân Sinh Quan : Quan niệm về sự sống con người.

Vậy Nhân Sinh Quan là sự xem xét, suy nghĩ về sự sống của con người, hoặc nói văn vẻ hơn, Nhân Sinh Quan là quan niệm của chúng ta về những định luật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người.

TẠI SAO PHẢI HỌC VỀ VŨ TRỤ QUAN, NHÂN SINH QUAN VIỆT VÕ ÐẠO?

Việt Võ Ðạo sinh học võ không phải để gây lộn xộn cho mọi người xung quanh, đánh nhau bừa bãi, nhắm mắt nghĩ ẫu làm bừa. Trái lại, Việt Võ Ðạo Sinh học võ, để có tâm hồn cao thượng hơn , ý chí mãnh liệt hơn, trí tuệ minh mẫn hơn, thân thể mạnh mẽ dẻo dai hơn, ý thức được nhiệm vụ làm người của mình hơn, mới có thể giúp ích được nhiều hơn cho mọi người xung quanh là dân tộc và nhân loại.

Do đó, Việt Võ Ðạo sinh phải học về Vũ Trụ Quan để hiểu rõ nguồn gốc và vị trí con người của mình ra sao đối với trời đất, vạn vật, ngõ hầu xây dựng được một nhân sinh quan chính xác, minh bạch và đứng đắn.

ÐỊNH LÝ TAM NGUYÊN LÀ GÌ

  • Ðịnh : Cố định, không thể thay đổi được
  • Lý : Lẽ
  • Tam : Ba
  • Nguyên : Khởi đầu (nguyên nhân, nguồn gốc).

Ðịnh lý tam nguyên : Cái lẽ không thay đổi được về ba cái khởi đầu.
BA cái khởi đầu đó là :

  • Nguyên lý tiên nguyên
  • Nguyên lý Vi Nguyên
  • Nguyên lý Quán Nguyên
  1. NGUYÊN LÝ TIÊN NGUYÊN LÀ GÌ?

Là cái lẽ khởi đầu của cái khởi đầu trước nhất.
Là công nhận có nguyên lý mở đầu trong mọi sự sống. Từ chủ thể hữu hình. Việt võ Ðạo liên tưởng tới một chủ thể siêu hình bao trùm chi phối tất cả. Võ Phái có Võ Tổ. Gia Tộc có Tộc Trưởng. Gia Ðình có Gia Trưởng. Sự Sống có Chủ Thể, dù được gọi bằng những tên khác nhau như Thiên Chúa (Dieu), Thượng đế, Brahma, Allah, Ðà Sống, (Élen Vital) Lý tưởng Tuyệt Ðối (Idée Absolue), Chân Như, Ðạo v.v…

  1. NGUYÊN LÝ VI NGUYÊN LÀ GÌ?

Là cái lẽ khởi đầu của cái khởi đầu nhỏ nhất.
Là công nhận cái nhỏ nhất (vi) mở đầu (nguyên) cho việc cấu thành sự sống.
Tế bào, nguyên tử, các đơn chất hóa học v.v…cũng là những vi nguyên.

  1. NGUYÊN LÝ QUÁN NGUYÊN LÀ GÌ ?

Là cái lẽ khởi đầu của cái khởi đầu lớn nhất.
Là công nhận có cái lớn nhất (quán) mở đầu (nguyên) cho việc tập hợp thành sự sống.
Một khối tế bào tập hợp thành một sinh vật. Một khối nguyên tử tập hợp thành một vật. Một khối đơn chất hóa học tập hợp thành một hóa chất v.v… là những quán nguyên thể.

Con người là vi nguyên thể của khối quán nguyên thể dân tộc hay nhân loại, và ngược lại, dân tộc hay nhân loại là những quán nguyên thể của vi nguyên thể con người.

Ví dụ: Khi nói tới nước Việt Nam, ta có:

  • Tiên Nguyên Thể :Việt Nam
  • Vi Nguyên Thể : Những người Việt Nam
  • Quán Nguyên Thể : Một tổ chức hợp quần mọi người Việt Nam thành một khối dân tộc.

Nếu không có người Việt Nam thì làm sao còn có nước Việt Nam. Và dầu có người Việt Nam, nhưng mỗi người sống một nơi, không hợp quần lại thành một khối thì cũng chẳng thành nước Việt Nam.

ÐỊNH LÝ TAM TẠO LÀ GÌ ?

Ðịnh lý Tam đạo là định lý thừa nhận rằng: Vũ Trụ, Vạn Vật do ba thành tố tạo thành:

  1. Âm : chỉ sự mềm, sự tĩnh, sự tối
    2. Dương : chỉ sự cứng, sự động, sự sáng.
    3. Ðạo : chỉ sự khắc chế, điều hòa, bao dung.

Cả ba thành tố trên đều hợp nhau mà tồn tại, thiếu một trong ba thành tố, sự sống sẽ bị tận diệt.

Không có cái gì được chế ra, dựng lên mà không có ba thành tố ấy. Ví dụ: Muốn làm một căn nhà, ta phải có đủ những vật liệu mềm (như vôi, vữa) vật liệu cứng (như gạch, ngói, gỗ, sắt) và cách thức xây cất nhà. Vật liệu mềm là Âm. Vật liệu Cứng là Dương. Cách thức xây nhà là Ðạo.

Một thí dụ nữa: Khi gặp đối thủ mạnh hơn ta, muốn thắng, ta phải làm thế nào ? Trước hết , ta phải dùng Nhu để hóa giải (tức là luồn, tránh, né) sau đó ta dùng Cương để phản công (tức tập trung toàn lực sức mạnh lại để đánh) mới thắng thế.

Có lúc ta dùng Nhu (mềm) có lúc ta dùng Cương (cứng) biết cách dùng đúng chỗ, là trí khôn của ta. Dùng Nhu là Âm, dùng Cương là Dương, trí khôn của ta là Ðạo.

ÐỊNHLÝ THƯỜNG DỊCH LÀ GÌ ?

Là định lý công nhận rằng: Trời đất, vạn vật luôn luôn biến chuyển, không ngừng.

Tại sao trời đất, vạn vật luôn luôn biến chuyển không ngừng? Vì khoa học đã khám phá ra như thế. Ngày xưa, tiền nhân bảo rằng: Trái đất vuông mặt trời và mặt trăng chạy quanh, các vì sao đứng yên. Nhà ở cũng đứng yên, sự thật ra sao ?

Sự thật là trái đất tròn và quay, mặt trời đứng yên,nhưng nó là một lò lửa vĩ đại có sự biến đổi, chuyển dịch luôn luôn, mặt trăng chạy quanh trái đất thật, nhưng không phải chỉ chạy có lúc, mệt rồi nghỉ, nghỉ rồi chạy. Các vì sao cũng thế, luôn luôn biến đổi chuyển dịch. Trái núi luôn luôn bị soi mòn, biến đổi,chuyển dịch rất chậm mà ta không biết. Nhà ở cũng biến đổi, chuyển dịch theo chiều quay trái đất, hư nát rất chậm mà ta không thể ngờ, tới một ngày kia sẽ hư nát hoàn toàn.

ÐỊNH LÝ MIÊN SINH LÀ GÌ ?

Là định lý công nhận rằng: Mọi sự vật trên đời đều có sự sống liên miên bất tận.

Ví dụ: Giòng miên sinh của hạt giống là gieo xuống đất. Nhựa đất, thời tiết, sức người vun trồng thành cây. Cây nở hoa, kết trái. Trái cho hạt giống. Hạt giống gieo xuống đất lại thành cây …và cứ mãi thế.

Một thí dụ nữa: Có những cái mà ta tưởng như mất hẳn, chết rồi, mà thực ra sự sống vẫn còn. Một sinh vật chết, vẫn còn một số tế bào sống, rồi tất cả chuyển sang một sự sống mới: Sự sống của vi trùng, vi khuẩn, thực vật v.v… rồi sự sống mới của những sinh vật mới, lại nuôi cho sự sống của sinh vật kia.

Tất cả những cái đó gọi là Giòng Miên Sinh. Giòng miên sinh của cây lúa gồm hạt lúa, cây mạ, cây lúa, dòng dòng, bông lúa, rồi trở lại hạt lúa. giòng miên sinh của con gà gồm con gà, trứng gà, gà con, gà đi. Giòng miên sinh của một sinh vật gồm cơ thể, tế bào, vi trùng, vi khuẩn, thực vật, rồi đồ ăn nuôi sinh vật v.v..

NHẬN ÐỊNH VỀ SỰ SỐNG RA SAO?

Vào tới thực tế, chúng ta thấy xung quanh chúng ta ra sao?

Ta thấy không có gì đứng một mình mà tồn tại được, nhất là sự sống con người.

Ví dụ: Cơm ta ăn, áo ta mặc, vật dụng ta dùng là do bao nhiêu sức người khác trong xã hội làm nên. Trước sau, ta cũng phải trả lại bằng công sức của ta.

Do đó, nhận định về sự sống của Việt Võ Ðạo là: Trên thế gian này không có một sự vật nào có đơn lập tính tuyệt đối, mà đều chịu nhiều ảnh hưởng liên hệ của những sự vật khác. Nguyên tử, tế bào, con người v.v.. đều nhận chịu ảnh hưởng này.

NHẬN ÐỊNH VỀ ÐÍCH SỐNG RA SAO ?

Ðích sống: Cái để đạt tới của sự sống.

Trong cuộc sống, có người có đích sống, có người sống không có đích sống. Nhưng muốn sống Có đích sống, ta phải nghĩ cách nào để đạt tới.

Ví dụ như người bắn cung: Muốn bắn trúng đích, anh ta phải có cung tên, phải lắp tên, giương cung, nhắm bắn giỏi. Anh ta luôn luôn mong bắn trúng đích. Như vậy là sống có mục đích, có hoài bảo.

Hoài bảo nào cao trọng, ta gọi là lý tưởng. Nếu không có hoài bảo, lý tưởng, chỉ là sự ham thích nhất thời mà thôi.
Vậy về đích sống, nhận định của chúng ta là:

Chỉ có những người sống không có đích sống; chớ không có đích sống nào không có sự sống. Vì đích sống tự nó đã có một giá trị. Chỉ có đích sống đúng hay sai, cao hay thấp mà thôi.

NHẬN ÐỊNH VỀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁ NHÂN VỚI TẬP THỂ RA SAO?

Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể là: Giữa cá nhân với tập thể đều có tương quan trách nhiệm.

Tập thể vung trồng cho tài năng cá nhân nẩy nở nhưng cá nhân phải hòa mình vào tập thể, mới có thể thành công.

Ví dụ như: Khổng Minh đời Tam Quốc là một cá nhân tài giỏi. Nhưng nếu Ông khôgn có tướng giỏi, quân giỏi, làm sao có thể thanh công ? Hoặc giả có tướng giỏi, quân giỏi , nhưng Ông không chịu hòa mình vào tập thể, còn ai kính yêu và tuân lệnh Ông nữa, còn nói chi tới việc thành công ?

NHẬN ÐỊNH VỀ ÐẠO SỐNG RA SAO ?

Ðạo sống của Việt Võ Ðạo có 3 phần vụ: Sống, giúp người khác sống, và sống cho người khác.

  1. Về phần vụ Sống: Phải sống đầy đủ, hoàøn chỉnh con người của mình để trở thành những con người, những con người toàn diện, những con người sống thực.
  2. Về phần vụ giúp người khác sống: Sống đầy đủ chưa đủ, phải để cho người khác cũng có thể sống đầy đủ, tiến bộ như mình. Giúp người, để cùng tiến bộ.
  3. Về phần vụ sống cho người khác: Phần vụ vao quý nhất trong đạo sống, là Sống cho người khác. Muốn đạt tới phần vụ này, phải tu tâm dưỡng tánh, để có đức độ hy sinh những quyền lợi tinh thần và vật chất của mình.

Tóm lại, tất cả những gì từ trong tâm hồn ta thoát ra ngoài, là cuộc sống chủ quan. Tất cả những gì từ bên ngoài nhập vào hồn ta, là cuộc sống khách quan.

Vậy nhận định của chúng ta về đạo sống là: Luôn luôn điều hoà cuộc sống chủ quan với cuộc sống khách quan.

 

TỔNG KẾT

1. TẤT CẢ CÓ MẤY ÐỊNH LÝ VỀ VŨ TRỤ QUAN VIỆT VÕ ÐẠO ?

Vũ Trụ Quan Việt Võ Ðạo có 4 định lý:

  • Ðịnh lý Tam Nguyên
  • Ðịnhlý Tam Ðạo
  • Ðịnh lý Thường Dịch
  • Ðịnhlý Miên Sinh.

Riêng về định lý tam nguyên có 3 nguyên lý: Nguyên lý tiên nguyên, nguyên lý vi nguyên, nguyên lý quán nguyên.
Ðịnh lý tam đạo gồm có 3 thành tố là Âm, Dương, Ðạo.

2. TẤT CẢ CÓ MẤY NHẬN ÐỊNH VỀ NHÂN SINH QUAN VIỆT VÕ ÐẠO ?

Nhân Sinh Quan Việt Võ Ðạo có 4 nhận định:

  • Nhận định về sự sống: Không có cái gì có thể đứng một mình mà tồn tại được.
  • Nhận định về đích sống: chỉ có những con người sống không có đích sống, chớ không có đích sống nào không có sự sống.
  • Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể: Giữa cá nhân với tập thể đều có tương quan trách nhiệm
  • Nhận định về đạo sống: Luôn luôn điều hòa cuộc sống chủ quan với khách quan bằng 3 phần vụ sống: sống, giúp người khác sống, và sống cho người khác sống.

Chương 3-Vấn đáp về Vũ Trụ Quan – Nhân Sinh Quan việt-võ-đạo-Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng

Hỏi1: Môn phái Vovinam chỉ chú trọng tới mục đích quảng bá võ thuật không thôi, hay chú trọng tới mục đích gì khác nữa ? Hãy giải thích.

Ðáp: Quảng bá võ thuật là mục tiêu đầu tiên của môn phái Vovinam. Nhưng ngoài mục nêu trên, môn phái Vovinam còn:

Tích cực xây dựng môn phái để tiến tới một nền võ đạo dân tộc, gọi tắt là Việt Võ Ðạo.

Xây dựng một thế hệ thanh niên Việt Võ Ðạo theo đường lối tâm thân cách mạng do Sáng tổ Nguyễn Lộc đề xướng, để tạo một sinh khí mới cho dân tộc Việt Nam theo hai phương châm “Danh dự và tổ quốc” .

Hỏi 2: Tõi sao hệ tư tưởng của môn phái Vovinam cũng nhận chịu ít nhiều ảnh hưởng của xã hội ?

Ðáp: Hệ tư tưởng của môn phái Vovinam cũng nhận chịu ít nhiều ảnh hưởng của xã hội, vì môn phái Vovinam chính là một sản phẩm của xã hội, qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc ta, do trực cảm từ các chủ thể siêu hình bao trùm và chi phối tất cả

Hỏi 3: Vũ trụ quan của người môn sinh Vovinam có mấy định lý ? Ðó là những định lý gì?

Ðáp: Vũ trụ quan của người môn sinh Vovinam có 4 định lý:

Ðịnh lý Tam Nguyên

Ðịnh lý Tam Tạo

Ðịnh lý Thường Dịch

Ðịnh lý Miên Sinh

Hỏi 4: Ðịnh lý Tam Nguyên là gì ? Hãy giải thích tổng quát ?

Ðáp: Ðịnh lý Tam Nguyên là định lý công nhận có 3 nguyên lý trong sinh hoạt thiên nhiên, đó là:

Nguyên lý Tiên Nguyên: Mọi vật đều do nguên lý tiên nguyên tác thành. Võ phái có võ tổ, gia đình có gia trưởng, sự sống có chủ thể. Ðó là nguyên lý tiên nguyên.

Nguyên Lý Vi Nguyên: Mọi vật đèu do nguyên lý vi nguyên cấu tạo thành. Nguyên tử, tế bào, các đơn chất hóa học đều là những vi nguyên. Thừa nhận có một ý niệm khởi đầu (phải có) qua nguyên lý tiên nguyên, ta cũng thừa nhận thêm rằng sau cái bắt đầu ta phải thừa nhận cái nhỏ nhất (vi nguyên) trong cuộc sống.

Nguyên lý quán Nguyên: Vạn vật đều do nguyên lý quán nguyên tập hợp thành. Phải có nguyên lý thứ ba này, những vi nguyên của cuộc sống mới gắn bó, không rời rạc:

Ví dụ: Khi nói tới VOVINAM, ta có:

Tiên nguyên thể: Việt Nam

Vi nguyên thể: Những người trong võ phái

Quán nguyên thể: một tổ chức võ thuật và võ đạo đã được khai sanh và hoạt động hơn nữa thế kỷ.

Hỏi 5: Ðịnh lý tam tạo là gì ? Hãy giải thích tổng quát ?

Ðáp: Ðịnh lý Tam Tạo là một định lý thừ nhận rằng: Vũ trụ, vạn vật đều do 3 thành tố tạo nên là: Âm tố, Dương tố, và Ðạo thể.

Âm tố: Chỉ sự mềm, sự tĩnh, sự tối

Dương tố: Chỉ sự cứng, sự động, sự sáng.

Ðạo thể: Chỉ sự khắc chế, điều hoà, bao dung.

Hỏi 6: Ðịnh lý thường dịch là gì ?

Ðáp: Ðịnh lý thường dịch là định lý thừa nhận rằng: Tất cả mọi sự vật đều biến đổi luôn luôn, không ngừng.

Hỏi 7: Có mấy chiều đi thường dịch theo thường lệ ? Chiều đi thường dịch của Việt Võ Ðạo ra sao ?

Ðáp: Có 3 chiều đi thường dịch theo thường lệ.

Thường dịch mỗi lúc một xấu hơn

Thường dịch mỗi lúc một tốt hơn

Thường dịch hỗn tạp: Lúc xấu hơn, lúc tốt hơn

Chiều đi thường dịch của Việt Võ Ðạo là: Vượt lên trên những cái quấy, cứng mềm, động tĩnh, sáng tối, thiện ác, tầm thường để bao dung chúng ở địa hạt tinh thần, điều hành chúng về phương diện thực tế, hóa giải chúng về phương diện võ đạo và võ thuật.

Hỏi 8: Hãy giải thích và chứng minh về định lý Miên sinh ?

Ðáp: Ðịnh lý Miên Sinh là định lý thừa nhận rằng: Tất cả mọi sự vật trên đời đều có sự sống liên miên bất tận.

Ví dụ: Hạt giống gieo xuống đất, sức người vun trồng thành cây. Cây cho quả, quả lại cho hạt giống, tạo nên giòng miên sinh bất tận của cây giống.

Hỏi 9: Nhân sinh quan của môn sinh Vovinam có mấy nhận định căn bản ? Ðó là những nhận định gì ?

Ðáp: Có 4 nhận định căn bản, đó là:

Nhận định về sự sống.

Nhận định về đích sống

Nhận định về tương quan giừa cá nhân với tập thể

Hỏi 10: Nhận định về sự sống của Việt Võ Ðạo ra sao ?

Ðáp: Nhận định về sự sống của Việt Võ Ðạo là: Trên thế gian này, không có một sự vật nào có đơn lập tính tuyệt đối, vì chúng chỉ là những phần tử trong dòng miên sinh vô tận mà thôi. Về võ đạo và võ thuật cũng vậy: không có một danh thủ nào trong nghề võ có thể đứng một mình, không có một môn phái nào có thể đứng đơn lập mà phát triển. Do đó, Việt Võ Ðạo chủ trương dung hợp các võ phái, cũng như các phần tử trong đại khối nhân loại để Cùng thường dịch, miên sinh.

Hỏi 11: Nhận định về đích sống ra sao ?

Ðáp: Nhận định về đích sống của Việt Võ Ðạo là: Chỉ có những con người không có đích sống, chớ không có đích sống nào không có sự sống. Vì đích sống, tự nó đã có một giá trị. Chỉ có đích sống đúng hay sai, cao hay thấp mà thôi.

Hỏi 12: Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể ra sao ?

Ðáp: Nhận định về tương quan giữa cá nhân với tập thể là giữa cá nhân với tập thể đều có tương quan trách nhiệm. Tập thể vun trồng cho tài năng cá nhân nẩy nở, nhưng cá nhân phải hòa đồng với tập thể mới mong thành công.

Hỏi 13: Ðạo sống của Việt Võ Ðạo có mấy phần vụ ? Hãy chứng minh.

Ðáp: Ðạo sống của Việt Võ Ðạo có 3 phần vụ: Sống – Giúp người khác sống – và Sống cho người khác.

Về phần vụ “Sống”: Phải sống đầy đủ để trở thành những con người toàn diện, những con người sống thực, làm sao cho mỗi ngày có ý thức hơn và và bớt lầm lổi hơn.

Về phần vụ “Giúp người khác Sống”: Nguyên vọng con người, nói chung, thường giống nhau, nên những gì mình không muốn, đừng bắt người khác phải theo. Nếu có thể, hãy giúp đỡ người

Về phần vụ “Sống cho người Khác” : Trong một số trường hợp, chúng ta cần phải biết hy sinh một số quyền lợi tinh thần và vật chất bản thân để Thực hiện.

Hỏi 14: Có thể đạt tới trình độ võ đạo mà không phải qua trình độ Võ thuật được không?

Ðáp: Không, muốn đạt tới trình độ võ đạo phải qua trình độ võ thuật, vì “Thuật” là môn học về chuyên môn, thực dụng, còn “Ðạo” là môn học tổng quát về toàn diện, nên cần phải có một ý thức hệ, trong đó bao gồm cả chuyên môn, thực dụng ở cấp cao.

Nền võ học việt nam

Hỏi 15: Trước khi sáng tạo Vovinam, sáng tổ Nguyễn Lộc đã nghiên cứu các môn võ nào ?

Ðáp: Trước khi sáng tạo Vovinam, sáng tổ Nguyễn Lộc đã nghiên cứu các môn võ và vật cổ truyền Việt Nam, cùng hầu hết các môn võ thuật đã có trên thế giới, nhất là võ thuật Trung Hoa.

Hỏi 16: Về phương diện nghệ thuật, Vovinam thái dụng mọi tinh hoa võ thuật đã và hiện có trên thế giới như vậy có phải là Vovinam đã toa rập, mô phỏng theo những môn võ đó không ? Hãy giải thích và chứng minh.

Ðáp: Không – thái dụng ở đây có nghĩa là thâu hái những tinh hoa rồi biến chế, hoà điệu theo một tinh thần riêng, một đường lối riêng trước khi đem áp dụng, cũng ví như chúng ta thái dụng màu xanh và màu đỏ là phải pha trộn hai màu vào với nhau để Thành màu tím, chứ không là sự giữ nguyên màu xanh và màu đỏ nữa.

Hơn nữa, việc thái dụng này nhắm vào việc lấy các môn võ trên thế giới làm đối tượng nghiên cứu để tìm cách “hóa giải” hoặc “khắc chế”. Nguyên lý võ học trên thế giới có môn thiên về Nhu (dĩ nhu chế cương) như thiếu lâm Bắc phái, Jiu Jitsu, Judo, aikido, hoặc thiên về cương (dĩ cương khắc nhu) như thiếu lâm Nam phái, Boxe Anglaise, Karatedo, Tae Kwondo chẳng hạn. Vovinam bao gồm, tổng hợp cả hai nguyên lý đó với luật “Cương nhu phối triển”.

Trong Vovinam có đủ mọi đòn thế: Ðấm, đá, chém, xỉa, quăng, quật, vật, khóa. Xiết, đánh vào trọng huyệt, đoạt khí giới …với sự chế biến tinh diệu, áp đảo và phản công hữu hiệu, khác hẳn mọi môn võ. Do đó, không thể nói là toa rập, mô phỏng được.

Hỏi 17: Nguyên lý nào đã được chọn làm căn bản xây dựng nền võ hoc. Trung Hoa ?

Ðáp: Nguyên lý Âm, Dương tách biệt đã được họn làm căn bản xây dựng nên võ hoc. Trung Hoa. Do đó, có phái chọn âm (nhu tính) như Bắc phái, hoặc theo Dương (cương tính) như Nam phái Thiếu Lâm.

Hỏi 18: Nền võ học Nhật Bản có liên hệ gì đến nền võ học Trung Hoa không?

Ðáp: Xét về nguồn góc, Jiu Jitsu phát minh từ Nhật bản, nhưng căn bản Nhu lại được chế biến từ môn Thiếu Lâm Bắc phái Trung Hoa (theo truyền thyết năm 1627, một vị danh y Nhật Bản tên là Shirobei Akiyama, sau khi đi qua Trung thổ tầm sư học đạo, trở về xứ và tu luyện trong đền Dazaifu. Một hôm, nhân quan sát một trận bảo tuyết thấy những cành cây to và cứng bi gãy đổ dưới sức mạnh của gió và sức nặng của tuyết, trong khi những cành tre và liễu mềm mại chỉ bị gió tuyết làm rủ xuống chớ không gãy, mà chế biến ra mốt số thế võ “dĩ Nhu chế Cương” tức lấy Mềm thắng Cứng. Cũng từ năm đó, một nhà sư Trung Hoa là Trần Nguyên Tán (Chen yuan Phi) thuộc Bắc phái Thiếu Lâm, tỵ nạn chính trị sang Nhật mới chế biến thêm với võ thuật Thiếu Lâm mà lập thành Jiu Jitsu.

Hỏi 19: Căn bản Thuần Nhu của vị sáng tổ Nhu Ðạo Jigoro Kano có giá trị như thế nào?

Ðáp: Căn bản Thuần Nhu của Nhu Ðạo không đạt đúng mức, vì vẫn có ít nhiều Cương tính, nên chỉ có giá trị tương đối. Hơn nữa, Nhu chỉ có thể “Hoá giải” chớ không “khắc chế”, trong Nhu phải có một phần sức mạnh (cương) hổ trợ thì mới đạt thành quả và có giá trị cao.

Hỏi 20: Môn võ cổ truyền Việt Nam có liên hệ gì tới nền võ hoc. Trung Hoa không?

Ðáp: Môn võ cổ truyền Việt Nam vốn ảnh hưởng từ các ngành võ từ phía Nam Trung Hoa, nên mang nhiều “cương thuật tính”. Và, một khi đã lấy Cương làm căn bản thì trong việc luyện võ bao giờ cũng lấy sức mạnh làm đầu, rất chú trọng tới Nội, Ngoai, Thần Công.

Hỏi 21: Cương, Nhu phối triển là gì ?

Ðáp:

Cương: Cứng rắn, mạnh bạo, quả quyết.

Nhu: Mềm mại, uyển chuyển, tế nhị.

Phối: (tức là phối hợp) gắn bó, kết hợp, sánh đôi

Triển: (Tức phát triển) nẩy nở, mở mang, lan rộng.

Cương nhu phối triển là phối hợp, gắn bó cả hai tính Cương – Nhu để Làm nẩy nở những tinh túy mới, đạt tới mức linh diệu, quyền biến mà vẫn hào hùng, cao cả, rất hiệu lực trong lúc dùng võ và xữ thế.

Hỏi 22: Phương pháp té (ngã) của Vovinam như thế nào ? Nó có khác phương pháp té của nhu đạo không ? Và lối té (ngã) của Vovinam dựa trên căn bản Cương hay Nhu ?

Ðáp: Phương pháp té của Vovinam được áp dụng theo “phản lực ngang” trong động lực học để Làm giảm phản lực của sàn đá rắn. Nghĩa là , khi vừa rơi mình xuống sàn ciment, hay đá rắn, người võ sinh Vovinam co tròn người lại như con tôm, cằm chạm ngực, gáy cong vút lên khỏi mặt sàn, đồng thời lăn người sang ngang hoặc lăn tròn theo chiều dọc của thân thể mà đứng dậy. Khác hẳn với phương pháp té của Nhu Ðạo là khi vừa rơi mình xuống mặt thảm, họ vung hai tay đập mạnh vào mặt thảm với mục đích làm giảm một phần phản lực của mặt thảm. Nhưng nếu té trên sàn đá rắn mà đập tay như thế sẽ bị đau đớn hoặc chấn thương ngay. Và, dầu có đập mạnh hai tay cách nào chăng nữa, thân thể của người đập vẫn còn chịu tới 7,8 phần 10 phản lực của sàn đá rắn, như thế sẽ không thể nào tránh khỏi nguy hiểm. Và té của Vovinam dựa trên nguyên lý “Cương Nhu phối triển”, dung hòa hai phản lực Cứng và mềm để tạo sự thuận hoà, êm dịu.

Hỏi 23: Thế nào là “Cương Nhu phối triển” trong tinh thần ?

Ðáp: Cương Nhu phối triển trong tinh thần là biết hoà hợp giữa Cương và Nhu trong đời sống tinh thần, giữa tư tưởng hùng vĩ với tâm hồn dạt dào tình cảm, giữa ý chí mãnh liệt với đức dộ khoan dung, từ ái, giữa nếp sống hào hùng với sự lanh lợi, uyển chuyển, quyền biến, lúc cương, lúc Nhu, lúc vừa cương, vừa Nhu để Hợp với lòng người và lẽ trời, hầu đạt tới thành công trong công cuộc phục vụ quốc gia, nhân loại.

Hỏi 24: Căn bản “Cương”có giá trị, hay căn bản “Nhu” có giá trị ?

Ðáp: Cương và Nhu đều có giá trị riêng biệt của nó. Nhưng muốn có kết qủa cao độ trong võ thuật và võ đạo thì phải có sự tác hợp giữa Cương và Nhu

Hỏi 25: Nguyên lý Cương Nhu phối triển của Vovinam có phải là nguyên lý võ học tuyệt đối không ?

Ðáp: Nguyên lý “Cương Nhu phối triển” của Vovinam không thể Là nguyên lý võ học tuyệt đối, nhưng so với các nền võ hoc. Hiện thời, ít ra nó cũng có một giá trị cao nhất.

Chương 4-Đặc Tính Văn Hóa Trong Võ Học Việt NamVõ Sư Chưởng Môn Lê Sáng (1970)

  1. Khái Niệm:

Từ trước đến nay, từ ngữ văn hóa thường được các học giả định nghĩa khác nhau, mỗi người có một khái niệm. Tựu trung, ta có thể đúc kết vào 2 cách định nghĩa chính:

  1. Văn hóa là phần kết tinh của năng lực con người trong việc sáng tạo ra những điều mới lạ (Văn), để biến đổi (Hóa) ngoại cảnh và đồng thời cả thân tâm mình nữa.
  2. Văn hóa là một tổng hợp những kiến thức, những công trình kiến tạo, những cơ cấu xã hội, tôn giáo v.v… biểu thị cho một xã hội.

Như vậy, văn hóa được hiểu theo cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp; rộng có nghĩa như sinh hoạt; hẹp có nghĩa như một tổng hợp những tri thức (tri: hiểu, thức: biết), những cơ cấu xã hội.

Người Đông phương ta thường “hiểu” danh từ văn hóa theo nghĩa giới hạn (văn: dáng vẻ sáng, đẹp; hóa: giáo dục, chuyển hóa, là những gì tốt đẹp cần phải giáo hoá, chuyển hóa. Ví như dòng nước trong (văn) phải liên tục chảy “hóa” vì nước mới tốt lành, còn nếu đọng vào một chỗ trũng sẽ trở thành ao tù, nước độc hại không dùng được. Với cả hai nghĩa trên, võ học Việt Nam được hiểu theo khái niệm nào

Trong cả hai khái niệm, võ học đều có chỗ đứng của nó. Nếu hiểu văn hóa là sinh hoạt, võ học cũng là một ngành sinh hoạt xã hội, có diễn trình của nó. Nếu hiểu văn hóa là một tổng hợp kiếm thức hay công trình kiến tạo của xã hội, võ học cũng là một ngành học, có những công trình kiến tạo riêng trong guồng máy sinh hoạt chung của xã hội Việt Nam.

Để khẳng định đặc tính văn hóa trong võ học Việt Nam, chúng ta lần lượt tìm hiểu thêm về:

  1. Vai tuồng võ học trong sinh hoạt văn hóa.
  2. Các thời kỳ võ học.
  3. Võ học Việt Nam hiện nay.
  4. Vai Tuồng Võ Học Trong Sinh Hoạt Văn Hóa Việt Nam:

Nếu chúng ta hiểu định nghĩa danh từ “võ” là “dùng” sức mạnh để chế phục như cách định nghĩa thông thường của một số tự điển, chúng ta cũng thấy ngay vai tuồng của võ học gắn liền vào tiến hóa sử nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng: dùng “sức mạnh” để chế phục thiên nhiên, để chế phục lẫn nhau (con người với con người, con người với bộ tộc, bộ tộc với bộ tộc, quốc gia với quốc gia v.v…). Nếu chúng ta định nghĩa danh từ “võ” xa hơn một chút, là “kỹ thuật dùng sức mạnh để chế phục,” chúng ta sẽ nâng “võ” lên một trình độ cao hơn: trình độ của kỹ thuật, trước khi chuyển sang học thuật (võ học).

Trong trường hợp thứ nhất, việc “dụng võ” tức việc “dùng sức mạnh để chế phục” cũng được phân biệt thành hai loại “sức mạnh”:

  • Sức mạnh vật chất (force matérielle): cơ thể hoàn bị, lục phủ ngũ tạng, ngũ quan đều tốt, kỹ thuật dụng võ cao, võ khí yểm trợ (gậy, dao, kiếm, côn, súng v.v…) nhiều hiệu năng.
  • Sức mạnh tinh thần (force spiritualle): tâm hồn thư thái, rỗng không, tinh thần tráng kiện, tình cảm điều hòa, ý thức sung mãn v.v…

Trong trường hợp thứ hai, việc “dụng võ,” tức “kỹ thuật dùng sức mạnh để chế phục” sẽ gồm có:

  • Kỹ thuật dụng võ (võ thuật).
  • Quan niệm dụng võ (dụng võ với mục đích gì – xấu hay tốt và bằng những phương tiện nào, trong những điều kiện nào).
  • Ý thức dụng võ (tại sao phải dụng võ, dụng võ để giải quyết sự việc gì, cùng với ai, chống ai, trong những điều kiện chống đối ra sao).

Tất nhiên, chúng ta định nghĩa võ học theo trường hợp thứ hai, vì võ học Việt Nam đã được nâng lên một trình độ cao, và đương nhiên trở thành một bộ môn học thuật trong sinh hoạt văn hóa.

CÁC ĐẶC TÍNH TỔNG QUÁT:

Nhận chịu ảnh hưởng của các biến cố lịch sử từ ngày lập quốc, võ học Việt Nam mang các đặc tính tổng quát dưới đây:

Đặc tính 1: Phản ánh sinh hoạt thiên nhiên:

Khác với quyền Anh phản ánh và kết tinh những cử động nhân thân thuần túy, võ học Việt Nam mang đặc tính phản ánh sinh hoạt thiên nhiên, một đặc tính võ học mà các bộ tộc du mục thường có.

Đặc tính này được thể hiện rõ rệt nhất là những hình vẽ trên mặt trống đồng mở đầu thời đại đồ đồng tìm thấy ở Ngọc Lũ, Đông Sơn (Thanh Hóa), trong đó có những hình khắc những người ăn mặc dị kỳ nhảy nhót tung tăng giữa đàn nai và loài thủy điểu đang bay. Họ cầm ở tay những cái sanh để gõ nhịp cho điệu múa, và gần đó có những người thổi kèn và đánh trống hòa nhịp. Cạnh nhà sàn, có những người mang lông chim phất phới đang cầm chày giã gạo hòa nhịp với điệu múa chung. Vòng quanh mặt trống đồng là những chiến sĩ mang rìu, cung tên và lao, trên người giắt những lông chim dài.

Sự nhảy nhót bắt chước điệu bộ của nai đã phản ánh những thế nhảy của người thưọng cổ, cũng như việc giắt lông chim và làmnhững cử động bằng tay kiến ta nghĩ đến những thế “đập cánh” bắt chước chim của người thượng cổ. Những chiến sĩ mang rìu, cung tên và lao, khiến ta nghĩ đến việc biết sử dụng võ khí (thô sơ) yểm trợ cho sức mạnh, để rồi theo thói quen lâu ngày, sẽ kết tinh thành những thế rìu (búa bửa củi) đánh trên bộ, những thế lao đánh cả trên bộ, trên mặt nước và phóng xuống dưới nước, những cách bắn trúng đích với những đối nhân hay đối vật ở xa bằng cung tên.

Cổ sơ, tiền nhân ta đã cố gắng nhận xét, chiêm nghiệm những sinh hoạt thiên nhiên để vận dụng vào bản năng tự vệ và khả năng đấu tranh để tồn tại. Có thể nói: tất cả những sinh hoạt thiên nhiên đều được ghi nhận, chiêm nghiệm, bắt chước và biến chế thành những thế võ sơ khai. Ví dụ:

  • Nhìn những ngọn lửa bập bùng, bắt chước và biến chế thành những điệu vũ “uốn mình như ngọn lửa” và những thế nhảy, tấn công, né tránh “uốn mình như ngọn lửa” trong võ học.
  • Nhìn những đàn nai chạy nhảy, cố bắt chước và biến chế thành những thế chạy nhảy “như nai” rượt theo hay chạy trốn đối nhân, đối vật.
  • Nhìn cây đổ, cố bắt chước và biến chế thành những thế ngã thăng bằng ít đau.
  • Nhìn đàn chim đập cánh, bắt chước vàbiến chế thành những đòn, thế, miếng nhanh nhẹn và uyển chuyển như cách đập cánh của chim v.v…

Đặc tính 2: Kết tinh thói quen dùng sức mạnh:

Trong cuộc đấu tranh liên tục để sinh tồn, tiền nhân chúng ta bắt buộc phải luôn luôn dùng sức mạnh để thắng đối nhân và đối vật. Sự vận dụng sức mạnh lâu ngày tất nhiên sẽ thành thói quen, và kết tinh thành những đòn, thế, miếng của võ học.

Và, cũng như những bộ môn học thuật khác, võ học Việt Nam nhận chịu ảnh hưởng của tiến hóa sử. Ngay từ thời đại đồ đá, tiền nhân chúng ta đã khám phá ra hiệu năng của việc sử dụng một thứ sức mạnh khác ngoài sức mạnh nhiên hữu của cơ thể: từ một hòn đá ném xuống nước đến việc mài những chiếc dùi, những chiếc dao bằng đá để chiến đấu chống đối nhân và đối vật, qua các di tích đồ đá đã tìm thấy ở Đông Sơn và Bắc Sơn. Tiến bộ hơn một chút, người Việt thượng cổ cắm những mũi nhọn đá mài vào gậy, để làm thành thói quen, thành kinh nghiệm chiến đấu, và lần lần được sáng tạo, chế biến thêm thành đòn, thế, miếng, rồi tổng hợp lại thành bài. Suốt trong lịch sử Việt Nam, kỹ thuật sử dụng dáo và mâu đã trở thành một bộ môn võ thuật chính trong các triều đại phong kiến, dáo và mâu đã đóng một vai tuồng không nhỏ trong việc giữ nước và dựng nước. Thông thường, khi nói đến người lính Việt Nam trong thời phong kiến, chúng ta thường mường tượng đến hình ảnh một người có thể khôngmang gươm đao trong tay để sử dụng khi xung trận. Sau dáo và mâu, người Việt thời thượng cổ đã biết chế biến những chiếc thuẫn bằng cây hoặc bằng lá đan để ngăn đỡ khí giới tấn công của địch. Sau đó, thời đại đồ đồng đã giúp võ học tiến thêm một bước nữa về kỹ thuật tấn công và tự vệ: tất cả các loại võ khí đều chuyển từ đồ đá sang đồ đồng, đặc biệt nhất là những chiếc thuẫn được chế biến bằng đồ đồng để tăng cường công dụng bảo vệ cơ thể được nhiều hơn. Cùng với việc chuyển biến võ khí từ đồ đán sang đồ đồng, người Việt trong thời kỳ này đã biết tổ chức chiến đấu tập thể có đoàn ngũ, mà hiệu lệnh tiến thoái là những tiếng trống đồng. Việc đào được chiếc trống đồng ở làng Ngọc Lữ, huyện Đông Sơn, hữu ngạn sông Mã (Thanh Hóa) với những nét khắc có đủ cả chiến sĩ và khí giới thô sơ thời đó, đã chứng tỏ rằng kỹ thuật dụng võ của tiền nhân chúng ta trong thời đại này được tổ chức rất quy củ.

Sang đến thời đại đồ sắt, kỹ thuật dụng võ đã tiến một bước nhảy vọt: ngoài những khí giới có sẵn từ trước được biến chế bằng đồ sắt, tiền nhân chúng ta còn phát minh ra thêm một thứ võ khí mới rất tiện dụng trong thời đó: kiếm (gươm). Vì cổ sử bị thất lạc nhiều sau những thời kỳ bị ngoại bang đô hộ nên chúng ta không thể có đủ tài liệu minh chứng, nhưng qua những thần thoại cổ, chúng ta cũng được biết lờ mờ rằng kỹ thuật sử dụng kiếm có từ đời Lạc Long Quân.

Thần thoại về việc Lạc Long Quân sử sụng sắt được kể lại:

“… Vùng đất Lạc thời đó có con Ngư tinh tác hại làm đắm rất nhiều thuyền chài. Khi Lạc Long Quân đến nơi, nghe chuyện tác hại của Ngư tinh mới quyết ra tay diệt trừ. Thần bảo đóng một chiếc thuyền thật lớn, cho rèn một khối sắt nung đỏ rồi chèo đến cửa hang con thủy quái. Ngư tinh quen thói há miệng chực đón mồi, không ngờ bị Lạc Long Quân liệng khối sắt nung đỏ vào…” (Lĩnh Nam Trích Quái, Việt Nam Văn Học Toàn Thư của Hoàng Trọng Miên, Q 1, trang 88).

Thần thoại về việc Lạc Long Quân sử dụng kiếm (gươm) được kể lại:

“… Ở vùng núi Tản Viên có Hồ tinh tác quái làm hại dân lành. Lời ta thán đến tai Lạc Long Quân, thần mới tìm đến động huyệt Hồ tinh. Thấy có người táo bạo đến hang, Hồ tinh xông ra làm dữ, bị Lạc Long Quân chặn lại. Một cuộc giao chiến khủng khiếp xảy ra. Hồ tinh giở các phép thuật biến hoá ra nhiều hình trạng toan hại đối phương. Song gặp phải tay đối thủ cao cường và mưu trí, con quái vật không làm gì nổi nên cuối cùng đành bỏ chạy. Lạc Long Quân đã cho bao vây kín chặt quanh cửa hang, nổi lửa làm hàng rào chặn Hồ tinh lại, rồi dùng gươm sắt chém chết quái vật, hiện nguyên hình là một con cáo to lớn có chín đuôi…” (Lĩnh Nam Trích Quái, Việt Nam Văn Học Toàn Thư của Hoàng Trọng Miên, Q 1, trang 89).

Thần thoại về sự tích Thánh Gióng đuổi giặc Ân cũng nhắc lại chuyện ngựa sắt, gươm sắt, nón sắt. Cũng như thần thoại về truyện tích Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng đề cập tới chuyện “lưới sắt”. Nếu quả những thần thoại này dựa vào một vài sự kiện lịch sử có giá trị, chúng ta có thể kết luận được rằng việc sử dụng võ khí bằng sắt trong thời đó đã nâng cao trình độ võ học Việt Nam lên một bậc nữa: chế tạo được gươm sắt, và sau đó, là các loại khí giới bằng sắt khác nữa như cung tên v.v…

Tất cả những biến chế phát minh lịch sử này đòi hỏi những khả năng sử dụng mới. Tất nhiên, việc sử dụng lúc đầu có thể vụng về, nhưng do những kinh nghiệm và thói quen lâu ngày, đã kết tinh thành một thứ kỹ thuật sử dụng mới, làm thành một nguồn sức mạnh mới. Đòn, thế, miếng, rồi bài côn, đao, dáo, mác, mâu, kiếm v.v… của võ học Việt Nam hình thành lần lần, tạo thành những đặc tính văn hóa đặc biệt cho nền võ học Việt Nam.

Đặc tính 3: Khả năng sáng tạo và phát minh những đòn, thế, miếng mới:

Nhờ địa thế đặc biệt “cửa ngõ” và “hành lang” Đông Nam Á, nên Việt Nam luôn luôn được tiếp xúc với các trào lưu văn hóa từ các nước ngoài đem tới, trong đó có cả võ học.

Qua những thời kỳ bị Trung Hoa đô hộ, Việt Nam đã lãnh hội được nền võ học Trung Quốc, mà cụ thể nhất là võ học Thiếu Lâm và Võ Đang. Qua những thời kỳ Nam tiến, Việt Nam đã trau giồi được thêm các ngành võ học Chiêm Thành, Lão Qua (Lào), Bồn Man và Chân Lạp (Cambodge). Qua thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam đã du nhập được nền võ thuật Anh quốc (boxe Anglasise-chỉ sử dụng trái đấm, nắm tay) và Pháp quốc (boxe Francaise- lối đánh cả tay lẫn chân). Và tới nay, sau khi tranh thủ được độc lập và giao tiếp tự do với các nước ngoài, Việt Nam lần lượt du nhập được các ngành võ học Nhu Thuật (Ju-jitsu), Nhu Đạo (Judo), Không Thủ Đạo (Karatédo), Thái Cực Đạo – Túc Quyền Đạo (TaeKwonDo) hay Võ Đại Hàn, Du Già Môn (Yoga).

Cùng với các môn võ cổ truyền của dân tộc như đô vật (thịnh hành nhất triều đại nhà Lý), quyền thuật, kiếm thuật, côn pháp, tiên pháp (nổi tiếng nhất là ở vùng Bình Định) – “Ai về Bình Định mà coi, con gái Bình Định múa roi đi quyền”, võ học Việt Nam càng ngày càng tinh tiến. Nhưng cái khó ở đây không phải là võ học Việt Nam có thâu thái, lãnh hội được các tinh hoa võ học ngoại quốc với các tinh hoa võ học truyền thống của dân tộc Việt. Ví dụ: côn quyền Thiếu Lâm rất nổi tiếng tại Trung Quốc vì thích hợp với những người có thể tạng cao lớn. Nhưng đối với người Việt, đại đa số có thể tạng bé nhỏ, liệu còn có thể thích hợp hay không, hoặc nếu có thích hợp thì thích hợp tới mức độ nàỏ

Cũng như:

  • Võ học Chiêm Thành, Lão Qua, Bồn Man, Chân Lạp thường thích hợp với lối đánh trong rừng hoặc những nơi có nhiều chướng ngại, liệu còn có thể áp dụng hữu hiệu ở trên bãi trống hay không?
  • Quyền Anh thích hợp với những người Tây phương, vì thể tạng họ to lớn, cách tay dài, liệu còn có thể thích hợp cho những người Việt Nam vốn dĩ có thể tạng nhỏ bé, cánh tay ngắn hay không?
  • Nhu Đạo và Nhu Thuật vốn thích hợp với thể tạng mập lùn của người Nhật bằng những thế đánh quăng quật trên mặt tuyết và đất mềm (vì lạnh), liệu còn có thể thích hợp với thể tạng người Việt vốn bé nhỏ với người Tây Phương, nhưng gầy ốm hơn người Nhật, trên những đấu trường có nền rắn cứng hay không?
  • Túc Quyền Đạo vốn thích hợp với người Đại Hàn có cặp giò dài nên tiện dụng về chân hơn tay, liệu còn có thể thích hợp với thể tạng người Việt thiếu hẳn cặp giò dài hay không?

Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi những người ham chuộng võ học những khả năng suy luận, tổng hợp và kết tinh thật tế nhị và phức tạp. Có vận dụng đúng mức những khả năng suy luận, tổng hợp và kết tinh thì võ học gia mới có thể vận dụng được khả năng sáng tạo và phát minh của mình vào võ học, để vừa chuốt lọc những tinh hoa võ học du nhập, vừa khai triển những tinh hoa võ học truyền thống của dân tộc Việt. Đó là những đặc tính vẫn có trong võ học Việt Nam, mà nhờ những công trình nghiên cứu, học hỏi của các vị võ sư tiền bối, võ học Việt Nam mới có thể tăng tiến được như ngày nay.

III.        Các Thời Kỳ Võ Học:

Có thể so sánh ngay quá trình sinh thành của võ học Việt Nam với quá trình sinh thành của một con người: từ thời kỳ sơ khai đến thời kỳ triển khai, để rồi bước sang thời kỳ thăng hóa.

  1. Thời Kỳ Sơ Khai (từ 2879 trước công nguyên tới 1009)

Thời kỳ sơ khai của võ học khởi đầu từ thời kỳ lập quốc nguyên thủy của người Việt. Lúc đó, con người còn sống hoang dã, tâm hồn còn chất phác, thô sơ, nhờ luôn luôn gần gũi với thiên nhiên, phải luôn luôn tranh đấu với các đối nhân, đối vật, nên ý hướng dụng võ lúc đó chỉ là ý hướng dùng sức mạnh để thực hiện các nhu cầu khẩn thiết trong đời sống: Tự vệ – Săn bắn – Chinh phục.

Chính kinh nghiệm và cảm hứng trong các nhu cầu đấu tranh để sinh tồn này đã lần lần hình thành nền võ học sơ khai của Việt Nam qua những cảnh thái điển hình:

  1. Sức mạnh kỳ diệu của thiên nhiên: gió, bão, sấm sét làm rung chuyển trời đất, làm sụp đổ và thay đổi cả cảnh vật, kể cả sự nuôi sống và giết chết (mưa, gió, bão làm cỏ rừng xanh tươi, sông hồ đầy nước, cho nước để uống, nhưng làm sụp núi, đổ cây khiến nhiều sinh vật phải thiệt mạng v.v..)
  2. Sức mạnh kỳ diệu của lửa: lửa vừa nuôi sống vừa giết chết, với những hình tượng chuyển biến uyển chuyển muôn hình, muôn thể.
  3. Sức mạnh kỳ diệu của nước: nước vừa nuôi sống vừa giết chết, tuy mềm mại nhưng là khắc tinh của lửa, với những hình thái muôn hình muôn thể, động tĩnh vô cùng.

Chính trong thời kỳ này, con người vừa yêu mến thiên nhiên vừa kinh sợ thiên nhiên, nên luôn luôn hướng về thiên nhiên, coi thiên nhiên là những vị thần có toàn quyền ban phước hay giáng họa. Võ học trong thời kỳ này hoàn toàn bắt chước ở thiên nhiên hay do sự quan sát thiên nhiên mà ra. Nếu chúng ta có thể nói: con người trong thời kỳ này là con người của bản năng sinh tồn, tức luôn luôn dùng sức mạnh để đấu tranh sinh tồn, ta cũng có thể nói: chính những công cuộc đấu tranh để sinh tồn này đã gây cảm hứng rất nhiều cho các bộ môn văn hóa, để cùng hòa điệu vào guồng máy tiến hóa chung của xã hội.

Trong thời kỳ này, các bộ môn nghệ thuật đã nhận chịu nhiều ảnh hưởng của võ học là:

  1. Điêu khắc: trạm trổ những hình vẽ người và vật trong tư thế biễu diễn các thế võ trong hang đá, trên đồ vật và trong đền thờ.
  2. : chế biến những điệu vũ gợi hùng khí cho mọi người, đôi khi dùng cả võ khí sắc bén trong cuộc vũ như những điệu vũ xuất quân, những điệu vũ khao quân (mừng thắng trận), những điệu vũ luyện quân, những điệu vũ ca ngợi sức mạnh của thiên nhiên và bộ tộc…
  3. Nhạc:trống trận, hò hành quân, hò thúc quân, hò sáp chiến, rút kinh nghiệm từ những uy lực vĩ đại của thiên nhiên: gió, bão, sấm sét, biển reo, sông chảy cuồn cuộn, thác đổ sầm sập v.v…
  4. Họa:dùng hình nét để ghi lại những hình dáng linh động của người luyện võ, diễn võ và dụng võ và những vật thiện dụng trong nghề dụng võ như qua, kiếm, mâu, kích, voi, ngựa v.v…
  5. Văn thơ: những bài hát hành quân (như bài hát leo núi từ đời Trưng Vương kháng Hán, những bản cáo, hịch v.v…)
  6. Triết: du nhập các triết lý Nho, Đạo Phật vào sinh hoạt võ học.

Thời kỳ sơ khai của võ học Việt Nam có thể tạm ước tính từ thời Thượng Cổ đến hết nhà Tiền Lê (2879 trước công nguyên tới 1009).

  1. Thời Kỳ Triển Khai (1010-1945)

Thời kỳ triển khai có thể được coi như thời kỳ phồn thịnh của nền võ học Việt Nam, khởi đầu từ đời nhà Lý đến hết Đệ Nhị Thế Chiến (tháng 8/1945). Trong thời kỳ này, võ học đã tiến từ kỹ thuật chiến đấu sơ khai sang chiến đấu tập thể, đã tiến từ ý niệm dụng võ thuần túy sang ý thức dụng võ thấm nhuần triết học.

Sự khai nguyên triều đại nhà Lý do Lý Công Uẩn, môn đồ của Sư Vạn Hạnh đã đưa triết lý nhà Phật vào võ học, từ luyện võ đến binh pháp (binh pháp Lý Thường Kiệt). Sang triều đại nhà Trần, việc thành lập song hành Giảng Võ Đường với Quốc Học Viện đã nâng cao võ học lên một trình độ cao tới mức phổ thông toàn quốc bằng quy chế cưỡng bách học võ cho cả các công chúa, phi tần tới lê thứ. Tinh thần tam giáo (Nho-Đạo-Phật) được kết hợp kỳ diệu trong thời kỳ này, và trở thành một ý thức dụng võ thấm nhuần nhiều tính chất võ sĩ đạo, giúp ích cho việc điều hành xã hội và kháng ngoại (chống Mông Cổ) không nhỏ.

Cũng từ hai triều Lý – Trần, võ học Việt Nam được kết hợp thêm với nhiều tinh hoa võ học nước ngoài, nhờ các cuộc chiến tranh tự vệ hay chinh phục, và hệ thống giao thương với các nước lân bang như Trung Hoa, Lão Qua, Chiêm Thành, Bồn Man, Chân Lạp, Xiêm La, Mông Cổ. Võ học trong hai triều đại này đã đương nhiên trở thành một tập tục của người Việt trong những buổi hội hè đình đám trong làng (nhất là những ngày hội đầu xuân), đều có những cuộc biễu diễn thể thao (đánh phết, đánh cầu, đu bay) và diễn võ (đấu vật, đấu côn, đấu trung bình tiên, đấu quyền), để khích lệ tinh thần thượng võ trong dân gian.

Cách đây trong vòng một thế kỷ, Việt Nam còn được du nhập thêm các ngành võ học nổi tiếng của Trung Hoa và Tây phương như: Thiếu Lâm, Võ Đang, Sơn Đông, quyền Anh, Nhu Thuật v.v… càng tô bồi thêm những chất liệu võ học đặc biệt cho nền võ Việt Nam.

  • Võ Thiếu Lâm ngoài những đòn, thế, miếng, bài bản linh hoạt, còn đem đến cho Việt Nam những tinh hoa võ triết đặc biệt khích lệ việc hình thành một nền võ đạo Việt Nam như các nguyên lý võ học: dĩ nhu thắng cương, dĩ tĩnh chế động, cứu khốn phò nguy…
  • Võ Võ Đang ngoài những môn thể dục thể thao vận dụng cho thân thể cường tráng (đã được áp dụng tại các trường trung, tiểu học Trung Hoa sau cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911) còn đem đến cho Việt Nam những tinh hoa võ triết đặc biệt của Đạo học: luyện ý, luyện khí, luyện tâm, luyện thân để điều hợp những mâu thuẫn (âm dương, thiện ác, nóng lạnh, phải quấy, tốt xấu v.v…) bằng Đạo thể.
  • Võ Sơn Đông ngoài những đòn thế, miếng, bài bản linh hoạt còn đem đến cho võ học Việt Nam lối sống giản dị, thanh đạm của người võ sĩ hành hiệp giang hồ, với tinh thần trọng nghĩa khinh tài cao trọng.
  • Quyền Anh, ngoài những nguyên tắc tập dượt và các đòn thế công thủ, còn đem đến cho nền võ học Việt Nam tinh thần thể thao tranh đấu thẳng thắn, tận tình của người Tây phương rút từ những nguyên lý chính nhân (honnête – homme) của xã hội Tây phương thời Trung Cổ.
  • Và, vào ngày kết thúc đệ nhị thế chiến, một số ngành võ học du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là môn Nhu Thuật (Ju-jitsu), Nhu Đạo (Judo) với tinh thần võ sĩ đạo đặc biệt của người Nhật.

Cũng trong thời kỳ này, việc luyện võ và thâu thái, tập hợp các tinh hoa võ học càng ngày càng thêm tinh tiến, vì những nhu cầu chiến tranh tự vệ và chiến tranh chinh phục. Nhất là trong thời Pháp thuộc, các vị cần vương văn thân và cách mạng của ta đều tính cực luyện võ để chống Pháp giành độc lập, với hy vọng rằng có thể lấy võ thuật để bù đắp những nhược điểm về kỹ thuật và phương tiện chiến tranh “chậm tiến” so với kẻ địch.

Trong thời kỳ triển khai võ học Việt Nam tuy đã phát triển mạnh mẽ để hình thành một nền võ đạo dân tộc, nhưng chưa kiện toàn được tổ chức này, phần vì những nỗ lực tranh thủ độc lập đã choán mất nhiều thiện chí, thời giờ và tài nguyên, nên võ học chỉ mới được coi là phương tiện chứ chưa thể nâng lên thành một bộ môn độc lập, phần vì việc thâu thái và kết hợp những tinh hoa võ học truyền thống và du nhập chưa đủ điều kiện thăng hóa (sublimer) thành một nền võ đạo Việt Nam.

  1. Thời Kỳ Thăng Hoa (1946…)

Sau khi tranh thủ xong được nền độc lập, sau Đệ Nhị Thế Chiến, võ học Việt Nam mới có đủ điều kiện để hình thành một nền võ đạo. Cố Võ Sư Sáng Tổ Vovinam thành lập môn phái Vovinam chính là nhằm mục đích thể hiện niềm mơ ước đó.

Phong trào học “võ tự vệ” (tức Vovinam nhập môn) và Vovinam được phát triển ồ ạt trong khoảng 1945-1946, với những võ trường ngoài trời hàng chục ngàn võ sinh như võ trường của Việt Nam Đại Học Xá Bạch Mai Hà Nội. Trong thời kỳ này, nhiều khẩu hiệu thượng võ được các môn sinh tung ra cùng với lòng nhiệt thành: “người Việt Nam học Vovinam”, “Học Vovinam là yêu nước” v.v.. Tuy nhiên, việc hình thành một nền võ đạo còn phải tùy thuộc ở nhiều điều kiện khác nữa, như các vấn đề: tổ chức, điều hành, thảo kế hoạch, kiện toàn môn quy và lý thuyết võ đạo.

Bởi vậy, ngoài chương trình huấn luyện võ thuật, Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc vẫn ngày đêm ra công nghiên cứu các lý thuyết võ đạo và triết thuyết du nhập cùng với các môn đệ của Ông. Rồi trải qua bao nhiêu biến cố lịch sử, đến sau ngày chính biến ngày 1 tháng 11 năm 1963, môn phái Vovinam đã chính thức bước sang một giai đoạn mới: chuyển từ Vovinam sang thành Việt Võ Đạo, tức một căn bản về Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan Việt Võ Đạo để hướng dẫn tinh thần võ đạo cho các môn sinh.

Tới nay, ý thức hệ Việt Võ Đạo đã được kiện toàn, cùng với những môn quy và chương trình hoạt động quy mô sâu rộng. Điểm đặc biệt của việc hình thành Việt Võ Đạo là: tuyệt đối không làm chính trị, nhưng cũng không ngăn cấm các môn sinh hoạt động chính trị với tư cách cá nhân công dân của họ, trong phạm vi quyền công dân hiến định và luật định.

  1. Đặc Tính Văn Hóa Trong Võ Học Việt Nam Hiện Nay:

Cũng như các ngành sinh hoạt khác của xã hội, võ học Việt Nam đã nhận chịu ảnh hưởng rất nhiều ở các biến cố lịch sử, để lúc thăng lúc trầm, với từng biến cố lịch sử.

Nhưng cũng khác với một số bộ môn sinh hoạt nghệ thuật của xã hội Việt Nam, võ học Việt Nam một đôi khi tuy bị đàn áp trong những thời kỳ ngoại thuộc, nhưng vẫn giữ nguyên được những tiềm lực quật cường của người Việt, nên chẳng những không chịu chung số phận bị thui chột như các ngành văn học nghệ thuật khác, mà còn đứng ra đảm nhiệm vai tuồng kháng ngoại cứu nước để phục hồi lại nếp sống của người Việt. Như dưới thời Bắc thuộc, Minh thuộc, và Pháp thuộc, các ngành sinh hoạt văn hóa bị tê liệt đến nỗi gần như bị huỷ hoại khi các quan lại cai trị Tàu muốn đồng hóa người Việt từ lối để tóc, y phục tới tiếng nói. Thậm chí những sách vở của chúng ta, chúng cũng hủy hoại tịch thu đem về chính quốc. Trong những bối cảnh lịch sử ấy, võ học tuy cũng bị đàn áp trên bề mặt nhưng vẫn thoát ra, vươn lên với tinh thần tự cường, bất khuất, để đảm nhiệm vai tuồng lãnh đạo những phong trào khởi nghĩa giành độc lập. Trong thời đại Bắc thuộc, hình ảnh hào hùng của hai Bà Trưng, rồi Triệu Trinh Nương cầm kiếm chỉ huy ba quân vẫn là một hình ảnh thượng võ đẹp lạ hiếm có trong lịch sử các nước khác. Rồi hình ảnh uy dũng khác như Mai Hắc Đế, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Huệ v.v… với thanh kiếm trong tay hoặc đeo bên sườn, luôn luôn là những hình ảnh tiền võ đạo đẹp hùng tráng như thần thoại, khiến mọi người khi hình dung đến đều đem lòng kính ngưỡng. Đó chính là hình ảnh “trỏ ngang ngọn dáo vào ngàn hang beo” (Chinh Phụ Ngâm) và hình ảnh “kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma” (kiếm mài mấy thuở đẫm trăng sao- Đặng Dung) vẫn là hình ảnh sáng đẹp tuyệt vời của người Việt Võ Sĩ trong những bối cảnh bi thảm của đất nước.

Được thâu thái, tổng hợp và kết tinh những tinh hoa võ học nước ngoài vào nền võ học truyền thống, võ học Việt Nam có những đặc tính văn hóa:

Đặc tính 1: Võ học Việt Nam thấm nhuần dân tộc tính:

Đặc tính này, tuy bề ngoài cũng tương tự như các bộ môn học thật khác, nhưng chính đó là niềm kiêu hãnh to lớn của dân tộc Việt Nam, khi chúng ta nhìn ra nhiều quốc gia trên thế giới- kể cả những quốc gia có nền kinh tế phồn thịnh – vẫn chưa có một nền võ học dân tộc, phải tự bỗ khuyết bằng cách du nhập võ học ngoại quốc làm vốn liếng võ học dân tộc.

Võ học Việt Nam mang nhiều dân tộc tính, chính là nhờ ở những kinh nghiệm và khả năng sáng tạo đặc biệt của Việt tộc trong suốt nhiều ngàn năm dựng nước, giữ nước và mở nước đến nay. Dân tộc tính trong võ học Việt Nam không những được biểu dương ở các môn đô vật, bài kiếm, bài côn, bài quyền thịnh hành hiện nay, mà còn biểu lộ ở cả những kho binh pháp – một trình độ khác của võ học – Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, chứng tỏ tính chất sáng tạo đặc biệt của người Việt trong truyền thống võ học Việt Nam.

Đặc tính 2: Võ học Việt Nam tiềm ẩn tổng hợp tính:

Đặc tính này chính là nhờ ở vị trí và địa thế đặc biệt của Việt Nam mà có: luôn luôn phải tiếp xúc với các trào lưu văn hóa nước ngoài, tức thường xuyên ở vào thế du nhập và thế du xuất các trí thức văn hóa để: một là nhận chịu đồng hóa trước những ảnh hưởng văn hóa ngoại lai, hai là cố gắng tìm ra một con dường tự tồn độc lập đặt biệt: vẫn thâu thái những tinh hoa văn hóa (kể cả võ học) nước ngoài, mà vẫn bảo vệ và phát huy được những tinh hoa văn hóa truyền thống, để vừa tô bồi thêm cho vốn liếng truyền thống văn hóa dân tộc mỗi ngày một thêm phong phú vừa thoát ra khỏi được hiểm họa bị đồng hóa văn hóa khi không giữ được dân tộc tính.

Tiền nhân chúng ta đã cố gắng đi theo con đường thứ hai, một con đường vô cùng khó khăn và đầy trở ngại, nhưng đã làm được, nhờ ở những công trình tổng hợp tinh hoa văn hóa, trên nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam. Võ học Việt Nam – cũng là một bộ môn học thuật trong các sinh hoạt văn hóa – cũng ở trong tình trạng trên, nên đã mang nhiều tổng hợp tính kỳ diệu trên các lĩnh vực:

  1. Về võ thuật:

Vẫn thường xuyên học hỏi, chiêm nghiệm và thâu thái tinh hoa võ học nước ngoài, hợp với thể tạng người yếu và tinh thần truyền thống Việt Nam, đồng thời vận dụng thêm óc sáng tạo chế biến, hóa giải, để trở thành những đòn thế, miếng, bài đặc thù thích hợp với thời đại.

  1. Về triết học:

Cũng như các bộ môn văn hóa, võ học truyền thống Việt Nam nhận chịu nhiều ảnh hưởng của tinh thần tam giáo đồng nguyên (Nho-Đạo-Phật), và sau đó, nhận chịu thêm ảnh hưởng của tinh thần bác ái Thiên Chúa Giáo, và tinh thần chính nhân của nếp sống Tây phương thời Trung Cổ.

Chúng ta có thể tóm lược những nét khái quát về tinh thần tam giáo được đem vào võ học Việt Nam như sau:

  1. Với Nho giáo:
  • Quân tử: lo đạo chẳng lo nghèo (ưu đạo bất ưu bần)
  • Nhân giả: không cầu sống để hại người, có thể chết để thành bậc nhân (Chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân)
  • Đại trượng phu: giàu sang không dâm dật, nghèo hèn không đổi tiết, trước uy vũ không khuất phục (Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất)
  • Nhiệm thế: hành hiệp giúp đời, lấy lòng thẳng báo oán, lấy đức báo đức (Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức)
  1. Với Đạo giáo:
  • Chí nhân (Trang Tử): quên mình (Chí nhân vô kỷ, thần nhân vô danh, thánh nhân vô công)
  • Nhu thắng cương: lấy mềm thắng cứng, lấy yếu thắng mạnh (Dĩ nhu thắng cương, dĩ nhược thắng cường)
  • Bất tranh: khắc kỷ, không tranh thắng (Lão Tử), chỉ có không tranh giành với ai, còn ai tranh giành với mình (Phù duy bất tranh, mạc năng thiên hạ, hà dữ chi tranh)
  • Yếm thế (Lão Tử): việc nên, thân lui, đó là đạo trời (công thành, thân thoái thiên chi đạo)
  • Xuất thế (Trang Tử): tiêu diêu du.
  1. Với Phật giáo:

Từ bi: thương tất cả chúng sanh, hỷ xả, sẵn sàng hy sinh cho người khác, cố gắng tu tập thoát khỏi nghiệp và ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức)

  • Lấy thiện chế ác
  • Lấy tĩnh chế động
  • Lấy yêu thương chế thù hận.

3.Về y lý:

Võ học Việt Nam tuy ảnh hưởng nhiều ở y lý Trung Quốc, nhất là ngành cơ thể học và khoa châm cứu học (về các huyệt đạo), nhưng vẫn hòa điệu với nền y học căn bản của dân tộc (điển hình: thuốc Nam – đối chiếu với thuốc Bắc, tức y học truyền thống của Trung Quốc).

  1. Về binh pháp:

Binh pháp là một trình độ cao của võ học, đưa võ học vào quân sự, dùng võ học vào chiến tranh, nên có thể nói rằng binh pháp là một trình độ võ học đi vào tổ chức xã hội để bảo vệ hay điều động nhân sự của xã hội ấy vào những mục tiêu phải dùng bạo lực. Mặc dù tiền nhân chúng ta và cả chúng ta ngày nay nữa đã nhận chịu nhiều ảnh hưởng của các binh pháp gia nổi tiếng như Tôn Võ, Ngô Khởi, Hàn Tín, Gia Cát Lượng, Clausewitz v.v… nhưng không phải vì thế mà không sáng tạo, bổ túc, chế biến thêm để thích hợp với dân tộc Việt.

Binh pháp Lý Thường Kiệt với những chiến công lừng lẫy thắng Tống Bình Chiêm, đã trở thành một thứ binh pháp lý tưởng khiến người Tàu phải ra công nghiên cứu. Binh pháp Trần Hưng Đạo với 3 lần đại thắng Mông Cổ, đã làm ngạc nhiên cả thế giới về khả năng tự vệ của người Việt. Đây là một ngành võ học đặc biệt làm vinh dự cho dân tộc Việt Nam góp phần vào xây dựng lịch sử không nhỏ.

  1. Kết Luận

Khác với một số người có quan niệm sai lầm là võ học hoàn toàn biệt lập với văn hóa, chúng ta đã thấy một kết luận được hình thành trái ngược hẳn: võ học không những là một bộ môn văn hóa, góp phần không nhỏ vào tiến trình tiến hóa của dân tộc và nhân loại, xây dựng, bảo vệ và khai triển xã hội, mà ngay trong tự thân võ học, còn mang rất nhiều đặc tính văn hóa.

Những đặc tính này, không phải tới bây giờ chúng mới đến với chúng ta trong bối cảnh của một quốc gia độc lập, mà chúng thường xuyên có mặt tiềm ẩn trong mọi hoàn cảnh lịch sử, từ thời lập quốc đến nay. Những đặc tính ấy, sơ khai mới là những kỹ thuật rồi kiện toàn dần, trở thành một bộ môn học thuật đặc biệt, có ý thức hệ rõ rệt của một nền võ đạo, với những triết tính quán hợp những tinh hoa văn hóa dân tộc với những tinh hoa văn hóa nhân loại, tiến kịp thời đại mà tiêu biểu là Vovinam-Việt Võ Đạo.

Bảo vệ và phát huy những đặc tính ấy: đó là một công trình lâu dài của toàn thể môn đồ Việt Võ Đạo kế tiếp nhau để duy trì mãi mãi những công trình học hỏi, kết hợp và sáng tạo của tiền nhân chúng ta trong mọi biến cố thăng trầm của lịch sử